Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộdân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 61)

2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên

2.2.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộdân tộc thiểu số

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số là hệ thống các quan điểm, chủ trương, mục tiêu... của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ, bao gồm: chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ dân tộc; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách tiền lương; chính sách khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; chính sách bảo vệ và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ dân tộc thiểu số… Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu số là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, chính sách cán bộ là chính sách thống nhất trong hệ thống chính trị. Mỗi lĩnh vực, bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị có thể vận dụng chính sách cán bộ chung để thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể, qua đó góp phần bổ sung, hoàn chỉnh chính sách ấy.

Đảng và Nhà nước ta có chế độ, chính sách thích hợp bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, chống tham nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội, tăng tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, đổi mới cơ bản chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiền lương, nhà ở và phương tiện đi lại… Chính sách cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức của Đảng đang được thực hiện có hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc theo cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ dân tộc làm việc ở những nơi xa xôi, miền núi, vùng sâu, vùng xa... Ban hành và thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền

lương đối với cán bộ dân tộc thiểu số đồng thời đề ra nhiều chính sách, hình thức thích hợp để tôn vinh những người cán bộ dân tộc có công với nước, những người có tài, có đóng góp lớn cho sự nghiệp đổi mới.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tộc thiểu số

1.4.1. Tình hình, nhiệm vụ cách mạng

Sau 30 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hoá xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Trong bối cảnh đó, Đảng ta xác định mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong những năm tới: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững,xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ tổng quát trong những năm tới:

Tăng trưởng kinh tế cao hơn trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển nhanh, bền vững, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp; Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước; Xây dựng nền văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập, chính sách với người có công; xây dựng môi trường sống lành mạnh, an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, quản lý tốt sự phát triển xã hội; Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh

nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận, công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực

lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong những năm tới là yêu cầu cấp bách, lâu dài, thiết thực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phát huy được vai trò và sức mạnh của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.4.2. Chủ trương, chính sách cán bộ dân tộc của Đảng, Nhà nước

Vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra những chính sách và chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, tháng 8-1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết chuyên đề về chính sách dân tộc thiểu số của Đảng. Bản Nghị quyết này đã đề cập đến năm nội dung lớn và cấp bách nhằm giải quyết triệt để vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta trong quá trình thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vận động nhân dân lựa chọn những phần tử tích cực trong thành phần trung, bần, cố nông vào cơ quan chính quyền; đồng thời cũng đưa một số ít thổ ty, lang đạo tương đối tiến bộ, có uy tín trong nhân dân, tham gia chính quyền. Nếu cần thiết lắm thì cán bộ người Kinh mới tham gia chính quyền địa phương, còn thường thường chỉ nên giúp đỡ các đại biểu chính quyền địa phương và dần dần làm cho cơ quan chính quyền ở địa phương đó hoàn toàn do đại biểu các dân tộc thiểu số đảm nhiệm” [9, tr .268-269].

Để đào tạo cho được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các địa phương, Bộ Chính trị chủ trương: “làm cho phong trào địa phương do người địa phương tự đảm nhiệm, thì cần gấp rút đào tạo cán bộ địa phương. Có cán bộ địa phương làm việc sẽ làm cho nhân dân nơi đó không nghi ngờ, hoạc hiểu lầm là bị người Kinh đến “cai trị”.

Muốn có cán bộ dân tộc thiểu số thì mỗi cán bộ nơi khác đến phải kèm một hay hai cán bộ địa phương để dìu dắt họ ngay trong công tác thực tế. Trong tổ chức quần chúng hay chính quyền, nên để họ làm chánh, mình làm phó, hoặc nếu cần thì mình làm chánh, họ làm phó, song dù ở chức vụ gì chăng nữa, cán bộ nơi khác đến cũng chỉ nên làm nhiệm vụ giúp đỡ cán bộ địa phương, chứ không nên bao biện, làm một mình. Đồng thời lựa chọn một số thanh niên nam nữ tích cực công tác mở lớp huấn luyện, đào tạo họ thành cán bộ.

Hiện giờ có một số thanh niên thiểu số làm việc ở các cơ quan bộ đội. Nên lựa chọn một số người có thành tích cho vào học các trường riêng của người miền núi. Nên dạy học cả văn hóa và chính trị để rồi đây họ trở thành cán bộ cốt cán ở các địa phương miền núi.

Nếu không làm được như vậy thì sẽ không thể thực hiện được đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng đối với các dân tộc thiểu số”. [9, tr.272-273].

Trong quá trình 30 năm thực hiện Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số của Bộ chính trị, Đảng ta thường xuyên kiểm điểm, đánh giá và kịp thời uốn nắn các thiếu sót trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số. Tháng 1- 1953, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa II), Đảng ta có đánh giá như sau: “Vấn đề đào tạo cán bộ miền núi – như trong chính sách cụ thể đã nói: đây là một vấn đề căn bản trong việc vận động đồng bào thiểu số, song vẫn chưa chú ý được đầy đủ, nhiều địa phương cán bộ miền xuôi còn hẹp hòi, bao biện, không phát huy được tính tích cực của cán bộ miền núi làm cho quan hệ cán bộ xuôi ngược không được tốt đẹp.

Cho nên, các địa phương cần kiểm thảo lại chính sách cán bộ ở miền dân tộc thiểu số. Muốn được cụ thể, các ngành ở trung ương và cả các địa phương đều phải có một kế hoạch đào tạo cán bộ miền núi, cần sử dụng những cán bộ tri thức miền núi, cần bổ túc hóa cho cán bộ kém, giáo dục chính trị cho cán bộ miền núi, cho con em họ đi học để đào tạo một lớp người làm việc sau này” [10, tr.117-118].

Trong Chỉ thị số 128-CT/TW ngày 24-12-1959 của Ban Bí thư Trung ương về việc đẩy mạnh hơn nữa chủ trương tăng cường công tác vùng cao đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “Ra sức bồi dưỡng và đào tạo cán bộ địa phương, chấp hành đầy đủ các chính sách đối với cán bộ hoạt động ở vùng cao” [16, tr.66].

Do tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ đối với vùng cao, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, đồng thời là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra tình trạng yếu kém của vùng cao, Đảng ta đã nêu rõ: “Cần tích cực giải quyết vấn đề cán bộ vùng cao. Cần phải bồi dưỡng, đào tạo cán bộ vùng cao. Một mặt, các địa phương cần phải dự trù và cố gắng chọn cho đủ số cán bộ cần thiết để thực hiện chế độ phụ trách xã hoặc vùng, do đó mới làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ địa phương được. Mặt khác, các ngành ở trung ương có công tác ở vùng cao cần phải thiết thực giúp đỡ bên dưới bồi dưỡng, đào tạo cán bộ vùng cao” [16, tr.68].

Ngày 24-1-1964, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 73-CT/TW, xác định nhiệm vụ: “Giáo dục đảng viên, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, phát triển và củng cố cơ sở đảng, đoàn thanh niên trong các dân tộc thiểu số là khâu then chốt để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở miền núi” [16, tr.125]. Cũng tại Chỉ thị này, Ban Bí thư Trung ương còn nhấn mạnh: “Tích cực bồi dưỡng, đào tạo cán bộ địa phương, chú ý nhiều hơn nữa đến cán bộ dân tộc ít người, đống thời bồi dưỡng cán bộ miền xuôi công tác ở miền núi, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng, nội bộ hàng ngũ cán bộ” [16, tr.130].

Ngày 3-9-1964, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 84-CT/TW về nhiệm vụ công tác giáo dục miền núi đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển nguồn cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)