Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang

2.1.3. Về kinh tế xã hội

Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang phát huy những thế mạnh của tỉnh, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, tích cực chủ động đẩy lùi khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng trưởng, GDP bình quân hằng năm đạt trên 13%/năm, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp – xây dựng đạt 15,43%/năm, các ngành dịch vụ đạt 16,25%/năm, nông, lâm, thủy sản 5,39%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông, lâm, thủy sản, phấn đấu đến hết năm 2015 cơ cấu GDP theo ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng đạt 38%, dịch vụ 37%, nông lâm, thủy sản 25%. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tăng cường, văn hóa – xã hội phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân

tiếp tục được cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt kết quả quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, Tuyên Quang cũng gặp một số khó khăn lớn: là tỉnh miền núi, các yếu tố địa hình phức tạp, đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, giao thông đi lại chưa thuận lợi. Nền kinh tế chậm phát triển và phát triển không đồng đều ở các địa phương trong tỉnh, đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp và không đồng đều. Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, do vậy việc huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội…gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã phát huy tính chủ động, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm phát huy mọi thế mạnh, khắc phục khó khăn, từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội. Do đó, những năm gần đây đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ nét, sản xuất công - nông - lâm nghiệp phát triển, mạng lưới các trường học, y tế rộng khắp trong toàn tỉnh, quốc phòng và an ninh xã hội được đảm bảo.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được nhiệm vụ này đòi hỏi các cấp bộ Đảng, chính quyền các địa phương trong cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng phải phát huy tích cực, chủ động hơn nữa để có những quyết sách thích hợp nhằm khai thác thế mạnh, khắc phục khó khăn, phát triển nhanh và bền vững kinh tế địa phương, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân các dân t ộc trong tỉnh, làm cho nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo sức mạnh to lớn xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)