Đời sống kinh tế xã hội, văn hóa của người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

Kinh tế - văn hóa ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chậm đổi mới tập quán canh tác lạc hậu. Chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế còn thấp. Tình trạng du canh du cư, di dân tự do diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém. Kinh tế lâm nghiệp chuyển biến chậm, chính sách đối với lâm nghiệp chưa thực sự đảm bảo cho đồng bào sống và gắn bó với nghề rừng. Môi trường sinh thái nhiều nơi tiếp tục bị suy thoái.

Ở nhiều vùng dân tộc miền núi, tỉ lệ đói nghèo vẫn còn cao so với bình quân chung của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc ngày càng tăng; chất lượng, hiệu quả giáo dục còn thấp, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu, hiện tượng mê tín dị đoan có xu hướng phát triển trong khi bản sắc văn hóa tốt đẹp của một số dân tộc thiểu số lại bị mai một. Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu. Trình độ của đội ngũ cán bộ còn thấp, cấp ủy, chính quyền và đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp được đồng bào. Ở một số nơi, tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật và truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân; đồng bào bị các thế lực và kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song ở đây phải thẳng thắn nhìn nhận về vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; trong đó, “nhận thức của các cấp, các ngành và của nhiều cán bộ, đảng viên về cấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Một số chính sách dân tộc chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của địa phương. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vùng dân tộc còn

có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa chủ động khơi dậy và phát huy tốt các nguồn lực của địa phương” [7, tr.33]. Điều đó cũng cho thấy: đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số chưa phát huy được vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương và phát huy nội lực của nhân dân địa phương thực hiện tốt chính sách của Đảng.

Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Phong tục, tập quán dân tộc cũng là một mảng quan trọng của văn hóa dân tộc. Song, những yếu tố thuần phong mỹ tục được coi là tinh hoa văn hóa dân tộc mới có ý nghĩa là động lực thúc đấy kinh tế - xã hội, phát triển. Ngược lại, những phong tục tập quán lạc hậu sẽ trở thành lực cản đới với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những người cán bộ dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hóa đó sẽ chịu sự tác động hai chiều của văn hóa dân tộc. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cấn nắm vững đặc điểm này, xử lý tốt mối quan hệ hai chiều của họ, để họ phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc trong quá trình hình thành nhân cách, rèn luyện phẩm chất người cán bộ, đồng thời giúp đỡ họ vượt qua những phong tục tập quán lạc hậu, không ngừng vươn lên hội nhập với xu thế phát triển chung.

Tiểu kết chƣơng 1

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong chiến lược cán bộ nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vừa là một vấn đề lý luận cơ bản, vừa là một vấn đề thực tiễn cấp bách trong giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.

Vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một hệ thống quan điểm của mình về vấn đề dân tộc. Với người, nội dụng cốt lõi và xuyên suốt của vấn đề dân tộc là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là một giá trị thiêng liêng được đúc kết qua quá trình đấu tranh dài hàng nghìn năm của các thế hệ con người Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, theo xu thế phát triển khách quan của xã hội, độc lập dân tộc tất yếu phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là sự phản ánh quy luật tiến hóa của xã hội loài người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tư cách người cách mạng, tiêu chuẩn chiến sĩ cách mạng, người cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Những tư tưởng đó được vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong những thập kỷ qua.

Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã chứng minh sự vận dụng các quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ nói chung và vấn đề cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng phù hợp với điều kiện cách mạng Việt Nam. Những kinh nghiệm đó đã được tổng kết tạo thành cơ sở khoa học – thực tiễn để Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước; phía Bắc giáp Hà Giang, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Đông giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Yên Bái. Toàn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, với 141 xã, phường, thị trấn; các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như sông Lô, sông Gâm và sông Phó Ðáy [36, tr.1].

Địa hình Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang và Lâm Bình, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các xã của huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển [36, tr.1].

Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.700 - 1.500 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 - 240 C. Cao nhất

trung bình 33 - 350C, thấp nhất trung bình từ 12 - 130C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch) gây ra các hiện tượng sương muối [36, tr.2].

2.1.2. Về dân cư, dân tộc

Với đặc điểm địa lí, địa hình, khí hậu như vậy, Tuyên Quang trở thành mảnh đất hội tụ của nhiều dân tộc với sự đa dạng về văn hóa tộc người. Tuyên Quang ngày nay gồm 22 dân tộc chung sống xen kẽ, có dân tộc vốn là người bản địa, có dân tộc nhập cư vào tỉnh qua các thời kì lịch sử. Các dân tộc trong tỉnh cùng sống xen kẽ trên một lãnh thổ với một nền văn hóa chung và đa dạng về hình thái biểu hiện. Về ngôn ngữ, các dân tộc ở Tuyên Quang thuộc các ngữ hệ Nam Á, Hán -Tạng và Thái với nhiều nhóm ngôn ngữ : nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có người Kinh; nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao gồm các dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn; nhóm ngôn ngữ Hán gồm các dân tộc Hoa, Sán Dìu; nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến gồm dân tộc Hà Nhì, Lô Lô; nhóm ngôn ngữ Tày - Thái gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y; nhóm ngôn ngữ hỗn hợp gồm các dân tộc La Chí, Cơ Lao, Pu Péo [13, tr.139-142].

Kết cấu dân tộc ở Tuyên Quang:Theo số liệu năm 2013, tỉnh Tuyên Quang có 779.718 người với 23 dân tộc cùng sinh sống. Hiện toàn tỉnh có 22 dân tộc thiểu số với 99.489 hộ, 427.681 nhân khẩu, chiếm 54,84% tổng dân số toàn tỉnh, (trong đó dân tộc Tày có 180.481 chiếm 42,1%, dân tộc Dao có 97.940 người chiếm 23%, dân tộc Cao Lan có 66.847 người chiếm 15,6%, dân tộc Nùng có 15.525 người chiếm 3,64%, dân tộc Sán Dìu có 14.114 người chiếm 3,3%, dân tộc Hoa có 68.012 người chiếm 1,6%, dân tộc Mông có 18.135 người chiếm 4,2%, các dân tộc khác có 19.246 người chiếm 0,45%). Thành phần dân tộc thiểu số phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh mà tập trung chủ yếu tại các huyện thuộc vùng núi của tỉnh.

Tuyên Quang vừa là cái nôi, điểm hội tụ văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong vùng vừa là nơi giao lưu hội nhập với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng.

Văn hóa tinh thần của các dân tộc phong phú với nhiều thể loại truyện cổ tích, truyện thỏ, ca dao, tục ngữ... Mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục riêng, những phong tục tập quán riêng trong việc cưới, tang, thờ cúng, lễ hội... Tuyên Quang chính là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hóa Việt Bắc. Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thể hiện trong đời sống tinh thần khá rõ nét. Đó là những quan niệm và cách giải thích về vũ trụ, các nghi lễ như: Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi... Đồng bào các dân tộc thiểu số đã tạo dựng được một kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu then, cọi, quan làng (dân tộc Tày), páo dung (dân tộc Dao), sình ca (dân tộc Cao Lan), soọng cô (dân tộc Sán Dìu)… Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hóa rất đặc trưng và đa dạng, tiêu biểu là những lễ hội dân gian thường được tổ chức sau tết Nguyên Đán với phần “lễ” diễn ra hết sức trang trọng và phần “hội” đậm đà truyền thống.

2.1.3. Về kinh tế - xã hội

Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang phát huy những thế mạnh của tỉnh, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, tích cực chủ động đẩy lùi khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng trưởng, GDP bình quân hằng năm đạt trên 13%/năm, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp – xây dựng đạt 15,43%/năm, các ngành dịch vụ đạt 16,25%/năm, nông, lâm, thủy sản 5,39%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông, lâm, thủy sản, phấn đấu đến hết năm 2015 cơ cấu GDP theo ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng đạt 38%, dịch vụ 37%, nông lâm, thủy sản 25%. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tăng cường, văn hóa – xã hội phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân

tiếp tục được cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt kết quả quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, Tuyên Quang cũng gặp một số khó khăn lớn: là tỉnh miền núi, các yếu tố địa hình phức tạp, đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, giao thông đi lại chưa thuận lợi. Nền kinh tế chậm phát triển và phát triển không đồng đều ở các địa phương trong tỉnh, đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp và không đồng đều. Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, do vậy việc huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội…gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã phát huy tính chủ động, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm phát huy mọi thế mạnh, khắc phục khó khăn, từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội. Do đó, những năm gần đây đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ nét, sản xuất công - nông - lâm nghiệp phát triển, mạng lưới các trường học, y tế rộng khắp trong toàn tỉnh, quốc phòng và an ninh xã hội được đảm bảo.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được nhiệm vụ này đòi hỏi các cấp bộ Đảng, chính quyền các địa phương trong cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng phải phát huy tích cực, chủ động hơn nữa để có những quyết sách thích hợp nhằm khai thác thế mạnh, khắc phục khó khăn, phát triển nhanh và bền vững kinh tế địa phương, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân các dân t ộc trong tỉnh, làm cho nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo sức mạnh to lớn xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang Quang

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Tuyên Quang về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nói chung trong đó có cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số khi ban hành các văn bản đều bảo đảm các quy trình ban hành văn bản quy phạm của Nhà nước như: xin ý kiến các cơ quan có liên quan, đối tượng được điều chỉnh và được cơ quan tư pháp thẩm định trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)