.Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 46)

Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan tới ứng xử trong kỷ luật.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến các khái niệm về ứng xử, kỷ luật.

- Từ khung lý luận xác lập quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu thực tiễn ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ mẫu giáo.

Nội dung của nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước xung quanh vấn đề ứng xử trong kỷ luật trẻ. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội

Tiến trình nghiên cứu thực tiễn được thực hiện cụ thể như sau:

a) Bước 1: Thiết kế công cụ điều tra:

- Hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi

- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn

- Cách thức tiến hành: Thăm dò bằng một số câu hỏi mở kết hợp với các câu hỏi đóng lựa chọn phương án trả lời. Phỏng vấn chính các GV để hoàn thiện phiếu hỏi. Nội dung sơ bộ của phiếu hỏi được cấu trúc thành 3 phần như sau:

+ Nhận thức của GVMN trong việc kỷ luật trẻ mẫu giáo + Thái độ và hành vi ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ. + Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của giáo viên.

Đối với nội dung trên, chúng tôi đều xây dựng các câu hỏi nhằm thấy được thực trạng ứng xử của GVMN theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực.

b) Bước 2: Điều tra thử

- Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi, hoàn thiện phiếu hỏi để điều tra chính thức

- Phương pháp: Phương pháp điều tra và phương pháp thống kê toán học - Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra thử 20 GVMN đang dạy trẻ mẫu giáo tại hai trường công lập và tư thục trên địa bàn quận Đống Đa

- Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Alpha của Cronbach. Độ tin cậy của từng nội dung được coi là thấp nếu hệ số <0.4. Độ tin cậy của cả phiếu hỏi được coi là thấp nếu hệ số <0.6.

- Kết quả kiểm định độ tin cậy Alpha của phiếu hỏi là 0.872, kết quả cho thấy các nội dung trong phiếu hỏi đảm bảo độ tin cây về mặt thống kê, cho phép sử dụng vào khảo sát chính thức đề tài.

c) Bước 3: Điều tra chính thức

Dựa vào kết quả khảo sát ở bước thứ 2, chúng tôi cấu trúc lại bảng hỏi để điều tra chính thức với nội dung cụ thể như sau:

Mô tả bảng hỏi dành cho GVMN

- Phần 1: Nội dung bảng hỏi gồm 9 câu (xem thêm phụ lục)

Giáo viên tự nhận định và đánh giá về các mức độ mà nhà nghiên cứu đưa ra, bao quát toàn bộ bảng hỏi gồm 3 hoặc 4 mức độ.

+ Câu 1, câu 2: Đánh giá nhận thức của GVMN trong kỷ luật trẻ.

+ Câu 3, Câu 4, câu 5, câu 6: Khảo sát thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ.

+ Câu 7, câu 8 đánh giá thái độ của GVMN khi kỷ luật trẻ

+ Câu 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ.

Phần cuối: Các thông tin về người được hỏi

Mục đích của việc xây dựng bảng hỏi như trên nhằm khảo sát thực trạng hành vi ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ mẫu giáo qua ba mặt: Nhận thức, hành vi và thái độ. Sau đó tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ và khảo sát một số thông tin liên quan.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cũng như các khái niệm công cụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài như: hành vi, ứng xử, hành vi ứng xử của GVMN, trẻ mẫu giáo.

Cách thức tiến hành: Tìm đọc các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây, qua đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Tìm hiểu đánh giá tổng quan về ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ mẫu giáo.

- Cách thức tiến hành: Tiếp xúc trao đổi tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhà nghiên cứu và các GVMN trên địa bàn Hà nội. Sau đó nhóm nghiên cứu gửi đến họ phiếu điều tra và hướng dẫn trả lời phiếu.

- Nội dung: Tìm hiểu ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ mẫu giáo thông qua nhận thức, hành vi và thái độ và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử đó.

2.3.3. Thực nghiệm trong các tình huống giả định

- Mục đích: Thực nghiệm trong các tình huống giả định: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng của GVMN về cách ứng xử trong kỷ luật trẻ thông qua các tình huống giả định.

- Nội dung: Chúng tôi phát ra 120 phiếu thực nghiệm cho giáo viên ở 3 độ tuổi, MGB, MGN, MGL, mỗi độ tuổi chúng tôi đưa ra 5 tình huống giả định phù hợp với lứa tuổi mà giáo viên có thể gặp. Trong mỗi tình huống có 6 cách giải quyết khác nhau chia làm hai hướng tích cực và tiêu cực được xây dựng theo khung lý thuyết (Bảng1.1). Giáo viên sẽ đánh dấu vào cách giải quyết mà cho là ph hợp và đã từng ứng xử với trẻ. Sau đó chúng tôi xử lý kết quả, tính phần trăm các mức độ giải quyết theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

2.3.4. Phương pháp trò chuyện

- Mục đích: Thu nhập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.

- Khách thể: 5 khách thể là GVMN, 5 phụ huynh

- Nội dung: Suy nghĩ đánh giá, lý giải cá nhân về ứng xử của GVMN, những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ứng xử. Đồng thời lấy ý kiến về các mức độ hài lòng của phụ huynh về GV.

- Phương pháp: Trò chuyện

+ Nguyên tắc: Trò chuyện tự do trên những câu hỏi mở, gợi ý. Trong quá trình trò chuyện, có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể

kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.

+ Cách tiến hành: nội dung trò chuyện được chuẩn bị trước có định hướng rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Sau đó gặp từng người trò chuyện về các nội dung đã chuẩn bị trước đó.

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Mục đích: Xây dựng chân dung tâm lý điển hình nhằm làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn các kết quả đã thu được từ nghiên cứu thực tiễn

- Nội dung: Tìm hiểu về ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ mẫu giáo. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của GV đó.

- Các thức tiến hành: Chúng tôi lựa chon 2 GV đại diện cho 2 cách ứng xử tích cực và tiêu cực điển hình. Trực tiếp đến lớp dự giờ, quan sát và trao đổi với phụ huynh, đồng nghiệp để tìm hiểu thông tin về GV.

2.3.6. Quan sát

- Mục đích: Quan sát trực tiếp những hành vi, cử chỉ của trẻ làm căn cứ bổ sung thông tin.

- Khách thể:Ba lớp MGL, MGN, MGB

- Nội dung: Quan sát về cảm xúc, hành vi, giao tiếp của trẻ thông qua các hoạt động của trẻ trong ngày.

- Tiến hành: Chúng tôi thực hiện quan sát trực tiếp 1 tuần. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng nên chúng tôi không tiến hành quay lại các giờ dạy đó. Kết quả quan sát được ghi lại bằng tay và được sử dụng để bổ sung cho những nghiên cứu khác trong điều tra.

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS d ng trong môi trường Windows phiên bản 16.0. Các thông số phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận:

Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:

- Điểm trung bình cộng (mean) được d ng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng nhân tố.

- Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được d ng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

- Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.

Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng phép thống kê phân tích so sánh: trong nghiên cứu này chủ yếu d ng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p <0.005. Ngoài ra trong phép so sánh cặp, chúng tôi còn sử dụng phép so sánh chéo Cosstabs

Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi như sau:

+ Với 3 mức độ:

Mức độ Điểm

Thường xuyên Tốt lên 3

Thi thoảng Xấu đi 2

Không bao giờ Không thay đổi 1

+ Với 4 mức độ:

Mức độ Điểm

Rất ảnh hưởng Rất cần thiết 4

Khá ảnh hưởng Khá cần thiết 3

Ít ảnh hưởng Ít cần thiết 2

Không ảnh hưởng Không cần thiết 1

Trong thang điểm có 3 mức độ, chúng tôi sử dụng phương thức tính sự chênh lệch của mỗi thang đo như sau: chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 3, trừ đi

điểm thấp nhất là 1 và chia cho 3 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.67. Các mức độ của thang đo được tính như sau:

+ ĐTB ≥ 2.33 : Mức độ cao

+ 1.66 - < 2.33 : Mức độ trung bình + ≤ 1.66 : Mức độ thấp

Trong thang điểm có 4 mức độ, chúng tôi trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 4 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.75. Như vậy, các mức độ của thang đo được tính như sau:

+ ĐTB ≥ 3.25 : Mức độ cao + 2.5 - < 3.25 : Khá

+ 1.75 - < 2.5 : Mức độ trung bình + ≤ 1.75 : Mức độ thấp

Cách tính điểm trong xử lý tình huống nhƣ sau:

Trong quá trình thiết kế các tình huống chúng tôi đã chia các phương án trả lời theo hai hướng tích cực và tiêu cực cụ thể như sau:

- Phương án trả 1, 3, 5 có hành vi ứng xử theo hướng tiêu cực được quy đổi là 1 điểm.

- Phương án 2, 4, 6 thuộc hành vi ứng xử theo hướng tích cực được quy đổi là 2 điểm.

- Trên cơ sở xử lý, chúng tôi thu được 2 mức điểm với hai xu hướng ứng xử dưới đây:

- Điểm trung bình từ 1- 1.59 là thuộc hành vi ứng xử theo xu hướng tiêu cực - Điểm trung bình từ 1.60 – 2.0 là thuộc nhóm hành vi ứng xử theo xu hướng tích cực.

2.2.3.3. Xử lý kết quả điều tra định tính:

- Xử lý kết quả nội dung trò chuyện

Thông tin từ những cuộc trò chuyện phản ánh những suy nghĩ, dự kiến hành vi, cảm xúc, thái độ của GVMN trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.

Đồng thời phản ánh đánh giá của phụ huynh đối với giáo viên trong quá trình con học tại trường, mức độ hài lòng về hành vi ứng xử của giáo viên với con mình.

- Xử lý kết quả quan sát

Quan sát những hành vi không lời: là cảm xúc, giao tiếp mắt, biểu cảm, nét mặt. Quan sát hành vi có lời: giọng điệu, lời nói khi giao tiếp…

Tiểu kết chuơng 2

Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm trong các tình huống giả định, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học). Việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ bổ trợ cho nhau để thông tin thu được mang tính chính xác và tin cậy.

Các thông tin thu thập được xử lý và phân tích bằng nhiều kỹ thuật đa dạng (phân tích thống kê mô tả, phân tích thống kê suy luận) cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.

Bằng cách tiến hành như trên, nghiên cứu đã nhận được những kết quả khách quan và mang tính khoa học.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng nghiên cứu ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ MG.

3.1.1 Thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ biểu hiện thông qua nhận thức

Nhận thức về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật đối với trẻ MG.

Qua khảo sát 120 GVMN về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật đối với trẻ MG, có 62.5% (75GV) chọn “cần thiết”, 37.5% (45GV) chọn “rất cần thiết”, không có GV nào chọn “không cần thiết”. Như vậy, GVMN đều cho rằng rèn tính kỷ luât đối với trẻ MG là cần thiết (ĐTB = 2.37) ở mức cao. Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với trẻ mầm non cô giáo T.H cho rằng “nếu lớp học không có kỷ luật thì sẽ thành cái chợ vỡ, trẻ chạy loạn xạ, cô không thể quản nổi, lớp phải có nề nếp thì trẻ mới ngoan mà cô cũng đỡ vất vả”.

Cô D.T. cũng nói “tổ chức nào cũng cần nề nếp, trẻ mầm non cũng thế, nhưng sử dụng những phương pháp nào và đạt hiệu quả ra sao mới là điều quan trọng

Ghi nhận những ý kiến của GV, chúng tôi cũng cho rằng việc nhận thức được vai trò của vấn đề ứng xử sẽ tạo nền tảng tốt cho GV trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Bởi vì kỹ năng ứng xử của GV có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của chính GV đó.

Bảng 3.1: Nhận thức của GVMN về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật với trẻ MG.

Mức độ Số lƣợng % ĐTB Rất cần thiết 45 37.5 2.37 Cần thiết 75 62.5 Không cần thiết 0 0.0  Nhận thức về bản chất của kỷ luật trẻ

Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn tính kỷ luật, nhưng nhận thức đó có ph hợp và đúng đắn hay không mới là là điều quan trọng. Khi đi

vào chi tiết cụ thể xem bản chất của kỷ luật là gì? Thì có tới 40% GV cho rằng kỷ luật là một hình thức bắt buộc trẻ đi vào khuôn khổ của lớp, đồng thời trừng phạt, giải quyết hậu quả khi trẻ mắc lỗi.

Còn 60% GV cho rằng đó là cách hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ. Như vậy số lượng GV chủ động ngăn ngừa, để đưa trẻ vào nếp là nhiều hơn. Tuy nhiên con số 40 % GV hiểu kỷ luật là cách xử lý và giải quyết khi trẻ đã mắc sai lầm là con số không hề nhỏ. Đây là cách mà rất nhiều người đang sử dụng từ trước đến nay, xét về ý nghĩa thì cách này không hề sai, tuy nhiên để xét về tính tích cực thì cách hướng dẫn, quản lý và ngăn ngừa hành vi có lỗi được đánh giá là tích cực hơn.

Bảng 3.2: Nhận thức về bản chất của kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)