.7 Ứng xử của GV khối MGN trong các tình huống giả định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 67 - 71)

TH Xu hướng Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3 Tình huống 4 Tình huống 5 Tích cực 54.0 64.0 58.0 66.0 54.0 Tiêu cực 46.0 36.0 42.0 34.0 46.0

Ở các tình huống chúng tôi có đưa ra các phương án giải quyết theo xu hướng tích cực và tiêu cực.

Ví dụ như ở tình huống 1: Trong giờ hoạt động góc, cô chia ra làm hai góc “góc xây dựng” và “góc nấu ăn” với các đồ d ng và đồ chơi tương ứng. Nhưng Bảo Nam nhất định không chịu ngồi yên ở góc xây dựng của mình, cô đổi cho con sang góc nấu ăn, con lại lăng xăng chạy về góc xây dựng với mục đích phá góc các bạn đang chơi, cô nhắc nhở ba lần nhưng con vẫn nhăn nhở quay ra đá toàn bộ tòa nhà các bạn bên góc xây dựng vừa xây xong;

Có 54.0% GV chọn các phương án mang tính tích cực, 46% GV lựa chọn các phương án mang tính tiêu cực. Như vậy là xu hướng tích cực vẫn nhiều hơn tiêu cực. Các cách xử lý tình huống tích cực ở đây bao gồm “Cô đã hướng dẫn nội quy hoạt động góc trước khi chơi, Bảo Nam đá đồ chơi sẽ phải dừng cuộc chơi suy nghĩ lại hành đông của mình, đến khi sẵn sàng mới được chơi tiếp”. Nghĩa là cô đã thiết lập nội quy để hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ, khi trẻ vi phạm nội quy thì hệ quả logic là con sẽ phải dừng cuộc chơi. Thời gian tạm lắng này không quá kéo dài, đủ để trẻ suy nghĩ về hành động của mình, trẻ được tham gia chơi tiếp khi trẻ sẵn sàng. GV chọn phương án này được cho là xử lý tình huống mang tính tích cực.

Cách giải quyết “Con đá đồ chơi của bạn nên phải xếp lại như cũ cho bạn” cũng là hành vi ứng xử tích cực vì theo hệ quả lô gic thì con phải giải quyết hậu quả do con gây ra.

Và cuối c ng là “Giải thích cho con biết hành vi đá đồ chơi là sai, có thể các bạn sẽ không chơi với con nữa. Con ra nói chuyện với các bạn về hành vi chưa đúng của mình và xin lỗi các bạn.” Đối với trẻ con cần ân cần chỉ bảo để trẻ hiểu đúng sai, đồng thời con phải vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi chưa đúng của mình bằng việc xin lỗi bạn. Như vậy theo chúng tôi đây cũng là một phương án mang tính tích cực.

Còn 46% lựa chon các phương án mang tính tiêu cực được thể hiện qua các phương án cụ thể như sau: Thứ nhất “Cô không kiểm soát được con nữa, để con chơi tự do với các bạn” nghe có vẻ rất nhẹ nhàng nhưng thực chất đây là sự thiếu quan tâm, thờ ở với hành vi mắc lỗi của trẻ, khi trẻ thấy mình làm sai mà không bị nhắc nhở gì có thể lần sau trẻ sẽ tái phạm. Chính vì vậy đây cũng là một phương án giải quyết mang tính tiêu cực

Tiếp theo “Hỏi cả lớp về việc bạn Bảo Nam đá đồ chơi là hư hay ngoan? Sau đó cho cả lớp phê bình bạn.” Thực tế việc phê bình bạn trước lớp chúng ta vẫn gặp thường xuyên, hằng ngày hằng giờ, tuy nhiên đó cũng là một cách chế nhạo làm trẻ xấu hổ, hậu quả về lâu dài có thể làm cho trẻ mất tự tin.

Và phương án cuối c ng “Con đã phạm lỗi quá nhiều lần, cô nhân nhượng con sẽ tiếp tục vi phạm, vì vậy con phải đứng co một chân trước mặt cô 5 phút” Hành vi ứng xử này mang tính trừng phạt về cả thể chất và tinh thần. Vì đứng co chân 5 phút đối với trẻ MGB sẽ rất khó, đứng trước mặt cô và cả lớp thể hiện sự chế nhạo trẻ.

Con số 46% GV lựa chọn phương án ứng xử mang tính tiêu cực không phải là con số nhỏ, điều này cho thấy vẫn có rất nhiều GV còn chưa phân biệt được bản chất của kỷ luật tích cực và tiêu cực, chủ yếu ứng xử theo thói quen, kinh nghiệm.

Ở tình huống 2 (phụ lục) trẻ tỏ ra chống đối với cô giáo lớp mới và nói với phụ huynh là không thích học lớp mới… Có 64% GV lựa chọn các phương án tích

cực và 36% GV lựa chọn các phương án tiêu cực. Trong các phương án tiêu cực có “Để con tự chơi với các bạn cô không dỗ dành nữa, vì cô càng quan tâm con càng .” Đấy là hành vi bỏ mặc trẻ khi không chiếm được tình cảm của trẻ, có thể tình cảm giữa cô và trẻ sẽ trở nên xấu đi. Thứ hai là “Mỗi khi An không nghe lời, cô tách ra đứng cửa lớp một mình” việc tách trẻ nhỏ đứng một mình không quy định thời gian cụ thể, trong khi đối với trẻ MGB chỉ nên tách ra khỏi nhóm 3-5 phút. Hơn nữa việc cô không nói gì chỉ tách trẻ ra ngoài làm trẻ không hiểu lý do vì sao mình bị phạt, trong khi trẻ đang học sinh mới của lớp, cô làm như vậy thì mối quan hệ giữa cô và trẻ sẽ trở nên xấu đi. Phương án “Cho các bạn trong lớp tẩy chay không chơi với An” thực tế việc bị “tẩy chay” “hitle”…ở các lớp mẫu giáo tôi quan sát có khá nhiều. Có phụ huynh tâm sự “con gái đi học về nói rằng ở lớp không ai chơi với con, cô và các bạn chê con hôi vì hay tè dầm…” GV cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ không biết gì, và việc tẩy chay cũng không mang lại hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng đây thực sự là cách giải quyết tiêu cực để cô lập trẻ, trẻ cảm thấy tủi thân và bị bỏ rơi.

Tương tự với 3 tình huống còn lại, chúng tôi cũng thiết kế các phương án trả lời theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi cộng điểm lại nếu GV lựa chọn từ 3 tình huống tích cực trở lên sẽ là GV có hành vi ứng xử mang tính tích cực và ngược lại.

Biểu đồ 3.2: Ứng xử của GV khối MGB trong các tình huống giả định:

Trong số 50 GV Mẫu giáo bé, có 68% GV có hành vi ứng xử mang tính tích cực khi kỷ luật trẻ, và 32% GV có hành vi ứng xử mang tính tiêu cực. Có nghĩa là GV thuộc nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài có hành vi ứng xử theo xu hướng tích cực.

Đánh giá điều này có những phụ huynh chúng tôi trò chuyện vui vẻ “Cô H trường H.Đ này, khéo lắm! Thằng Bo nhà tôi lúc nào cũng nói “con yêu cô H nhất trên đời” có khi bố mẹ nói không nghe nhưng chỉ cần cô nhẹ nhàng là cháu hớn hở làm theo ngay.

Chị Ng Thị L phụ huynh một lớp MGB nói “công nhận các cô tài thật! Tít nhà tôi ở nhà nó không nghe lời ai, nghịch ngợm đủ thứ, ăn không chịu xúc…Nhưng quan sát qua camera ở lớp ngoan ngoãn, tự giác làm mọi thứ, đáng yêu lắm!”

Tuy nhiên bên cạnh đó, d trẻ MGB là lứa tuổi rất nhỏ nhưng GV vẫn có những hành vi kỷ luật mang tính trừng phạt như “chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, dọa nạt làm trẻ sợ, thờ ơ bỏ mặc trẻ. Sẽ làm cho trẻ sợ sệt, mất tự tin hoặc lâu dần trẻ trở nên ương bướng chống đối. Khi chia sẻ điều này chị M.T GV lớp MGB nói “tôi thấy việc phê bình trẻ trước lớp là hoàn toàn bình thường, từ xưa đến nay

GV vẫn làm như vậy, trẻ hư phải phê bình trước lớp để cả lớp biết lần sau không tái phạm nữa.

Tóm lại hành vi ứng xử của GVMN đối với trẻ MGB có xu hướng tích cực khá cao, điều này cho thấy số đông trẻ MGB lần đầu tiên đến trường, xa cha mẹ luôn ở trạng thái lo lắng bất an, vì thế phần lớn cách ứng xử của cô là hướng dẫn chỉ bảo, làm mẫu các hành vi mang tính xây dựng nề nếp nhóm, tập thể để trẻ quen dần chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, ít làm tổn thương trẻ. Hơn thế ở môi trường mới trẻ chưa dám hành động nghịch ngợm phá phách, hành động có tính thăm dò.

Mẫu giáo nhỡ:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)