.10 Ứng xử của GVMN thông qua thái độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 76 - 78)

Stt Nội dung Tốt lên Xấu đi

Không thay đổi

Số lg % Số lg % Số lg %

1 Mối quan hệ giữa cô và trẻ 17 14.2 43 35.8 60 50.0 2 Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ 30 25.0 30 25.0 60 50.0 3 Mối quan hệ giữa cô và gia

đình trẻ 3 2.5 15 12.5 102 85.0

4 Thái độ của trẻ 23 19.2 62 51.7 35 29.2

5 Sự tự tin của trẻ 8 6.7 47 39.2 65 54.2

Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ

GV nhận thấy 50 % không thay đổi, 25% tốt lên, 25 % xấu đi. Thực tế quan sát, chúng tôi thấy như sau: Khi thấy bạn bị kỷ luật có trẻ tỏ ra bình thường, bởi trẻ nhận biết được bạn đang sai điều gì và sẽ bị kỷ luật theo nội quy của lớp như thế nào? Có trẻ sẽ tới động viên bạn, tỏ ra đồng cảm khi bạn bị cô kỷ luật. Có trẻ bị ảnh hưởng bởi nhận xét đánh giá của GV, sẽ chê bai bạn vi phạm kỷ luật, ví dụ “tớ không chơi bạn nữa, hít le bạn, bạn hư lắm…” Như vậy thông qua mối quan hệ giữa trẻ với trẻ ta còn thấy được kỷ luật cũng có những hệ quả tích cực và tiêu cực khác nhau đối với từng trẻ.

Mối quan hệ giữa cô và gia đình trẻ

Mối quan hệ giữa cô và gia đình trẻ nói lên sự quan tâm kết hợp của cả hai bên đối với trẻ. Cô quan tâm tới trẻ sẽ trao đổi với gia đình về tình hình của trẻ để tìm ra những cách thức ứng xử cho phù hợp với trẻ. Gia đình hiểu biết cũng thống nhất với cô vê phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ…

Mối quan hệ giữa cô và gia đình trẻ 85% không thay đổi, điều này chứng tỏ đã có sự thống nhất giữa GV và phụ huynh, phụ huynh cũng đồng tình ủng hộ những phương pháp kỷ luật hợp lý.

Tuy nhiên có 12.5% cho rằng có thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Lý giải điều này cô K giải thích “thi thoảng có những GV quát mắng, dọa nạt làm trẻ sợ, hoặc đánh trẻ ..., trẻ không muốn đi học, kể lại cho bố mẹ. Như vậy phụ huynh sẽ không tin tưởng GV, mối quan hệ sẽ trở nên xấu đi”. Một phụ huynh tâm sự: “ lần Tít về kể cô giáo bắt quỳ trước mặt các bạn 20 phút vì tội đánh đổ giá đồ chơi, cái hành động đó thật quá đáng, giờ cô giáo phải quỳ như vậy xem có được không…?” Như vậy là thông qua cách ứng xử của GV, chính bản thân trẻ và phụ huynh là người có thể đánh giá được.

Thái độ của trẻ

Thái độ của trẻ đối với cô giáo là toàn bộ ý nghĩ, tình cảm của trẻ sau khi bị kỷ luật. Qua khảo sát cho thấy thái độ của trẻ có 51.7 % xấu đi, xấu đi ở đây không có nghĩa là trẻ sẽ thù hằn hay chán ghét cô giáo. Đối với trẻ nhỏ thái độ đó được thể hiện một chút sợ hãi, hoặc lo lắng…Thông qua những cuộc trò chuyện, có trẻ hồn nhiên kể “con chỉ yêu cô Y thôi, cô T toàn mắng con”, “hôm trước cô L còn đánh vào tay con, con không yêu cô L nữa”…Nhưng thái độ của trẻ vẫn luôn thay đổi, thất thường, yêu ghét thay đổi chỉ trong vài cử chỉ. Nếu GV có những ứng xử tiêu cực thường xuyên sẽ dẫn đến làm trẻ thù hằn, chán ghét, chống đối… Nếu GV ứng xử phù hợp, kỷ luật khi trẻ vi phạm nội quy lớp, sau đó vẫn yêu thương quan tâm trẻ thì trẻ vẫn yêu thương, tôn trọng cô. Trong phần đặc trưng của GVMN có nói GV cần nghiêm khắc với trẻ trong quá trình giáo dục. Nếu GV không nghiêm khắc với trẻ, trẻ sinh ra nhờn. Do vậy, có lúc cần nhẹ nhàng nhưng có lúc cũng cần nghiêm khắc và dứt khoát khi đưa ra yêu cầu cho trẻ. Trong cuốn Các vấn đề tư tưởng căn bản, Michael w.alssid & william Kenney cũng nói “được yêu là nỗi khao khát của con người, và được kính sợ là sự mong muốn của bậc quân vương” [37]. Chính vì vậy, việc trẻ có một chút sợ hãi và lo lắng sau khi bị kỷ luật có thể là trẻ đã nhận ra mình sai, hoặc biết lắng nghe cô giáo. Nếu trẻ nhờn không quan tâm tới việc bị kỷ luật mới là điều đáng lo ngại.

Sự tự tin của trẻ

Có 54.2 % GV cho rằng trẻ sẽ không ảnh hưởng gì đến sự tự tin của trẻ, điều này đúng nếu như cô sử dụng những phương pháp tích cực, không trừng phạt về tinh thần và thân thể trẻ và 39.2 % GV cho rằng trẻ sẽ mất tự tin khi bị kỷ luật. Thực tế cho thấy, khi cô sử dụng những hình như làm trẻ xấu hổ, bôi nhọ danh dự của trẻ, so sánh trẻ, phê bình trẻ trước lớp…sẽ làm giảm sự tự tin của trẻ.

Tóm lại, thái độ của GV sau khi kỷ luật trẻ cho thấy: có những GV quan tâm, yêu thương trẻ thực sự, đồng thời cũng rất quan tâm chú ý đến những hậu quả của các phương pháp kỷ luật. Đó là điều tích cực giúp GV luôn tìm tòi, học hỏi để đưa ra những phương pháp kỷ luật phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi có những GV thờ ơ, không quan tâm đến trẻ và gia đình trẻ, thậm chí không cần biết hậu quả hành vi ứng xử của mình ra sao? Đây là thực trạng chung đối với nhiều ngành nghề và nhiều người khác nhau, được biểu hiện thông qua cả thái độ và cảm xúc. Dưới đây là bảng biểu hiện cảm xúc của GVMN sau khi kỷ luật trẻ:

Cảm xúc sau khi kỷ luật trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)