Lý luận về trẻ mẫu giáo (3-6) tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 26 - 30)

1.4. Một số vấn đề lý luận về hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ

1.4.3 Lý luận về trẻ mẫu giáo (3-6) tuổi

1.4.3.1. Định nghĩa

Theo Vũ Thị Nho, trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thuộc giai đoạn từ 3-6 tuổi với hoạt động chủ đạo là trò chơi đóng vai. Nhờ các trò chơi này mà trẻ mô phỏng lại trong trò chơi những mối quan hệ giữa con người với con người. Nhờ đó mà trẻ dần dần phát triển nhân cách với tư cách là một thành viên của xã hội [14].

Trong từ điển Tâm lý học, Vũ Dũng lại cho rằng lứa tuổi tiền học đường là lứa tuổi từ 3 - 6, 7 tuổi. Hoạt động đặc trưng của lứa tuổi này là hoạt động vui chơi. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ. Giai đoạn này có thể chia thành các thời kỳ sau: Lứa tuổi tiền học đường nhỏ 3-4 tuổi; Lứa tuổi tiền học đường nhỏ 4-5 tuổi; Lứa tuổi tiền học đường nhỏ 5-7 tuổi [15].

Tóm lại quan niệm về trẻ mẫu giáo chưa thực sự thống nhất về độ tuổi giữa các nhà tâm lý học trẻ em. Tuy nhiên với đề tài này chúng tôi đồng thuận với quan điểm cho rằng: Trẻ mẫu giáo là trẻ còn nhỏ, có độ tuổi từ 3-6 tuổi.

1.4.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo

Theo Vũ Thị Nho ở trẻ 3- 6 tuổi đã xảy ra sự trưởng thành nhanh chóng về hình thái cũng như não bộ: trọng lượng của não tăng nhanh chóng (từ 1.100gram lên 1.300 gram), bộ xương được cốt hóa, cơ to ra, cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ hình thành những phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh.

Về mặt môi trường xã hội, mối liên hệ giữa trẻ em và người lớn mang tính chất mới: hoạt động c ng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo chỉ dẫn của người lớn. Quan hệ giữa trẻ với bạn bè cùng tuổi được hình thành, nhờ có ý thức về “cái tôi” ngày càng tăng và được củng cố. Hoạt động với đồ vật ở tuổi vườn trẻ được thay thế bằng hoạt động vui chơi mà quan trọng nhất là trò chơi phân vai theo chủ đề tạo nên những thay đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ.

Bên cạnh trò chơi, hoạt động có sản phẩm cụ thể cũng đóng vai trò không kém trong sự hình thành, phát triển tâm lý trẻ ở lứa tuổi này. Những hoạt động như vẽ, nặn, ghép hình, xây dựng…giúp trẻ lĩnh hội được phương thức hoạt động, lĩnh hội được trình tự hoạt động, tạo ra những rung cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo cũng như nhiều phẩm chất khác.

Lứa tuổi này sự tăng trưởng về thể chất, sự phong phú về đời sống xã hội cũng như hoạt động giúp trẻ đạt được mức độ phát triển phong phú về nhiều mặt. Đây là giai đoạn phát triển của cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ mạnh mẽ.

Về mặt tư duy, trước hết phải kể đến bước phát triển lớn liên quan đến việc chuyển từ tư duy hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Kiểu tư duy bằng tay (trưc quan – hành động) của thời kỳ ấu nhi đang chuyển dần sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Nó phát triển mạnh mẽ trong suốt tuổi mẫu giáo. Cùng với nó, ở trẻ hình thành tư duy mang tính suy luận, dựa trên những biểu tượng cụ thể về thế giới khách quan.

Bước vào 5-6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về cả mặt phát âm, vốn từ và những hình thức ngữ pháp. Ở giai đoạn này đã manh nha phát triển loại tư duy “tiền khái niệm” (piaget gọi là “tiền thao tác”) sẽ chiếm vị trí quan trọng ở giai đoạn sau.

Thêm vào đó quá trình tưởng tượng phát triển rất mạnh ở lứa tuổi này thể hiện trong các trò chơi phân vai theo chủ đề. Tuy nhiên hình ảnh tưởng tượng của trẻ còn nghèo, còn mang nặng màu sắc xúc cảm chưa thoát khỏi ý muốn chủ quan.

Ở tuổi này, cái tôi của trẻ đã hình thành và dần dần trở thành ý thức về bản thân. Trẻ một mặt ngày càng tách mình ra khỏi người lớn, mặt khác muốn bắt chước để xử sự như người lớn. Trong hoạt động chơi, nhất là chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ dần dần phát triển tính tự lực, tự do, chủ động. Nó thiết lập được một “xã hội trẻ em” với bạn bè, thiết lập được mối quan hệ giữa nó với người khác. Cũng trong sự phát triển đó trẻ nhận ra giới của mình, vị trí của mình trong gia đình, trong nhóm bạn…Vào cuối tuổi mẫu giáo, trẻ nhận thức ra mình là một thành viên của xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng trong sự hình thành nhân cách trẻ. "Xã hội trẻ em" cũng dần dần hình thành những dư luận chung. Dư luận chung thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau.Dư luận chung ảnh hưởng khá lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Đời sống xúc cảm và tình cảm: Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn. Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình. Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Tình cảm thẩm mỹ: Tổng hợp nhiều xúc cảm c ng loại khi rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá...tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ. Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng có những đặc điểm sau đây: Dễ dao

động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, thích cái gì thì đòi bằng được cái đó, không thích thì vứt đi...

Đặc điểm nổi bật về sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi này là những hệ thống thứ bậc động cơ hành vi ở trẻ em. Đầu tiên ở trẻ xuất hiện những động cơ, hành vi có liên quan đến ý thức bản ngã, đến sự hình thành “cái tôi” với tư cách là một thành viên của xã hội. Dần dần những động cơ này chuyển thành những động cơ tự khẳng định, tự ý thức thể hiện ở chỗ muốn làm điều gì người lớn vui lòng, muốn được khen, muốn làm cái gì có ích cho người khác (làm đồ chơi cho em bé, tặng quà cho mẹ…). Ở trẻ đã sớm hình thành thứ bậc động cơ, những động cơ mang tính chất xã hội.

Trong khi chơi đóng vai, trẻ phải thực hiện theo những quy tắc, nhiệm vụ nhất định, phải chơi đúng luật, từ đó trẻ dần dần có ý thức nghĩa vụ và tình cảm trách nhiệm được hình thành. Nhờ vui chơi, nhờ quan hệ với bạn bè, với người lớn, ở trẻ hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách của con người. Những quá trình hành động tự do không chủ định nhường chỗ cho tính chủ định, tính có ý thức là đặc trưng cơ bản chuẩn bị cho trẻ bước sang những hoạt động mới mang tính nghiêm túc, mang chất lượng mới là hoạt động học tập ở giai đoạn sau [14].

Sự khác biệt trong những năm đầu đời (3-6) tuổi là trẻ hay lấy mình làm trung tâm. Trẻ chỉ ý đến mong muốn của mình mà thôi. Trẻ thường tỏ ra ích kỷ và thường nói“không” để cảm thấy mình có quyền hành. Chính vì thường trái ý người lớn nên trẻ hay bị coi là bướng bỉnh, hư. Trẻ thích khám phá thế giới tự nhiên và xã hội, thích bắt chước người khác, thường muốn “để con làm” hoặc có “sáng kiến” với cách khám phá, cách làm riêng của mình. Vì vậy, trẻ có thể gây ra nhiều lỗi như làm đổ, vỡ, làm hỏng thứ gì đó. Trẻ tăng dần khả năng chấp nhận ấm ức và trì hoãn điều làm trẻ thích thú, hài lòng. Việc người lớn từ chối những đòi hỏi vô lý của trẻ một cách thận trọng, có cân nhắc sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn.Thời điểm 5 tuổi rất nhạy cảm với trẻ nếu trẻ bị trừng phạt khi mắc lỗi. Việc cha mẹ, thầy cô đánh mắng khi trẻ mắc lỗi trong lứa tuổi này dễ gây tổn thương cho trẻ [7, tr7].

Có thể nói rằng, với đặc điểm phát triển tâm sinh lý như trên, trẻ mẫu giáo đã hoàn toàn lĩnh hội được những yêu cầu về mặt giáo dục từ môi trường xung quanh đối với trẻ. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ dần được củng cố qua thời gian. Vì vậy việc ứng xử của cha mẹ thầy cô có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách lành mạnh của đứa trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)