.5 Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ học và hoạt động ngoài giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 60 - 63)

Tình huống

Mức độ

ĐTB Thƣờng

xuyên Thi thoảng

Không bao giờ

N % N % N %

Giờ học 2.36

1. Trẻ không chú ý nghe cô giảng 11 9.2 84 70.0 25 20.8 1.88 2. Trẻ nói chuyện với bạn bên cạnh 39 32.5 67 55.8 14 11.7 2.21 3. Trẻ hay kéo áo (váy) của bạn phía trước 35 29.2 85 70.8 0 0.0 2.29

4. Trẻ đẩy bàn ghế xộc xệch 33 27.5 77 64.2 10 8.3 2.19

5. Trẻ vẽ nguệch ngoạc vào vở mình hoặc

7. Trẻ xé bài vở của mình hoặc của bạn 85 70.8 35 29.2 0 0.0 2.71

8. Trẻ ném đồ d ng học tập 81 67.5 39 32.5 0 0.0 2.68

9. Trẻ chạy lăng xăng trong giờ học 91 75.8 29 24.2 0 0.0 2.76 10. Trẻ tỏ thái độ không muốn học bài 47 39.2 35 29.2 38 31.7 2.07

Hoạt động ngoài giờ 2.72

11. Trẻ tranh giành đồ chơi của bạn 86 71.7 25 20.8 9 7.5 2.64 12. Trẻ cào bạn khi không lấy được đồ

chơi 92 76.7 28 23.3 0 0.0 2.77

13. Trẻ đuổi đánh nhau khi chơi 90 75.0 30 25.0 0 0.0 2.75

14. Trẻ phá đồ chơi của bạn 88 73.3 32 26.7 0 0.0 2.73

15. Trẻ chạy ra khỏi khu vực của lớp 85 70.8 34 28.3 1 .8 2.70

16. Trẻ chống đối 89 74.2 31 25.8 0 0.0 2.74

17. Trẻ nói dối 88 73.3 32 26.7 0 0.0 2.73

ĐTB thang đo 2.56

Mức độ kỷ luật trẻ trong hoạt động ngoài giờ.

Hoạt động ngoài giờ bao gồm những hoạt động góc, hoạt động chơi tự do, hay dã ngoại…Trong hoạt động ngoài giờ của trẻ xuất hiện rất nhiều tình huống khó lường, đòi hỏi GV phải thực sự linh hoạt mới bao quát được cả lớp. Có những tình huống cụ thể như “trẻ cào bạn khi không lấy được đồ chơi” GV cho rằng thường xuyên gặp phải, vì vậy (76.8%) GV chọn mức thường xuyên, ĐTB =2.77 ở mức cao nhất. Nhóm thứ hai là “trẻ đuổi đánh nhau khi chơi” ĐTB = 2.75. Những tình huống khác như “trẻ phá đồ chơi của bạn” “trẻ chạy ra khỏi khu vực của lớp” đều ở mức độ cao (ĐTB =2.73, ĐTB = 2.70).

Những tình huống này đa phần đều là các tình huống liên quan đến sự an toàn và tính mạng của trẻ nên các GV không thể lơ đãng được. Chị M chia sẻ “Giờ chơi của trẻ là giờ khó đi vào nề nếp nhất, mặc dù cô giáo vẫn thường xuyên nhắc nhở trước khi chơi nhưng việc trẻ cào cắn nhau, trẻ tranh dành đồ chơi hầu như ngày nào cũng gặp, thường xuyên phải kỷ luật”.

1.94 1.86

2.36 2.72

giờ ngủ Vệ sinh giờ học ngoài giờ

Biểu đồ 3.1. Mức độ kỷ luật của GV đối với trẻ MG trong các hoạt động khác nhau

Tóm lại, hoạt động của trẻ một ngày tới lớp rất phong phú, trong giờ ăn, giờ ngủ hay giờ học GV đều sử dụng các phương pháp kỷ luật với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên mức độ kỷ luật trong hoạt động ngoài giờ được đánh giá là cao nhất với ĐTB = 2.72 điều này được lý giải như sau: Hoạt động ngoài giờ thường là những giờ chơi tự do, hoạt động ngoài trời, hoặc dã ngoại…nên sẽ có nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra như trẻ đánh nhau, xô đẩy bạn, trẻ leo trèo, ngã… Chính vì vậy GV thường phải có những biện pháp kỷ luật nhằm ngăn chặn những hành vi xấu đồng thời cũng xử lý giải quyết các tình huống đã xảy ra.

Mức độ kỷ luật trong giờ học cũng ở mức cao ĐTB = 2.36 bởi vì hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo vẫn là chơi. Chính vì vậy học phải thông qua chơi, vừa chơi vừa học. Trong khi đó quy định thời gian học của trẻ mẫu giáo khoảng từ 20-30 phút, có những trẻ thì tập trung chú ý tốt, nhưng có những trẻ cảm thấy rất khó khăn khi phải tập trung trong thời gian lâu như vậy. Điều đó dẫn đến, giờ học của trẻ mẫu giáo có nhiều tình huống dở khóc dở cười, trẻ khóc, trẻ chạy lăng xăng, trẻ nghịch giáo cụ…Đồng nghĩa với việc GV cũng phải sử dụng các hình thức kỷ luật khác nhau để ổn định lớp học.

Với nhiều hoạt động, nhiều tình huống cần phải sử dụng các phương pháp kỷ luật như vậy thì GV thường sử dụng những hình thức kỷ luật nào?

Thực trạng những hình thức kỷ luật của GVMN với trẻ MG.

Mỗi GV có những phương pháp và hình thức kỷ luật khác nhau, dưới đây là một số hình thức GV hay sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)