Thực trạng nghiên cứu ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ MG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 54)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nghiên cứu ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ MG

3.1.1 Thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ biểu hiện thông qua nhận thức

Nhận thức về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật đối với trẻ MG.

Qua khảo sát 120 GVMN về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật đối với trẻ MG, có 62.5% (75GV) chọn “cần thiết”, 37.5% (45GV) chọn “rất cần thiết”, không có GV nào chọn “không cần thiết”. Như vậy, GVMN đều cho rằng rèn tính kỷ luât đối với trẻ MG là cần thiết (ĐTB = 2.37) ở mức cao. Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với trẻ mầm non cô giáo T.H cho rằng “nếu lớp học không có kỷ luật thì sẽ thành cái chợ vỡ, trẻ chạy loạn xạ, cô không thể quản nổi, lớp phải có nề nếp thì trẻ mới ngoan mà cô cũng đỡ vất vả”.

Cô D.T. cũng nói “tổ chức nào cũng cần nề nếp, trẻ mầm non cũng thế, nhưng sử dụng những phương pháp nào và đạt hiệu quả ra sao mới là điều quan trọng

Ghi nhận những ý kiến của GV, chúng tôi cũng cho rằng việc nhận thức được vai trò của vấn đề ứng xử sẽ tạo nền tảng tốt cho GV trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Bởi vì kỹ năng ứng xử của GV có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của chính GV đó.

Bảng 3.1: Nhận thức của GVMN về ý nghĩa của việc rèn tính kỷ luật với trẻ MG.

Mức độ Số lƣợng % ĐTB Rất cần thiết 45 37.5 2.37 Cần thiết 75 62.5 Không cần thiết 0 0.0  Nhận thức về bản chất của kỷ luật trẻ

Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn tính kỷ luật, nhưng nhận thức đó có ph hợp và đúng đắn hay không mới là là điều quan trọng. Khi đi

vào chi tiết cụ thể xem bản chất của kỷ luật là gì? Thì có tới 40% GV cho rằng kỷ luật là một hình thức bắt buộc trẻ đi vào khuôn khổ của lớp, đồng thời trừng phạt, giải quyết hậu quả khi trẻ mắc lỗi.

Còn 60% GV cho rằng đó là cách hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ. Như vậy số lượng GV chủ động ngăn ngừa, để đưa trẻ vào nếp là nhiều hơn. Tuy nhiên con số 40 % GV hiểu kỷ luật là cách xử lý và giải quyết khi trẻ đã mắc sai lầm là con số không hề nhỏ. Đây là cách mà rất nhiều người đang sử dụng từ trước đến nay, xét về ý nghĩa thì cách này không hề sai, tuy nhiên để xét về tính tích cực thì cách hướng dẫn, quản lý và ngăn ngừa hành vi có lỗi được đánh giá là tích cực hơn.

Bảng 3.2: Nhận thức về bản chất của kỷ luật

STT Nội dung Số

lƣợng %

1 Tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong lớp, để đảm bảo tính ổn định của lớp và trừng phạt những trẻ vi phạm nội quy của lớp

48 40.0

2 Cách hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ 72 60.0 Như vậy, thực trạng ứng xử của GVMN biểu hiện thông qua nhận thức được đánh giá là khá ph hợp, đa phần GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn tính kỷ luật đối với trẻ MG, và có những hiểu biết nhất định về bản chất của kỷ luật. Vậy thực trạng ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ biểu hiện qua hành vi thì sao?

3.1.2 Thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ biểu hiện qua hành vi.

Trong thực tế việc biến nhận thức thành hành động cụ thể có diễn ra thuận lợi hay không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Mặc d tất cả GVMN mà chúng tôi tìm hiểu đều nhận thức được vai trò của việc rèn tính kỷ luật. Nhưng khi đi vào thực tế, có khoảng (39.2%) GV chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt việc rèn tính kỷ luật trong lớp. Trong đó có 10.0%GV không đưa ra nội quy gì, chỉ phạt khi trẻ làm sai, 14.2% GV khi trẻ mắc lỗi thì chỉ cho cả lớp biết để các bạn

không tái phạm nữa, 15% thỉnh thoảng mới hướng dẫn các nội quy trước các hoạt động của lớp. Điều này cho ta thấy giữa nhận thức và hành động của giáo viên còn chưa thống nhất. GV nhận thức được tầm quan trọng của rèn tính kỷ luật nhưng khi hành động lại chưa thực sự quan tâm hoặc thực hành chưa đúng

Bên cạnh một phần GV ứng xử chưa ph hợp khi kỷ luật trẻ thì có đến 60.8% GV đã có những hành vi ứng xử ph hợp để đảm bảo tính kỷ luật và ổn định của lớp. Trong đó có 8.3% GV thiết lập một nội quy rõ ràng trong lớp, 23, 3 % luôn luôn kiểm soát và quản lý hành vi của trẻ, 29.2 % GV hướng dẫn nội quy thường xuyên trước mọi hoạt động của lớp. Đây cũng là một điều đáng mừng vì hơn một nửa số GV được trưng cầu ý kiến đã nhận thức đúng đắn và hành vi ứng xử ph hợp với nhận thức. Điều này góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta.

Bảng3.3: Hành vi ứng xử của GV để đảm bảo tính kỷ luật trong lớp

STT Nội dung Số lƣợng %

1 Thiết lập một nội quy rõ ràng trong lớp 10 8.3

2 Khi trẻ mắc lỗi thì chỉ cho cả lớp biết để các bạn không tái phạm nữa.

17 14.2 3 Luôn luôn kiểm soát, quản lý hành vi của trẻ 28 23.3 4 Không đưa ra nội quy gì, chỉ phạt khi trẻ làm sai 12 10.0 5 Hướng dẫn nội quy thường xuyên trước mỗi hoạt động của lớp 35 29.2 6 Thỉnh thoảng hướng dẫn các nội quy trước các hoạt động

của lớp

18 15.0

Tổng

Hành vi ứng xử phù hợp 73 60.8

Hành vi ứng xử chưa ph hợp 47 39.2

Việc thiết lập nội quy là điều kiện căn bản để đảm bảo cho lớp ổn định, một ngày ở lớp sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau giữa cô và trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tình huống khiến cô phải xử lý và có thể có những lúc cần dùng

đến các phương pháp kỷ luật. Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ kỷ luật trẻ thông qua hành vi trong các hoạt động ăn, ngủ và sinh hoạt.

Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ ăn

Đối với các trẻ lứa tuổi MG, các cô thường rèn trẻ tự phục vụ bản thân như tự lấy đồ ăn, tự xúc ăn, ăn xong cất bát...Tuy nhiên các con còn non nớt, nên vẫn có trẻ chưa biết xúc, có trẻ hay đánh đổ cơm, trẻ nôn chớ, ngậm đồ ăn…

Qua điều tra, có một số hành vi khiến GV lựa chọn phương pháp kỷ luật như “trẻ nghịch bát, thìa làm đổ cơm xuống sàn nhà” ĐTB =2.38 ở mức cao nhất. Sau đó đến “trẻ đẩy bàn làm đổ bát cơm” ĐTB =2.16 ở mức trung bình. Còn khi “trẻ không ăn hết suất” “trẻ không tự xúc” hay “trẻ chớ ra quần áo…” thì mức độ kỷ luật ít hơn (ĐTB = 1.82, ĐTB = 1.46, ĐTB = 1.49).

Lý giải điều này một giáo viên tên V.A đã chia sẻ “trẻ cũng như người lớn, có lúc hứng thú, có lúc chán ăn, có món trẻ thích, có món trẻ không thích…nên tôi không quá gay gắt trong chuyện ăn uống của trẻ”

GV B.N cũng cho rằng: “càng ép, trẻ càng sợ ăn, rất nhiều vụ GV bị đưa lên mạng vì ép trẻ ăn quá đáng nên chúng tôi cũng rút kinh nghiệm, chỉ khi nào trẻ quá ngỗ ngược hoặc chống đối trong giờ ăn thì buộc cô phải kỷ luật để lớp đi vào nề nếp”.

Thực tế khi quan sát và làm việc tại một số trường mầm non có nhiều trẻ biếng ăn, ăn chậm, hoặc nôn chớ trong giờ ăn…, nhiệm vụ của GV là phải đảm bảo cho trẻ ăn hết suất, ở một số trường tư thục khi trẻ sút cân, phụ huynh, nhà trường cũng có nhắc nhở khiển trách…Vì vậy việc kỷ luật khi trẻ không ăn hết suất có 71.7 % GV lựa chọn thi thoảng, ĐTB = 1.82 ở mức độ trung bình. Như vậy, hằng ngày trong giờ ăn, vẫn có một số GV đưa ra các hình thức kỷ luật đối với trẻ (ĐTB = 1.88) ở mức TB.

Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ ngủ

Trong giờ ngủ những hành vi mắc lỗi liên quan đến tính mạng và sự an toàn của trẻ như: “trẻ cắn bạn khi ngủ các GV kỷ luật nhiểu nhất, có 40% GV chọn thường xuyên, và 58.3% GV chọn thi thoảng, ĐTB =2.38 ở mức cao. Thực tế quan

sát tại các trường cũng cho thấy, GV tỏ ra khá nghiêm khắc với những hành vi cắn, cấu bạn, lý giải điều này một GV trường tư thục tại Cầu Giấy nói “Trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng tôi là đảm bảo an toàn tuyện đối cho trẻ, chính vì vậy những trẻ nào hay cào, cắn, phải đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc để lần sau con không cắn bạn nữa. Khi con bị cắn nhiều phụ huynh cũng không hài lòng, chúng tôi sẽ bị tích lỗi vì không bao quát được trẻ”.

Thứ hai, “trẻ trêu bạn khi ngủ” có 40.8% GV chọn thường xuyên, 48.3% GV thi thoảng, chỉ có 10.8% GV chọn không bao giờ. ĐTB =2.30 chạm mức cao. Thứ ba là “trẻ đòi đi vệ sinh liên tục để trốn ngủ” ĐTB =2.28 ở mức trung bình cao.

Đối với những “trẻ tè dầm ị đ n” hoặc “khóc đòi mẹ” trong giờ ngủ thông thường GV ít kỷ luật (ĐTB = 1.32, ĐTB = 1.28) ở mức thấp.

Mức độ kỷ luật trẻ trong vệ sinh

Trẻ MG là lứa tuổi đã biết tự vệ sinh cá nhân cho mình, cô chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn các con thực hiện. Tuy nhiên cũng thường xuyên xuất hiện những tình huống mà cô phải kỷ luật như: khi “trẻ nghịch nước làm ướt quần áo” (45.0%) GV chọn thường xuyên, (47.5%) GV chọn thi thoảng, (7.5%) chọn không bao giờ, ĐTB = 2.37 ở mức cao. Theo như đánh giá của GV thì việc trẻ nghịch nước làm ướt quần áo là việc tránh tối đa, để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cho trẻ.

Ngoài ra hành động “phì nước bọt vào bạn khác” ĐTB = 2.29 cũng thể hiện rằng GV rất chú trọng việc trẻ có hành vi thiếu tôn trọng bạn bè.

Bảng 3.4: Mức độ kỷ luật khi chăm sóc trẻ mẫu giáo

Tình huống Mức độ ĐTB Thƣờng xuyên Thi thoảng Không bao giờ N % N % N % Giờ ăn 1.88

1. Trẻ không ăn hết suất 6 5.0 86 71.7 28 23.3 1.82

2. Trẻ không tự xúc đồ ăn 6 5.0 43 35.8 71 59.2 1.46

4. Trẻ nghich bát, thìa làm rơi

xuống sàn nhà 50 41.7 49 40.8 21 17.5 2.38

5. Trè nhè thức ăn ra quần áo khi

cô xúc cho 27 22.5 75 62.5 18 15.0 2.08

6. Trẻ bỏ rau, thịt ra bàn 16 13.3 80 66.7 24 20.0 1.93 7. Trẻ xúc thức ăn sang cho bạn

khác để không phải ăn 27 22.5 74 61.7 19 15.8 2.07

8. Trẻ đẩy bàn làm đổ bát cơm 29 24.2 81 67.5 10 8.3 2.16 9. Trẻ chớ ra bàn, quần áo của trẻ. 6 5.0 60 50.0 54 45.0 1.60 10. Trẻ chớ vào người bạn khác 6 5.0 47 39.2 67 55.8 1.49 Giờ ngủ 1.94 11. Trẻ không ngủ 13 10.8 46 38.3 61 50.8 1.60 12. Trẻ trêu bạn khi ngủ 49 40.8 58 48.3 13 10.8 2.30 13.Trẻ cắn bạn khi ngủ 48 40.0 70 58.3 2 1.7 2.38 14. Trẻ dứt chiếu 40 33.3 71 59.2 9 7.5 2.26 15. Trẻ khóc đòi mẹ 1 0.8 32 26.7 87 72.5 1.28 16. Trẻ tè dầm, ị đ n 3 2.5 32 26.7 85 70.8 1.32

17. Trẻ đòi đi vệ sinh liên tục để

trốn ngủ 44 36.7 65 54.2 11 9.2 2.28

18. Trẻ nói chuyện với bạn trong

giờ ngủ 23 19.2 86 71.7 11 9.2 2.10

Vệ sinh 1.86

19. Trẻ chạy nhảy làm toát mồ hôi

đầm đìa 7 5.8 25 20.8 88 73.3 1.33

20. Trẻ nghịch nước làm ướt quần

áo 54 45.0 57 47.5 9 7.5 2.37

21. Trẻ bôi sáp màu, đất nặn vào

quần áo 23 19.2 87 72.5 10 8.3 2.11

22. Trẻ quệt mũi vào quần áo 9 7.5 21 17.5 90 75.0 1.33 23. Trẻ phì nước bọt vào bạn khác 35 29.2 85 70.8 0 0.0 2.29 24. Trẻ đi vệ sinh dây ra quần áo 16 13.3 61 50.8 43 35.8 1.78

Mức độ kỷ luật trong giờ học

Giờ học của trẻ MG sẽ chưa có nề nếp như lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi trẻ vẫn còn rất nhỏ, học thông qua trò chơi, chơi để mà học, trẻ ý thức chưa cao được vai trò và nhiệm vụ của mình trong giờ học. Chính vì vậy, có nhiều tình huống dở khóc dở cười mà GV đã từng gặp phải. Qua khảo sát cho thấy, trong giờ học trẻ “chạy lăng xăng” có tới (97.8%) GV chọn thường xuyên, (24.2%) chọn thỉnh thoảng, không có GV nào không kỷ luật, ĐTB = 2.76 xếp hạng 1 trong mức độ kỷ luật trẻ trong giờ học. Xếp hạng thứ 2 là khi “trẻ xé bài vở của mình hoặc của bạn” (ĐTB = 2.71) đều ở mức độ cao. Xếp hạng 3 là “khi trẻ ném đồ d ng học tập” ĐTB = 2.68. Như vậy qua khảo sát, ta có thể đánh giá mức độ kỷ luật trẻ trong giờ học là cao. Tuy nhiên không phải bất kỳ lỗi nào GV cũng kỷ luật, ở đây chủ yếu những lỗi liên quan đến hành vi quá nghịch ngợm hoặc vô lễ. Còn về hứng thú, thái độ học tập thì mức độ kỷ luật thấp, cụ thể “trẻ không chú ý nghe giảng” ĐTB = 1.88, “trẻ tỏ thái độ không muốn học bài” ĐTB 2.07 đều ở mức trung bình thấp. Khi được hỏi cụ thể thì GV nói “khi trẻ không chú ý nghe giảng, hoặc tỏ thái độ không thích học bài có thể là do mình không gây được hứng thú với trẻ, nên mình phải tìm cách động viên trẻ”.

Bảng3.5: Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ học và hoạt động ngoài giờ

Tình huống

Mức độ

ĐTB Thƣờng

xuyên Thi thoảng

Không bao giờ

N % N % N %

Giờ học 2.36

1. Trẻ không chú ý nghe cô giảng 11 9.2 84 70.0 25 20.8 1.88 2. Trẻ nói chuyện với bạn bên cạnh 39 32.5 67 55.8 14 11.7 2.21 3. Trẻ hay kéo áo (váy) của bạn phía trước 35 29.2 85 70.8 0 0.0 2.29

4. Trẻ đẩy bàn ghế xộc xệch 33 27.5 77 64.2 10 8.3 2.19

5. Trẻ vẽ nguệch ngoạc vào vở mình hoặc

7. Trẻ xé bài vở của mình hoặc của bạn 85 70.8 35 29.2 0 0.0 2.71

8. Trẻ ném đồ d ng học tập 81 67.5 39 32.5 0 0.0 2.68

9. Trẻ chạy lăng xăng trong giờ học 91 75.8 29 24.2 0 0.0 2.76 10. Trẻ tỏ thái độ không muốn học bài 47 39.2 35 29.2 38 31.7 2.07

Hoạt động ngoài giờ 2.72

11. Trẻ tranh giành đồ chơi của bạn 86 71.7 25 20.8 9 7.5 2.64 12. Trẻ cào bạn khi không lấy được đồ

chơi 92 76.7 28 23.3 0 0.0 2.77

13. Trẻ đuổi đánh nhau khi chơi 90 75.0 30 25.0 0 0.0 2.75

14. Trẻ phá đồ chơi của bạn 88 73.3 32 26.7 0 0.0 2.73

15. Trẻ chạy ra khỏi khu vực của lớp 85 70.8 34 28.3 1 .8 2.70

16. Trẻ chống đối 89 74.2 31 25.8 0 0.0 2.74

17. Trẻ nói dối 88 73.3 32 26.7 0 0.0 2.73

ĐTB thang đo 2.56

Mức độ kỷ luật trẻ trong hoạt động ngoài giờ.

Hoạt động ngoài giờ bao gồm những hoạt động góc, hoạt động chơi tự do, hay dã ngoại…Trong hoạt động ngoài giờ của trẻ xuất hiện rất nhiều tình huống khó lường, đòi hỏi GV phải thực sự linh hoạt mới bao quát được cả lớp. Có những tình huống cụ thể như “trẻ cào bạn khi không lấy được đồ chơi” GV cho rằng thường xuyên gặp phải, vì vậy (76.8%) GV chọn mức thường xuyên, ĐTB =2.77 ở mức cao nhất. Nhóm thứ hai là “trẻ đuổi đánh nhau khi chơi” ĐTB = 2.75. Những tình huống khác như “trẻ phá đồ chơi của bạn” “trẻ chạy ra khỏi khu vực của lớp” đều ở mức độ cao (ĐTB =2.73, ĐTB = 2.70).

Những tình huống này đa phần đều là các tình huống liên quan đến sự an toàn và tính mạng của trẻ nên các GV không thể lơ đãng được. Chị M chia sẻ “Giờ chơi của trẻ là giờ khó đi vào nề nếp nhất, mặc dù cô giáo vẫn thường xuyên nhắc nhở trước khi chơi nhưng việc trẻ cào cắn nhau, trẻ tranh dành đồ chơi hầu như ngày nào cũng gặp, thường xuyên phải kỷ luật”.

1.94 1.86

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)