.11Cảm xúc của GVMN sau khi kỷ luật trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 78 - 80)

Nội dung Thƣờng xuyên (%)

Thi thoảng (%)

Không bao giờ

(%) ĐTB ĐLC Lo lắng 19.2 64.2 16.7 2.02 .600 Tức giận 21.7 65.8 12.5 2.09 .579 Ấm ức 28.3 19.2 52.5 1.75 .869 Hung hăng 20.0 9.2 70.8 1.49 .809 Khó chịu 16.7 32.5 50.8 1.65 .750 Mệt mỏi 30.0 61.7 8.3 2.21 .582 Muốn khóc 0.8 20.0 79.2 1.25 .664 Căng thẳng 19.2 45.0 35.8 1.83 .725 Thỏa mãn 5.8 72.5 21.7 1.84 .502 Hài lòng 11.7 68.3 20.0 1.91 .558 ĐTB 1.83

Một số cảm xúc tiêu cực: Sau khi kỷ luật trẻ cô cảm thấy mệt mỏi , ĐTB = 2.21ở mức bình thường, lý giải vì sao cô cảm thấy mệt mỏi, một GV chia sẻ “ngày nào đến lớp cũng phải xử lỷ những tình huống khác nhau, trẻ nghịch ngợm, trẻ đánh nhau, trẻ tranh dành đồ chơi, trẻ thưa gửi, mách bạn…cô nhắc nhở thường xuyên hôm sau lại tái diễn, cô phạt bạn này, hôm sau có bạn lại tương tự, nhiều lúc cảm thấy bất lực”.

GV còn cảm thấy tức giận ĐTB =2.09 xếp hạng thứ hai, tức giận có nghĩa là GV không kiềm chề được cảm xúc khi trẻ mắc lỗi hoặc GV có những suy nghĩ thiên lệch, tiêu cực về sự việc nên dẫn đến tức giận.

Thứ ba là cảm xúc “lo lắng” với ĐTB = 2.02, đằng sau sự tức giận thường là cảm giác lo lắng, thất vọng, khó chịu. Tuy nhiên các cung bậc cảm xúc của GV ở đây đều ở mức trung bình hoặc thấp. Điều này cho thấy GV cũng đã có những kỹ năng nhất định trong việc kiểm chế, điều hòa cảm xúc.

Ngoài những cảm xúc tiêu cực sau khi kỷ luật trẻ GV cũng có những giây phút cảm thấy “hài lòng” “thỏa mãn” vì trẻ đã tỏ ra khá ngoan ngoãn sau khi cô đưa vào nề nếp (ĐTB = 1.91, ĐTB=1.84).

Thực tế, khi quan sát ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ cho thấy, nhiều giáo viên rất ân cần niềm nở đối với trẻ, ngay cả khi trẻ tỏ ra ương bướng chống đối. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số GV tỏ ra mệt mỏi, cáu giận mỗi khi trẻ mắc lỗi, hoặc thờ ơ bỏ mặc trẻ tự giải quyết. Hơn thế nữa, một số GV có hành vi ứng xử phù hợp nhưng thái độ lại không phù hợp. Ví dụ, có trường hợp một trẻ làm đổ đồ chơi, hệ quả logic là cô cho trẻ phải tự dọn đồ chơi của mình, thay vì bình tĩnh nói nhẹ nhàng với trẻ thì có những GV sẽ quát mắng, hoặc nói giọng to, hằn học “anh/chị ra dọn đồ chơi cho tôi ngay lập tức…”. Như vậy trẻ cũng sẽ cảm thấy mình đang bị ép buộc làm theo quy tắc, và sợ thái độ của cô. Bởi vậy, thái độ của GVMN đối với trẻ mẫu giáo luôn luôn phải ân cần niềm nở, mang tình yêu thương chân thành nhất đến với trẻ.

3.2 Ảnh hƣởng từ ứng xử của GV với sự phát triển tâm lý của trẻ.

Ứng xử của giáo viên có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ thông qua nhiều mặt. Dưới đây chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được một số khía cạnh sau:

Ứng xử của của GVMN và sự tự tin của trẻ.

Quan sát thực tế cho thấy, mỗi hành vi ứng xử của GV đều có những ảnh hưởng nhất định tâm lý trẻ. Khi GV yêu thương, chăm sóc, vui vẻ thì khoảng cách giữa cô và trẻ trở nên gần gũi, khi GV vô tâm, hững hờ, hoặc cáu giận thì khoảng cách giữa cô và trẻ cũng xa dần, trẻ cảm thấy thiếu tự tin, sợ sệt mỗi khi ở bên cô. Nói cách khác ứng xử của GV có mối liên hệ đến sự tự tin của trẻ (r= 0,774). Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)