Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 82 - 86)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến ứng xử của GVMN

3.3.1. Những yếu tố chủ quan

Bảng 3.14 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của GVMN

TT Nội dung ĐTB ĐLC

Những yếu tố chủ quan

1 Sự hiểu biết về phương pháp kỷ luật 3.58 .495

2 Sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý trẻ theo lứa tuổi 3.56 .785

3 Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ 3.47 .798

4 Thái độ với nghề nghiệp 3.54 .684

Những yếu tố khách quan

7 Số lượng trẻ trong lớp học 3.32 .831

8 Áp lực công việc 2.48 1.180

9 Được tham gia các lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp,

ứng xử 3.09 1.045

10 Sự quan tâm từ phía gia đình và nhà trường. 2.83 1.169 Hai điều kiện căn bản để đưa được ra những cách thức ứng xử phù hợp với lứa tuổi MG chính là sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý trẻ, và sự hiểu biết về bản chất phương pháp kỷ luật. Khi điều tra, các GV đều cho rằng điều này đúng, với “sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý trẻ” ĐTB =3.58, “sự hiểu biết về bản chất phương pháp kỷ luật trẻ” ĐTB=3.56. Thực tế, khi cô không có hiểu biết về đặc điểm tâm lý trẻ, và

bản chất của các hình thức kỷ luật thì sẽ nhìn nhận sai về trẻ, không biết cách áp dụng những phương pháp kỷ luật sao cho phù hợp.

Thứ ba là thái độ với nghề nghiệp, đây vẫn là yếu tố được nhà trường và phụ huynh quan tâm hàng đầu. Bản thân các GV khi được điều tra cũng nhận thấy tầm quan trọng của thái độ với nghề nghiệp ĐTB = 3.54. Nếu giáo viên có thái độ yêu thích, say sưa, tâm huyết với nghề sẽ là tiền đề căn bản để cô chăm lo, yêu thương và quan tâm trẻ. Ngược lại GV không yêu thích công việc GVMN, sẽ hững hờ, thờ ơ với trẻ, có thể dẫn tới nhiều yếu tố tiêu cực khác nhau.

Thực tế khi điều tra mối liên hệ giữa thái độ nghề nghiệp và ứng xử chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Trong 100% (30 GV) có thái độ bình thường với nghề mầm non thì có tới 56.7% (17 GV) có hành vi ứng xử tiêu cực và 43.3% (13 GV) ứng xử tích cực. Như vậy GV thuộc nhóm có thái độ bình thường với nghề mầm non thường có tỷ lệ hành vi ứng xử tiêu cực cao hơn so với tích cực

Trong 100% GV có thái độ khá yêu thích với nghề mầm non thì có tới 69.4% GV có hành vi ứng xử tích cực và 30.6 % GV ứng xử tiêu cực. Chúng ta có thể hiểu là GV có thái độ khá yêu thích với nghề mầm non thường có tỷ lệ hành vi ứng xử tích cực cao hơn sao với tiêu cực và những GV có thái độ rất yêu thích với nghề mầm non đều không có hành vi ứng xử tiêu cực.

Như vậy có thể thấy rằng thái độ với nghề nghiệp có một mối liên quan nhất định tới ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ.

Bảng 3.15 Hành vi ứng xử của GVMN với thái độ nghề nghiệp

Thái độ Hành vi ứng xử Tổng

Tiêu cực Tích cực

Thái độ với nghề nghiệp

Bình thường SL 17 13 30 % 56.7 43.3 100 Khá yêu thích SL 22 50 72 % 30.6 69.4 100 Rất yêu thích SL 0 18 100 % 0.0 100 100 Tổng SL 39 81 120 % 32.5 67.5 100.0

Thứ tư trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của GV trong kỷ luật trẻ.

Trong tổng số 95 (100%) Gv học đúng chuyên ngành mầm non thì có 73 GV (76.8%) GV có hành vi ứng xử tích cực, và 22 GV (23.2%) ứng xử theo chiều hướng tiêu cực. Nghĩa là GV đã được đào tạo về giáo dục mầm non vẫn có những hành vi ứng xử tiêu cực, nhưng tỉ lệ tích cực cao hơn. Bởi vì thực tế GV đã được đào tạo và nắm bắt được nguyên tắc yêu cầu khi dạy trẻ.

Bảng 3.16 Ứng xử của GVMN với chuyên môn đào tạo

Chuyên môn

Hành vi ứng xử

Tổng Tiêu cực Tích cực

Chuyên môn đào tạo Mầm non

SL 22 73 95

% 23.2 76.8 100

Ngành khác SL 17 8 25

Trong 100% (25 GV) học trái ngành thì có tới 68% (17 GV) có hành vi ứng xử tiêu cực, và 32% (8GV) ứng xử tích cực. Khi chưa được đào tạo chuyên nghành mầm non, GV sẽ có những ứng xử mang tính kinh nghiệm, thói quen, chưa nắm được yêu cầu nguyên tắc khi nuôi dạy trẻ dễ dẫn đến những hành vi ứng xử tiêu cực. Tuy nhiên có những GV học trái nghành nhưng vẫn có hành vi ứng xử tích cực đó có thể liên quan đến nhận thức, hiểu biết hoặc lòng yêu nghề.

Một yếu tố nữa mà chúng tôi cho rằng có liên quan đó chính là môi trường làm viêc của hệ công lập và tư thục. Điều tra các giáo viên chúng tôi thấy GV ở trường mầm non công lập đều được đào tạo đúng chuyên nghành mầm non, hoặc sư phạm nhạc họa. Đây là một thuận lợi giúp cho GVMN nắm bắt được những yêu cầu của việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Ở các trường mầm non tư thục thì có cả những GV học mầm non, chuyên nghành liên quan và cả những chuyên nghành khác không liên quan. Tuy nhiên thực tế khối tư thục là do các cá nhân mở trường ra nhằm thu hút con em vào học, khi phụ huynh cho con học tại đây thì chi phí phải trả sẽ cao hơn so với hệ công lập. Phụ huynh có quyền được nhận xét đánh giá dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng của trường, vì vậy thái độ của giáo viên tại trường mầm non tư thục cũng phải chu đáo, cẩn thận hơn, nhất là những trường chất lượng cao hay trường quốc tế. Còn những trường công lập tại Hà Nội, lớp học thì luôn quá tải, trẻ muốn đi học phải xếp hàng nộp đơn, điều này cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến cách ứng xử của GV. Vậy qua kết quả điều tra thực tế thì sao?

Bảng 3.17 Hành vi ứng xử của GVMN và môi trường làm việc

Trƣờng Hành vi ứng xử Tiêu cực Tích cực Tổng Công lập SL 22 38 60 % 36.7 63,3 100.0 Tư thục SL 17 43 60 % 28.3 71.7 100 Tổng SL 39 81 100 % 32.5 67.5 100.0

Theo dõi bảng số liệu chúng ta nhận thấy trong 100% (60GV) dạy tại trường công lập có 36.7% có hành vi ứng xử tiêu cực và 63.3 % có hành vi ứng xử tích cực.

Trong 100% (60GV) dạy tại các trường mầm non tư thục có 32.5 % GV có hành vi ứng xử tiêu cực và 67.5% GV có hành vi ứng xử tích cực. Như vậy tỉ lệ GV ở khối công lập thường nghiêm khắc hơn GV dạy ở các trường tư thục. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các trường công và tư không đáng kể, bởi còn có nhiều yếu tố liên quan như chuyên ngành đào tạo, thái độ nghề nghiệp…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)