.6 Những hình thức kỷ luật của GVMN đối với trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 63 - 67)

Nội dung

Mức độ

ĐTB Thƣờng

xuyên Thi thoảng Không bao giờ

N % N % N %

1. Úp mặt vào tường 85 70.8 35 29.2 0 0.0 2.71

2. Đứng giơ tay lên đầu 75 62.5 41 34.2 4 3.3 2.59

3. Đứng 1 chân 72 60.0 47 39.2 1 .8 2.59 4. Nhảy lò cò 77 64.2 40 33.3 3 2.5 2.62 5. Ra đứng một mình ngoài hành lang 4 3.3 8 6.7 108 90.0 1.13 6. Đứng góc lớp 84 70.0 25 20.8 11 9.2 2.61 7. Nhốt phòng trống (nhà kho) 10 8.3 12 10.0 98 81.7 1.27 8. Đứng trong nhà vệ sinh 5 4.2 12 10.0 103 85.8 1.18 9. Tự dọn đồ mà trẻ làm rơi hoặc đổ, vỡ… 16 13.3 82 68.3 22 18.3 1.95 10. Đét đít 12 10.0 81 67.5 27 22.5 1.88

12. Cho nhịn ăn, uống 3 2.5 12 10.0 105 87.5 1.15 13. Phê bình trẻ trước cả lớp 78 65.0 31 25.8 11 9.2 2.56 14. Chế nhạo trẻ bằng cách cho các bạn

chê cười (ê ) 76 63.3 38 31.7 6 5.0 2.58

15. Cho các bạn loại trừ ra khỏi nhóm 11 9.2 23 19.2 86 71.7 1.38

16. Quát mắng trẻ 50 41.7 65 54.2 5 4.2 2.38

17. Dọa trẻ: Ví dụ dọa không cho về,

chuột cắn… 51 42.5 65 54.2 4 3.3 2.39

18. Véo tai 3 2.5 10 8.3 107 89.2 1.13

19. D ng roi, thước đánh vào tay, chân 4 3.3 7 5.8 109 90.8 1.13 20.Nhấn mạnh điểm sai của trẻ để trẻ

nhớ và xấu hổ 64 53.3 43 35.8 13 10.8 2.43

21. Thiết lập nội quy để rèn nếp cho trẻ 55 45.8 63 52.5 2 1.7 2.44 22. Lắng nghe trẻ giải thích 53 44.2 67 55.8 0 0.0 2.44 23. Để trẻ tự chịu trách nhiệm về hành vi

của mình. 36 30.0 70 58.3 14 11.7 2.18

24. Trẻ tự nhận lỗi trước cô 43 35.8 65 54.2 12 10.0 2.26 25. Nhắc nhở nội quy cho trẻ trước mỗi

hoạt động 41 34.2 56 46.7 23 19.2 2.15

26. Trẻ hay quậy phá thì gặp riêng nhắc

nhở trước. 28 23.3 48 40.0 44 36.7 1.87

Qua khảo sát chúng ta thấy GV đều sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực và tiêu cực với nhiều mức độ khác nhau.

Những hình thức như “ra đứng một mình ngoài hành lang” với rất ít (3.3%) GVchọn thường xuyên, (6,7%) GV chọn thi thoảng, còn (90%) GV chọn không bao giờ. Như vậy ĐTB = 1.13 rất thấp. Các hành vi “Véo tai” ĐTB= 1.13, “d ng roi thước đánh vào chân tay” ĐTB =1.13. Nhốt trong nhà kho ĐTB = 1.27, “nhốt trong nhà vệ sinh” ĐTB = 1.18. Đây đều là những hình thức trừng phạt mang tính tiêu cực, điều đáng mừng là số lượng GV sử dụng các hình thức này ở mức độ thấp. Lý giải điều này đa phần các GV cho rằng “những gì liên quan đến tính mạng, như để trẻ một mình, nhốt nhà vệ sinh, đánh đập…chúng tôi hầu như không áp dụng, vì có thể gậy hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần và thể xác của trẻ. Mấy năm vừa rồi nhiều vụ bị đưa lên mạng cô giáo nhốt và bỏ quên trẻ trong nhà vệ sinh, cho trẻ vào thùng phi… bị cư dân mạng lên án mạnh mẽ, đó cũng là một bài học để chúng tôi suy nghĩ cân nhắc mọi hành vi ứng xử trong kỷ luật trẻ.

Tuy nhiên ít GV sử dụng những hình thức trừng phạt thân thể, có nghĩa là hằng ngày ở đâu đó vẫn có những trẻ bị chịu những trận đòn, hay bị nhốt vào nhà vệ sinh…và thực tế bạo lực học đường ở lứa tuổi mầm non vẫn tồn tại. Điển hình là vụ các cô giáo ở cơ sở mầm non Sơn Ca, Quảng Bình đã nhét giẻ vào mồm, trói trẻ mầm non mới 15 tháng tuổi vào ngày 05/10/215 vừa qua.

Chia sẻ điều này một GV nói “nhiều khi GV quá tức giận, không thể kiềm chế được bản thân, mặc dù mình biết làm như vậy là không tốt cho trẻ, nhưng bạn cứ phải ở vị trí như chúng tôi bạn mới biết được, bởi vì hằng ngày chính bản thân cha mẹ cũng dùng nhiều hình thức trừng phạt với con cái khi tức giận”.

Khi được làm việc tại các trường mầm non tôi cũng được chứng kiến, quan sát thấy, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp hy hữu. Chia sẻ về điều này có phụ huynh tâm sự “con tôi đây, vừa năm ngoái bị cô giáo trường tư thục dùng cây nến bằng nhựa dẻo đánh tím mông mấy ngày không hết, tôi phải làm ầm lên, cô giáo đó buộc phải nghỉ việc vì tôi không thể chấp nhận được GV như vậy”.

Còn những hành vi như úp mặt vào tường có 70.8% chọn thường xuyên , 29.2% GV chọn thỉnh thoảng, ĐTB = 2.71 ở mức độ cao. “Nhảy lò có có” ĐTB = 2.62, “đứng giơ tay lên đầu”, “đứng một chân” đều có điểm TB = 2.59 ở mức cao.

Những hành vi ứng xử mang tính tích cực như “để trẻ tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình” “lắng nghe trẻ giải thích” ĐTB = 2.44 ở mức khá cao, “trẻ tự nhận lỗi trước cô” ĐTB = 2.26 “nhắc nhở nội quy trước mỗi hoạt động” ĐTB = 2.15 ở mức trung bình.

Như vậy các GV đều sử dụng cả những phương pháp kỷ luật tích cực và tiêu cực, tuy nhiên cách sử dụng như thế nào và trong tình huống nào, có thực sự ph hợp và mang lại hiệu quả tích cực hay không mới là điều chúng ta quan tâm. Dưới đây là thực trạng ứng xử của GV trong các tình huống giả định.

Thực trạng ứng xử của GVMN trong kỷ luật trẻ thông qua các tình huống giả định

Theo như phân tích thực trạng hành vi ứng xử ở trên, chúng tôi thu được kết quả là mức độ kỷ luật của GV trong kỷ luật trẻ MG là ở mức trung bình, GV sử dụng cả các hình thức ứng xử tích cực và tiêu cực. Vậy thì có bao nhiêu phần trăm giáo viên ứng xử tích cực và bao nhiêu phần trăm giáo viên ứng xử tiêu cực. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và kết quả cụ thể như sau:

Ở đây chúng tôi đã đưa ra 5 tình huống khác với 6 cách giải quyết tình huống mà giáo viên thường hay hặp gặp. Để xác định được những hành vi ứng xử trên, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Là một phương pháp phân tích thống kê d ng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

Trong phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi phải căn cứ vào hệ số KMO - một chỉ tiêu để xem xét sự phù hợp cho việc phân tích EFA. ( 0.5< KMO ). Với hệ số KMO = 0,63(> 0,5) đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích.

Từ các tình huống ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 2 nhân tố, tương ứng với 2 nhóm GV có hành vi ứng xử: Tích cực và tiêu cực.

Cách xử lý tình huống của GVMN lớp MGB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)