TH Xu hướng Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3 Tình huống 4 Tình huống 5 Tích cực 55.0 50.0 77.5 75.0 57.5 Tiêu cực 45.0 50.0 22.5 25.0 42.5
Trong các tình huống của MGN chúng tôi thiết kế 5 tình huống khác nhau trong các giờ học, giờ ăn, giờ chơi…. Tổng kết các tình huống lại có 35% GV có hành vi ứng xử tiêu cực trong kỷ luật trẻ và 65% GV có hành vi ứng xử tích cực.
Tích cực Tiêu cực 35%
65%
Trong đó có tình huống 2 (phụ lục) có tỷ lệ hành vi ứng xử tích cực và tiêu cực bằng nhau = 50%. Đây là tình huống xảy ra trong giờ chơi, hai bạn tranh giành đồ chơi sau đó cào xước mặt bạn. Trong số 50% GV lựa chọn ứng xử theo xu hướng tiêu cực thì có duy nhất 1 GV (2.5%) lựa chọn phương án tiêu cực “nhốt sóc vào nhà kho ngồi cho sóc sợ”. Thực tế đây là việc bị nghiêm cấm, bởi vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, hoặc làm cho trẻ hoảng loạn tinh thần.
Phương án “sóc phải ở lại muộn để xin lỗi mẹ Bống” vì hành vi cào bạn Bống, mới nghe qua thì giống như hệ quả logic trẻ có lỗi nên phải chịu trách nhiệm trước gia đình bạn Sóc, nhưng thực tế ứng xử theo phương án này không hề logic vì Sóc có lỗi với Bống, người Sóc phải xin lỗi là Bống, khi kéo người thứ ba vào trong cuộc sẽ làm trẻ cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Trong số 40 GV MGN được điều tra thì có 4 GV (15%) chọn phương án này. Và cuối c ng cách “phê bình Sóc trước lớp để các bạn trong lớp không tái phạm nữa” chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 27.5%.
Lý giải vì sao trong tình huống này có tới 50% GV lựa chọn theo phương án tiêu cực cô L.K giãi bày “Trẻ cào cấu nhau nguy hiểm lắm, mình không phạt nghiêm khắc lần sau trẻ lại tái phạm. Phụ huynh cũng tỏ ra không hài lòng khi cô để con bị cào cấu..,”
Một tình huống nữa là trong giờ học, nói về một “trẻ học kém, mất tập trung, khi nào cô giáo lại gần hướng dẫn hay nói đến mình là con khóc, nhưng cô quay đi con lại cười đ a với các bạn bên cạnh như không có chuyện gì xảy ra.” Tình huống này cũng có tới 45% GV có hành vi ứng xử mang tính tiêu cực. Trong đó hành vi “phê bình trẻ trước lớp” chiếm cao nhất 17.5%, đây giống như một thói quen từ xưa, có thể GV cho rằng nó vô hại. Đứng thứ hai “Cô không nói nhiều, mời ra khỏi phòng học 5 phút” chiếm 12.5%. Khi cô không nói gì, mời trẻ ra khỏi phòng, trẻ sẽ không hiểu mình sai ở chỗ nào, cô cũng thể hiện sự hững hờ không tâm huyết với trẻ. Và cuối c ng “chỉ ra những người bạn vừa ngoan lại học giỏi cho con nhìn mà học tâp” chiếm 15%, đây thực chất là cách giải quyết mang tính so sánh, không phải nêu gương. Bởi mỗi trẻ là một cá thể duy nhất, không ai giống ai, nên việc cô so sánh trẻ vô tình làm trẻ thấy xấu hổ và các bạn khác cũng bị ảnh hưởng bởi nhận xét đó.
Tóm lại, ứng xử trong kỷ luật với trẻ MGN cho thấy tỉ lệ % cô sử dụng hình thức tiêu cực cao hơn một chút (MGB =32%, MGN =35%) được giải thích như sau: Sau một năm đến lớp, đến trường trẻ đã quen với môi trường ở lớp, quen cô giáo và bạn bè, hành động tự tin hơn, thể hiện sự khác biệt hành vi rõ rệt hơn, tính ngẫu hứng xung động của hành vi rõ hơn, trẻ lớn hơn và khó bảo hơn MGB nên cô sử dụng hình thức tiêu cực cao hơn, ph hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, cũng với mục đích ngăn chặn ngay tức thời các hành vi xâm hại đến thân thể bè bạn của trẻ.
Mẫu giáo lớn: