.3 Hành vi ứng xử của GV để đảm bảo tính kỷ luật trong lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 56 - 58)

STT Nội dung Số lƣợng %

1 Thiết lập một nội quy rõ ràng trong lớp 10 8.3

2 Khi trẻ mắc lỗi thì chỉ cho cả lớp biết để các bạn không tái phạm nữa.

17 14.2 3 Luôn luôn kiểm soát, quản lý hành vi của trẻ 28 23.3 4 Không đưa ra nội quy gì, chỉ phạt khi trẻ làm sai 12 10.0 5 Hướng dẫn nội quy thường xuyên trước mỗi hoạt động của lớp 35 29.2 6 Thỉnh thoảng hướng dẫn các nội quy trước các hoạt động

của lớp

18 15.0

Tổng

Hành vi ứng xử phù hợp 73 60.8

Hành vi ứng xử chưa ph hợp 47 39.2

Việc thiết lập nội quy là điều kiện căn bản để đảm bảo cho lớp ổn định, một ngày ở lớp sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau giữa cô và trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tình huống khiến cô phải xử lý và có thể có những lúc cần dùng

đến các phương pháp kỷ luật. Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ kỷ luật trẻ thông qua hành vi trong các hoạt động ăn, ngủ và sinh hoạt.

Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ ăn

Đối với các trẻ lứa tuổi MG, các cô thường rèn trẻ tự phục vụ bản thân như tự lấy đồ ăn, tự xúc ăn, ăn xong cất bát...Tuy nhiên các con còn non nớt, nên vẫn có trẻ chưa biết xúc, có trẻ hay đánh đổ cơm, trẻ nôn chớ, ngậm đồ ăn…

Qua điều tra, có một số hành vi khiến GV lựa chọn phương pháp kỷ luật như “trẻ nghịch bát, thìa làm đổ cơm xuống sàn nhà” ĐTB =2.38 ở mức cao nhất. Sau đó đến “trẻ đẩy bàn làm đổ bát cơm” ĐTB =2.16 ở mức trung bình. Còn khi “trẻ không ăn hết suất” “trẻ không tự xúc” hay “trẻ chớ ra quần áo…” thì mức độ kỷ luật ít hơn (ĐTB = 1.82, ĐTB = 1.46, ĐTB = 1.49).

Lý giải điều này một giáo viên tên V.A đã chia sẻ “trẻ cũng như người lớn, có lúc hứng thú, có lúc chán ăn, có món trẻ thích, có món trẻ không thích…nên tôi không quá gay gắt trong chuyện ăn uống của trẻ”

GV B.N cũng cho rằng: “càng ép, trẻ càng sợ ăn, rất nhiều vụ GV bị đưa lên mạng vì ép trẻ ăn quá đáng nên chúng tôi cũng rút kinh nghiệm, chỉ khi nào trẻ quá ngỗ ngược hoặc chống đối trong giờ ăn thì buộc cô phải kỷ luật để lớp đi vào nề nếp”.

Thực tế khi quan sát và làm việc tại một số trường mầm non có nhiều trẻ biếng ăn, ăn chậm, hoặc nôn chớ trong giờ ăn…, nhiệm vụ của GV là phải đảm bảo cho trẻ ăn hết suất, ở một số trường tư thục khi trẻ sút cân, phụ huynh, nhà trường cũng có nhắc nhở khiển trách…Vì vậy việc kỷ luật khi trẻ không ăn hết suất có 71.7 % GV lựa chọn thi thoảng, ĐTB = 1.82 ở mức độ trung bình. Như vậy, hằng ngày trong giờ ăn, vẫn có một số GV đưa ra các hình thức kỷ luật đối với trẻ (ĐTB = 1.88) ở mức TB.

Mức độ kỷ luật trẻ trong giờ ngủ

Trong giờ ngủ những hành vi mắc lỗi liên quan đến tính mạng và sự an toàn của trẻ như: “trẻ cắn bạn khi ngủ các GV kỷ luật nhiểu nhất, có 40% GV chọn thường xuyên, và 58.3% GV chọn thi thoảng, ĐTB =2.38 ở mức cao. Thực tế quan

sát tại các trường cũng cho thấy, GV tỏ ra khá nghiêm khắc với những hành vi cắn, cấu bạn, lý giải điều này một GV trường tư thục tại Cầu Giấy nói “Trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng tôi là đảm bảo an toàn tuyện đối cho trẻ, chính vì vậy những trẻ nào hay cào, cắn, phải đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc để lần sau con không cắn bạn nữa. Khi con bị cắn nhiều phụ huynh cũng không hài lòng, chúng tôi sẽ bị tích lỗi vì không bao quát được trẻ”.

Thứ hai, “trẻ trêu bạn khi ngủ” có 40.8% GV chọn thường xuyên, 48.3% GV thi thoảng, chỉ có 10.8% GV chọn không bao giờ. ĐTB =2.30 chạm mức cao. Thứ ba là “trẻ đòi đi vệ sinh liên tục để trốn ngủ” ĐTB =2.28 ở mức trung bình cao.

Đối với những “trẻ tè dầm ị đ n” hoặc “khóc đòi mẹ” trong giờ ngủ thông thường GV ít kỷ luật (ĐTB = 1.32, ĐTB = 1.28) ở mức thấp.

Mức độ kỷ luật trẻ trong vệ sinh

Trẻ MG là lứa tuổi đã biết tự vệ sinh cá nhân cho mình, cô chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn các con thực hiện. Tuy nhiên cũng thường xuyên xuất hiện những tình huống mà cô phải kỷ luật như: khi “trẻ nghịch nước làm ướt quần áo” (45.0%) GV chọn thường xuyên, (47.5%) GV chọn thi thoảng, (7.5%) chọn không bao giờ, ĐTB = 2.37 ở mức cao. Theo như đánh giá của GV thì việc trẻ nghịch nước làm ướt quần áo là việc tránh tối đa, để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cho trẻ.

Ngoài ra hành động “phì nước bọt vào bạn khác” ĐTB = 2.29 cũng thể hiện rằng GV rất chú trọng việc trẻ có hành vi thiếu tôn trọng bạn bè.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi ứng xử của giáo viên trong kỷ luật trẻ mẫu giáo (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)