Các Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi – Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 28 - 30)

Để khuyến khích một cách tiếp cận mang tính lục địa, các Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) - Liên minh Châu Phi (AU) đã được tổ chức. AU gồm tất cả các nước Châu Phi, trừ Maroc và các nước bị đình chỉ vì đảo chính. EU có 15 thành viên vào năm 2000 và 27 thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh vào năm 2007, 2010 và 2014.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Cairo vào năm 2000. Không có quyết định gì lớn được đưa ra, nhưng đã đánh dấu một quan hệ đối tác liên lục địa.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai năm 2007 đã dẫn đến việc thông qua Chiến lược chung Liên minh Châu Âu - Phi (SCEA), bao gồm bốn lĩnh vực: Thúc đẩy hòa bình và an ninh là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội; Tôn trọng quản trị dân chủ và quyền con người; Phát triển thương mại và hội nhập khu vực; và Phản ứng với các vấn đề quan trọng trong phát triển. SCEA đã đánh dấu mong muốn thiết lập một quan hệ đối tác toàn cầu giữa Châu Phi và Châu Âu.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh thứ ba ở Tripoli trong năm 2010 mà lẽ ra phải khởi động lại cuộc đối thoại giữa hai châu lục và làm sâu sắc thêm Chiến lược thì nay lại đi đến một ngã rẽ khác. Đại tá Gaddafi, người đứng đầu nhà nước Libya, đã hướng cuộc thảo luận vào chủ đề thực dân, làm chệch hướng của hội nghị là bàn về phương hướng hợp tác giữa hai châu lục.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư (năm 2014) được tổ chức ở Brussels (Bỉ). Lãnh đạo hai châu lục cam kết tăng cường trợ giúp Cộng hòa Trung Phi giải quyết bạo lực đang lan rộng, nỗ lực giảm làn sóng tị nạn, đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế.

Sau sự xuất hiện và sự nổi lên của các cường quốc kinh tế mới trên thế giới, Châu Âu không còn là đối tác độc quyền của Châu Phi. Điều này làm tăng thêm các điều kiện thuận lợi hơn cho các cuộc đàm phán của các nước Châu Phi.

Nhìn chung, kể từ đầu những năm 1960, quan hệ giữa các quốc gia Châu Âu và Châu Phi chủ yếu dựa vào thương mại và hỗ trợ phát triển. Pháp đã tổ chức ngày một nhiều hơn các chương trình độc quyền thương mại với Châu Phi nhưng chỉ trong khuôn khổ các hiệp định ký kết giữa cộng đồng.

Tuy nhiên, sự gia tăng của các cuộc xung đột từ làn sóng độc lập của các nước Châu Phi là một yếu tố làm giảm hiệu quả của hợp tác kinh tế giữa Châu Phi và Châu Âu. Sự thất bại trong hoạt động viện trợ phát triển dẫn đến việc hai châu lục cần nhanh chóng thiết lập những mối tương quan giữa an ninh, ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)