ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PH
3.3. Triển vọng tƣơng la
Về Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp, tại Điện Élysée, trong khuôn khổ Hội nghị các Đại sứ, ngày 27/08/2012, Tổng thống François Hollande đã có bài phát biểu ngắn gọn nhưng rất chi tiết, liên quan mật thiết đến các hoạt động hợp tác của Pháp với Châu Phi trong tương lai.
Đánh giá tình hình thế giới, ông phát biểu: “… Đối với tôi, cái tạo nên đặc trưng của thế giới hôm nay là sự bất ổn của nó, một trật tự cũ đã qua đi, nhưng vẫn chưa xuất hiện một trật tự nào khác. Quyền hạn mới đã nổi lên, mạnh mẽ bởi lượng dân số, bởi kinh tế, song vẫn miễn cưỡng chấp nhận vị trí cũng như trách nhiệm của mình. Các khối đã biến mất từ lâu, nhưng các khối mới vẫn đang tìm kiếm, dựa trên địa lý, sở thích, sự tương đồng trong văn hóa, tuy nhiên thiếu sự gắn kết giữa chúng. Các mối đe dọa mới đã tích lũy, chủ nghĩa khủng bố đã không biến mất và thậm chí lan rộng sang các lĩnh vực khác như ở Châu Phi, ma túy đã trở thành tai họa lớn của thập kỷ tiếp theo, các đại dịch lớn lan qua biên giới, việc lạm dụng công nghệ thông tin có thể cung cấp điều tốt nhất nhưng cũng là tồi tệ nhất khi nói về các quyền tự do cá nhân. …”44.
Với việc xác định hoàn cảnh thế giới như vậy, một lần nữa Pháp đã tự xác định vị trí của chính mình, để biết cần phải làm gì và đặc biệt là những gì nó có thể làm. “Chúng tôi sẽ đến những nơi mà bản sắc lịch sử, địa lý, chính trị của chúng tôi được giới thiệu, được mong đợi, được hy vọng và trở nên đặc biệt hữu ích. Vì vậy, chúng tôi sẽ để lại những giá trị phổ quát của mình,
44
trong đó có Pháp soi sáng thế giới và sẽ phải tiếp tục xác định hành động quốc tế của mình.”45 Pháp vẫn khẳng định và muốn giữ vị trí là một cầu nối giữa các quốc gia, bao gồm cả thị trường mới nổi, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Đông và Tây. Pháp luôn muốn mình là một nhân tố điều phối các cuộc đối thoại giữa các nền văn minh. Pháp là một cường quốc thế giới, một trong số ít các nước vẫn có một phạm vi ảnh hưởng rất rộng trong các hành động, với năng lực hạt nhân, liên tục tham gia vào đời sống quốc tế của các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. “Chúng tôi muốn thúc đẩy các cải cách của Hội đồng Bảo an để cho phép các thành viên mới và lâu dài có một ghế không thường trực ở đó. Tương tự như vậy, hệ thống Liên Hiệp Quốc cần được mở rộng đến các vấn đề mới như vấn đề các thách thức môi trường, đó là lý do tại sao tôi đã lập luận ở Rio cho việc tạo ra một tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Châu Phi và nó sẽ là vị trí của Pháp.”46
Với Châu Phi, Pháp nêu rõ: “Với Châu Phi, tôi muốn thiết lập một thỏa thuận mới. Pháp sẽ vẫn duy trì vị trí của mình ở lục địa đầy hứa hẹn này. Các cường quốc đều đang có mặt ở đó, cố gắng phát triển ảnh hưởng của mình và đương nhiên người dân Châu Phi không hề muốn Pháp phá bỏ cam kết. Nhưng chính sách của chúng tôi cần phải khác biệt với quá khứ. Nó phải căn cứ vào tính minh bạch trong thương mại và quan hệ kinh tế của chúng tôi. Nó phải được dựa trên sự cảnh giác trong việc áp dụng các quy tắc dân chủ cũng như tôn trọng sự lựa chọn về chủ quyền. Tầm nhìn của chúng ta về Châu Phi nên phản ánh những gì của Châu Phi ngày hôm nay, tức là một lục địa phát triển nhanh chóng và Châu Phi biết điều đó và ở vị trí đó, Châu Phi không chấp nhận các bài diễn văn chỉ đầy nước mắt nữa. Một lục địa mà dân chủ
45
Nguồn: Như trên.
46
đang tiến triển, nơi mà môi trường và năng lượng là vấn đề lớn. Một lục địa mà chúng tôi có gần lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ đặc biệt. Trong năm 2050, 80% khối Pháp ngữ là ở Châu Phi, 700 triệu phụ nữ và nam giới, tất cả mọi người ở đây hiểu rõ trò chơi.”47
Thật vậy, Tổng thống François Hollande đã có mặt Hội nghị Thượng đỉnh khối Pháp ngữ tại Kinshasa – nơi ông tái khẳng định rằng các nước nói tiếng Pháp không chỉ là một ngôn ngữ chung, nó cũng là một cộng đồng các nguyên tắc và lý tưởng. Và không chỉ vậy, Tổng thống Pháp còn gặp gỡ những nhà hoạt động chính trị, hoạt động cộng đồng, xã hội dân sự, và khẳng định ý nghĩa của chính sách Châu Phi mới của nước Pháp, mong muốn đảm bảo rằng những gì đã đặt ra sẽ được thực hiện một cách rõ ràng. Và đương nhiên, Pháp sẽ cân nhắc hoạt động của mình trong việc tăng cường quan hệ với các nước mới nổi, Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, vùng Vịnh Ba Tư…
Một vấn đề khác liên quan đến chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu Phi đó là khu vực Bắc Mali, nơi tập hợp khủng bố và đây cũng sẽ trở thành một thách thức đối với lợi ích của Pháp. Đứng trước thách thức đó, Pháp cần phải phản ứng. Cuộc khủng hoảng Mali là một sự phản ánh hoặc là kết quả của sự suy yếu của nhà nước trong nhiều năm, hoặc là những sai lầm trong quá trình kết thúc khủng hoảng Libya, với vũ khí đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Hôm nay, các nhóm cực đoan và khủng bố chiếm đóng miền Bắc Mali, nhưng chúng còn muốn mở rộng hoạt động của mình trên cả Tây Phi. Pháp trực tiếp liên quan, không theo kiểu trước đây, nhưng trong mọi trường hợp, Pháp sẽ phải hành động, hỗ trợ các đối tác của Pháp tại Châu Phi, để họ chủ động, quyết định, và có trách nhiệm đối với tổ chức khu vực trong các hành động
47
mà họ muốn dẫn dắt. Nhưng nhiệm vụ của Pháp sẽ là hỗ trợ hoạt động của họ trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an.
Kết quả của chính sách trên là giúp Mali có lại được một chính phủ ổn định, thông qua công tác hòa giải, vấn đề được xem xét can thiệp trong khuôn khổ của ECOWAS, Liên minh Châu Phi; Pháp và tất cả các nước muốn kết thúc cuộc khủng hoảng này sẽ hỗ trợ về mặt can thiệp hậu cần nếu nó được tổ chức và nếu nó được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý quốc tế. Đó chính là cách mà Pháp sẽ tiến hành để giải quyết các xung đột tại Châu Phi, và để chứng minh sự có hiện diện của Pháp ở Châu Phi, ít nhất là đối với 20 quốc gia đã từng là thuộc địa cũ và rất phụ thuộc vào Pháp: Algeria, Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Comoros, Congo - Brazzaville, Bờ Biển Ngà, Djibouti, Gabon, Guinea Conakry, Mali, Mauritania, Madagascar, Morocco, Niger, Senegal, Chad , Togo, Tunisia.
Tiểu kết chƣơng 3
Mục tiêu của Chương này nhằm đưa ra các đánh giá về đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa Pháp – Châu Phi từ Chiến tranh lạnh đến nay thông qua những so sánh về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ trong thời kỳ trước đó. Từ những thay đổi trong tính chất của mối quan hệ đó, có thể thấy được kết quả, những khó khăn trong mối quan hệ này và những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó. Đồng thời, nghiên cứu chính sách về ngoại giao gần đây nhất của Pháp giúp dự đoán tương lai của mối quan hệ này.
KẾT LUẬN
Sau khi đã công nhận nền độc lập cho tất cả các thuộc địa cũ của mình ở Châu Phi Sahara, Pháp đang thực hiện một thỏa thuận hợp tác song phương rộng lớn bao gồm nhiều khía cạnh: sự can thiệp chính trị trong các Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Châu Phi, các thỏa thuận quốc phòng và hợp tác quân sự, hợp tác tiền tệ, hỗ trợ phát triển, hợp tác văn hóa và hợp tác kinh tế mà trong đó vị trí và vai trò của Châu Âu đang dần tăng lên. Sự khác biệt trong quan hệ đối tác đã giúp Pháp duy trì ảnh hưởng của mình ở Châu Phi và mở rộng vượt ra ngoài "sân sau" ban đầu của Pháp. Tuy nhiên, Pháp đã bị nghi ngờ muốn "tiếp tục lấn chiếm bằng cách thức khác" ở Châu Phi, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế và chiến lược riêng của mình trên lục địa, thậm chí là hỗ trợ các chế độ độc tài và tham nhũng.
Những chỉ trích này ngày càng mạnh mẽ gây kỳ thị đối với chính sách của Pháp ở Châu Phi và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đẩy nước Pháp tới việc đổi mới chính sách hợp tác của mình trong những năm 1990, để thích ứng với bối cảnh ngoại giao quốc tế mới nhằm thúc đẩy nhân quyền, dân chủ, tuân thủ nguyên tắc không can thiệp và đa phương.
Điều này dẫn đến việc điều chỉnh trong các mỗi quan hệ, trong chính sách trợ giúp mới…, với các điều kiện và phạm vi chi tiết cho vấn đề dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Cũng trong tinh thần ấy, các hiệp định quốc phòng được thương lượng lại để loại bỏ các điều khoản bí mật, cung cấp cho họ một chiều hướng đa phương, và để kết hợp sự phát triển của chương trình RECAMP giúp Châu Phi trở thành độc lập về quốc phòng khu vực. Tuy nhiên, nếu năm 2008, Sách Trắng về an ninh và quốc phòng dường như hướng tới việc rút quân dần dần của Pháp ở Châu Phi với số lượng thấp của
các căn cứ quân sự, các hoạt động của Chiến dịch Serval xuất hiện tại Mali vào năm 2013 đã đảo ngược xu hướng. Can thiệp này nhấn mạnh tính hữu ích của sự có mặt của Pháp ở Châu Phi, của sự can thiệp trực tiếp của Pháp; Điều này cũng có nghĩa là Châu Phi không tự chủ về quốc phòng. Tuy nhiên, thời của chủ nghĩa đơn phương đã chấm dứt. Pháp bây giờ hoạt động trong khuôn khổ đa phương, Pháp can thiệp quân sự ở Châu Phi dưới sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và với sự thỏa thuận của các tổ chức trong khu vực Châu Phi. Như vậy, chương trình của Liên Hiệp Quốc có lợi thế là đưa ra một tính hợp pháp quốc tế cần thiết để cắt bỏ bất kỳ ý buộc tội tùy tiện nào có thể bêu xấu một hoạt động nào đó của Pháp mà không có quyết định phê duyệt.
Trong lĩnh vực viện trợ phát triển, có một phần đóng góp ngày càng tăng của Pháp trong việc thông qua các kênh là tổ chức khu vực và các tổ chức siêu quốc gia; mặc dù duy trì một phần quan trọng của viện trợ song phương, nhưng các hình thức viện trợ cũng đang dịch chuyển từ năm 2008 hướng tới sự phát triển của khu vực tư nhân để hỗ trợ sự tăng trưởng của các nền kinh tế của châu lục này.
Ở cấp độ Châu Âu, hợp tác thương mại và viện trợ phát triển phát triển dựa trên các Công ước Yaoundé (1967), Lomé (1975) và Cotonou (2000), cũng như quá trình sửa đổi các công ước này. Việc chuyển các quan hệ đối tác kinh doanh và các hình thức đóng góp của Quỹ phát triển Châu Âu là tuân theo các xu hướng toàn cầu: trong những năm 1990, viện trợ có điều kiện là dựa trên sự tôn trọng dân chủ và nhân quyền; năm 2000, kích thước thương mại được đặt ở một góc độ hội nhập của Châu Phi vào nền kinh tế toàn cầu.
Hơn nữa, những gì mà các Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi - Liên minh Châu Âu đưa ra vào năm 2000 nhằm thúc đẩy một cách tiếp cận mang tính lục địa hơn, dường như đang rơi vào bế tắc. Nếu Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ hai trong năm 2007 đã dẫn đến việc thông qua Chiến lược Chung Liên minh Châu Âu – Châu Phi, thì Hội nghị thượng đỉnh thứ ba trong năm 2010 là một thất bại ngoại giao thực sự, gây ảnh hưởng đến tương lai của quan hệ đối tác liên lục địa này.
Hơn nữa, kể từ khi ký kết Hiệp ước Maastricht (1992) thành lập Liên minh Châu Âu, Pháp đã chuyển sang một chính sách về an ninh và quốc phòng Châu Âu dựa trên nền tảng đa phương. Tuy nhiên, trong năm 2007 với Hiệp ước Lisbon, Pháp vẫn giữ vị trí thống trị trong các hoạt động tại Châu Phi tiến hành trong khuôn khổ của Liên minh Châu Âu. Điều này là do nguồn lực quân sự của Pháp tương đối lớn hơn so với hầu hết các nước EU khác, hơn nữa còn bởi sự tồn tại của mối quan hệ lịch sử của Pháp với Châu Phi mà không một quốc gia thành viên EU nào có được. Ngoài ra, với việc tạo ra các Quỹ Hòa bình Châu Âu, Liên minh Châu Âu cũng đang nghiên cứu việc trao quyền cho các tổ chức khu vực an ninh Châu Phi. Nhưng trong lĩnh vực này, vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua, do sự yếu kém của các tổ chức.
Cuối cùng, sự xuất hiện và gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn tại Châu Phi cận Sahara như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil,… đã làm xáo trộn vị trí của Pháp trên lục địa đen này. Những lý do chính khiến các quốc gia này quan tâm tới Châu Phi là bởi họ đang tìm kiếm nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên, họ muốn chinh phục các thị trường mới, một số nước là bởi họ muốn theo đuổi quyền lực thông qua sự ủng hộ của các quốc gia Châu Phi để có được một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Các nước này, chủ yếu là mới nổi, thể hiện mối quan hệ đối tác của họ hợp lý hơn so với Pháp vì họ dựa trên sự liên đới Nam-Nam chứ không phải là Bắc-Nam. Các nguyên tắc không can thiệp là nền tảng của chính sách ngoại giao của họ và họ không đặt điều kiện hỗ trợ cho việc thành lập các tổ chức dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên, mối quan hệ mà
những người chơi mới có với Châu Phi không phải là "win-win" như họ đã cho thấy. Thật vậy, họ không sao chép chương trình kiểu thuộc địa, các trao đổi thường được giới hạn trong một nền kinh tế hàng hóa. Do đó, có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa các nhân tố mới ở Châu Phi là không thể so sánh được với các quan hệ Pháp-Châu Phi, nơi mà Pháp và Châu Phi đã có một kết quả chung là sử dụng cùng một ngôn ngữ, một sự ảnh hưởng từ lâu của nền văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, và là trường hợp duy nhất cho đến nay trong quan hệ quốc tế. Trong khi những người chơi mới, đặc biệt là Trung Quốc, đã thực hiện bước đột phá về kinh tế và chính trị tốt trên lục địa này, nhưng ảnh hưởng về quân sự và văn hóa là không thể so sánh với nước Pháp. Có thể nói, Pháp không chỉ có một mình ở vùng cận Sahara Châu Phi, nơi mà nó có một thách thức đặc biệt từ quan điểm kinh tế. Tuy nhiên, Pháp giữ vị trí thống trị, đặc biệt là ở "sân sau" cũ của mình, nơi Pháp có một lợi thế về ngôn ngữ, văn hóa và tài chính đối với người chơi mới. Cuối cùng, Châu Phi vẫn cần sự có mặt của Pháp cho an ninh của mình và để chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Luận văn này là cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ của Pháp và Châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Qua đó, có thể thấy rõ vị trí và vai trò của Pháp ở Châu Phi, cũng như những tác động, ảnh hưởng từ phía Châu Phi đối với Pháp, để đưa đến nhiều phương sách đối phó hoặc với Châu Phi, hoặc với chính nước Pháp (về chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa,...). Điều này rất cần thiết để có thể hiểu được các chính sách đối ngoại