QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
2.3.1. Tiếng Pháp, cầu nối văn hóa giữa Pháp và Châu Ph
Pháp đã tận dụng ngôn ngữ Pháp trong việc phục vụ đoàn kết, phát triển con người bằng các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh. Tiếng Pháp được sử dụng ở các nước Châu Phi như một minh chứng lịch sử về sự ảnh hưởng của Pháp tại các quốc gia này. Theo báo cáo thống kê, hiện nay tại Châu Phi (bao gồm 48 quốc gia) đang có 10 triệu gia đình sử dụng chương trình truyền hình TV5Monde phát bằng tiếng Pháp.32
Trường hợp quan hệ Pháp – Algeria là một ví dụ điển hình trong việc ngôn ngữ Pháp đã trở thành cầu nối trong quan hệ của hai nước Pháp – Algeria. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính ở Algeria. Văn hóa Pháp ăn sâu và hòa vào văn hóa Algeria. Nền kinh tế Algeria có phần đóng góp rất lớn của các nhà đầu tư Pháp. Pháp cũng sẵn sàng giúp đỡ Algeria để Algeria được trở thành một đối tác trong Liên minh Châu Âu – Địa Trung Hải…
2.3.1.1. Cơ quan Văn hóa và Hợp tác kỹ thuật ACCT
Dự án này bắt đầu ngày 20/03/1970 với việc ký điều ước thành lập Cơ quan Văn hóa và Hợp tác kỹ thuật (ACCT) do đại diện của một trong 20 quốc gia và chính phủ, trong đó có 13 quốc gia ở Châu Phi cận Sahara, ở Niamey (Niger). Tổ chức liên chính phủ mới này dựa trên sự chia sẻ của ngôn ngữ Pháp để quảng bá, công bố công khai, tăng cường hợp tác kỹ thuật và giao lưu văn hóa. Lưu ý rằng liên minh Pháp đã sử dụng ngôn ngữ và văn hóa Pháp để
32
phát sóng các chương trình, nhưng điều đó dường như không đủ. Trên cơ sở có đi có lại, nay tiếng Pháp được dùng để thúc đẩy trao đổi văn hóa với Pháp chứ không chỉ dùng nó là ngôn ngữ giảng dạy.
Ví dụ, các ACCT thành lập vào năm 1986 với Trung tâm văn hóa đọc và hoạt động văn hóa (CLAC) nhằm đưa sách và văn hóa đến với những người ở vùng nông thôn và các vùng lân cận chịu thiệt thòi. Nay đã có 295 trung tâm như thế, phân bố trong 20 quốc gia. Hơn nữa, Thị trường biểu diễn nghệ thuật Châu Phi (MASA) đầu tiên được tổ chức tại Abidjan (Bờ Biển Ngà) vào năm 1993. Trong khuôn khổ đó, chương trình hỗ hoạt động của các nghệ sĩ và tác phẩm của họ đã được đưa ra, mở cửa biên giới để sáng tạo của nghệ thuật biểu diễn: nghệ thuật kể chuyện, hát, múa, âm nhạc.
Các dự án của Pháp tiến triển đều đặn. Các ACCT đã trở thành Cơ quan Liên chính phủ Pháp (1998) và thành các tổ chức quốc tế của Cộng đồng Pháp ngữ (OIF) (2005).
2.3.1.2. Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ
Cộng đồng Pháp ngữ là gì? Đó là câu hỏi được đặt ra ở nhiều diễn đàn, song không có cách nào phản ánh thực tế của tổ chức này. Khối Pháp ngữ là cả một công cụ chính trị thực sự, vừa là một huyền thoại thực sự cho trí tưởng tượng của một nước Pháp và nó vẫn ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Cộng đồng Pháp ngữ đặc biệt quan trọng ở Châu Phi, là ngôn ngữ chính thức. Cộng đồng này được kết hợp như một phần của việc bảo tồn di sản văn hóa đưa ra bởi người Pháp, hoạt động như Liên Hiệp Quốc: một cuộc họp chung của các thành viên, Tổng thư ký (Abdou Diouf, cựu Tổng thống của Senegal) và hội nghị thưởng đỉnh hai năm một lần.
Năm 1986, theo sáng kiến của Tổng thống nước Cộng hòa Pháp, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Cộng đồng Pháp ngữ33 đã tập hợp những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của các nước nói tiếng Pháp tại Versailles. 33 quốc gia, bao gồm 18 quốc gia Châu Phi cận Sahara đã tham gia. Họ đồng thuận với ba trục thiết yếu của hợp tác đa phương được đưa ra tại Hội nghị. Đó là: Phát triển nói chung, phát triển ngành công nghiệp văn hóa và truyền thông, và phát triển công nghệ kết hợp với nghiên cứu và thông tin khoa học.
Năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ tại Mali đã thông qua "Tuyên bố Bamako" ràng buộc bằng văn bản cho các thành viên không tôn trọng các giá trị dân chủ mà Cộng đồng đã thúc đẩy.
Bên cạnh các lĩnh vực ban đầu của hợp tác Pháp ngữ là phát triển văn hóa và giáo dục, nay đã được thêm vào nội dung của hội nghị thượng đỉnh các lĩnh vực chính trị (hòa bình, dân chủ và nhân quyền), phát triển bền vững, kinh tế và công nghệ kỹ thuật số. Hơn nữa, số lượng thành viên OIF đang tăng lên trong năm 2013, đạt được 77 quốc gia thành viên và các chính phủ, trong đó có 30 quốc gia thuộc Châu Phi cận Sahara.
Vị trí của Pháp trên trường quốc tế do đó từng bước được củng cố, cả về không gian địa lý và địa chính trị. Vì vậy, để phát triển các lĩnh vực hợp tác truyền thống ở Châu Phi (kinh tế, quốc phòng,...), Pháp đã có thể sử dụng ngôn ngữ của mình để giữ gìn hoặc để tăng cường ảnh hưởng của mình tại Châu Phi.
Các cơ quan đại diện của Cộng đồng Pháp ngữ đã phát triển vào năm 1995 với Hiến chương của Cotonou.
33
Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) nay có khoảng 500 triệu người trong 51 quốc gia. Cụm từ này được Nhà địa lý Pháp Onésisme Reclus (1837-1916) đưa ra nhằm mô tả tất cả mọi người và các quốc gia sử dụng tiếng Pháp khác nhau.
Phương pháp tiếp cận truyền thống của nước Pháp nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục và đào tạo, để tạo ra một tầng lớp địa phương tinh hoa góp phần phát triển địa phương.
Pháp ngữ là công cụ của chính sách văn hoá Pháp: chính phủ Raffarin đang xem xét một gói kích thích kinh tế 20 triệu euro dành cho vấn đề Pháp ngữ, phần lớn dành cho Cơ quan Đại học Pháp. Ngân sách bình thường cho Pháp ngữ là 883 triệu euro. Nếu có một mô hình trường học ở Châu Phi, thì mô hình đó thường dựa trên cơ sở của hệ thống Pháp.34
Việc chảy máu chất xám ở Châu Phi là rất lớn: gần 1/3 sinh viên tốt nghiệp ở Châu Phi rời khỏi đất nước của họ, một phần lớn trong số họ chọn ở Pháp, và sự chuyển động đã tăng lên trong những năm 1990, như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Hợp tác Pierre-Andre Wiltzer.35
Theo Báo cáo Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp, tính đến tháng 12/2013, có 235.000 người Pháp đang sống ở Châu Phi; tính đến năm 2008, có 2,3 triệu người nhập cư gốc Phi sống ở Pháp và Pháp hiện là quốc gia đón nhận sinh viên gốc Phi lớn nhất trên thế giới, con số của năm 2010 là 111.200 sinh viên.