Sự trỗi dậy của Trung Quố cở Châu Ph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 34 - 37)

Để giành chiến thắng ở Châu Phi, Trung Quốc đã sử dụng hầu hết các phương pháp từng được Pháp dùng: tổ chức các diễn đàn, nhân quan hệ đối

12

tác kinh tế, thực hiện hỗ trợ phát triển, không những thế Trung Quốc còn sử dụng "quyền lực mềm" là văn hóa.

Kể từ tháng 10/2000, Bắc Kinh đưa ra Diễn đàn hợp tác Trung Quốc- Châu Phi (FOCAC) được tổ chức 3 năm một lần để tái lập quan hệ kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và lục địa đen, tương tự như Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Châu Phi. FOCAC 1 (năm 2000) thu hút sự tham gia của 44 quốc gia Châu Phi, gần đây nhất ở FOCAC 5 (năm 2012) thì con số này đã là 50. Các FOCAC đóng góp chính thức vào việc thiết lập một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới trong thế kỷ XXI, những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế, tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi và thúc đẩy sự phát triển chung. Hàng trăm thỏa thuận hợp tác (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, du lịch, y tế, nghiên cứu) được ký kết thông qua các FOCAC.

Năm 2004, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi lên tới 18 tỷ USD, và con số này tăng gấp ba lần trong năm 2008. Trong năm 1980, thương mại giữa Trung Quốc và thương mại Châu Phi hầu như không tồn tại, Bắc Kinh chỉ trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Châu Phi từ năm 2005, sau Mỹ và Pháp và đứng trước cả Vương quốc Anh và Italy.13

Từ năm 2009, Trung Quốc đã thay thế nước lớn của Châu Âu hay Hoa Kỳ như đối tác thương mại lớn nhất của Châu Phi. Thương mại hai chiều đã tăng gấp bốn lần trong bảy năm. Giữa năm 2010 và năm 2011, con số này đã tăng từ 127 tỷ USD lên 166 tỷ, ngang với tổng thương mại Trung Quốc- Đức.14

Ngoài ra, trong năm 2006 Trung Quốc tăng thêm chính sách hỗ trợ phát triển. Thật vậy, Trung Quốc xóa nợ cho Châu Phi đến 1,3 tỷ USD, tuyên bố thành lập một quỹ phát triển Trung Quốc-Châu Phi 5 tỷ USD và khuyến khích

13

Nguồn: [12, tr. 40-41].

14

nhập khẩu các sản phẩm Châu Phi với thuế thấp hơn. Cuối cùng, Trung Quốc cam kết trong năm 2006 sẽ xây dựng 30 bệnh viện, cung cấp 30 triệu USD cho cuộc chiến chống sốt rét và thành lập 100 trường nông nghiệp ở châu lục này.15

Cuối tháng 9/2015, trong chuyến công du Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra hàng loạt cam kết tài chính, được đánh giá là rất hoành tráng, tổng cộng 6,2 tỷ USD hỗ trợ Liên Hiệp Quốc gìn giữ hòa bình ở Châu Phi, thực hiện mục tiêu phát triển toàn cầu 2015, giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu. Kết quả này có được từ những bước đi đầu tiên của Trung Quốc đến Châu Phi.16

Với những biện pháp này, Trung Quốc bắt đầu viện trợ phát triển song phương, cũng như những thiết lập của Pháp và Vương quốc Anh ở Châu Phi. Với chính sách này, Trung Quốc đang tìm cách nâng cao hình ảnh của mình trong mắt các quốc gia Châu Phi, tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên lục địa đen để cạnh tranh với sự có mặt của các cường quốc phương Tây.

Sử dụng “quyền lực mềm” thông qua các FOCAC: Năm 2006, Chủ

tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng "sự tăng cường của Trung Quốc và ảnh hưởng quốc tế phải được phản ánh trong cả "sức mạnh cứng" bao gồm kinh tế, khoa học và công nghệ, quốc phòng, và trong "quyền lực mềm" như văn hóa". Tuyên bố này giải thích việc thành lập, sau FOCAC năm 2000, Quỹ Trung Quốc dành cho Phát triển Nguồn nhân lực Châu Phi. Tổ chức này đã tổ chức tiếp nhận vào các trường đại học Trung Quốc hàng ngàn sinh viên Châu Phi được hưởng học bổng của Chính phủ Trung Quốc (10.000 trong năm 2008), cũng như gửi các chuyên gia Trung Quốc đến Châu Phi để đào tạo nguồn nhân lực cho Châu Phi, tương tự như cách làm của Pháp để mỗi năm

15

Nguồn: [12, tr. 43].

16

có hàng ngàn sinh viên Châu Phi trong các trường đại học ở nước này và gửi cộng tác viên dân sự ở Châu Phi.17

Các sáng kiến trên cho thấy mong muốn phát triển giao lưu văn hóa của Trung Quốc tương tự như những gì mà Cơ quan Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật (ACCT) của Pháp đã làm ở Châu Phi.

Cuộc tấn công của văn hóa cũng được thực hiện thông qua sự phát triển của các Viện Khổng Tử ở Châu Phi theo mô hình liên minh Pháp để truyền bá ngôn ngữ và văn minh Trung Quốc. Ở cấp phương tiện truyền thông, Trung Quốc đã xây dựng và phát sóng FM lần đầu tiên ở Châu Phi vào năm 2006. Hãng tin Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đang mở rộng mạng lưới của mình trên lục địa này, nơi mà nó đã có 20 văn phòng.

Mong muốn truyền bá và phổ biến văn hóa của Trung Quốc đi theo mô hình của Pháp là rất rõ ràng. Tuy nhiên, sẽ mất thời gian cho văn hóa Trung Quốc có thể cạnh tranh với nền văn hóa Pháp, vì ngôn ngữ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với giới thượng lưu Châu Phi, bởi họ vốn chỉ nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Việc học ngôn ngữ Trung Quốc, chỉ có thể có ở một vài cá nhân có động cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)