thể coi như miền riêng của họ".
Đầu những năm 2000 chứng kiến sự phục hồi mối quan tâm của Mỹ đối với Châu Phi với sự gia tăng đáng kể số lượng các chuyến thăm chính thức cấp cao của Mỹ đến lục địa này. Các chuyến công du của Tổng thống Bill Clinton (năm 1998 và 2000), việc tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên Mỹ - Châu Phi (năm 1999), các hoạt động của Tướng Colin Powell, Tham mưu trưởng và Tổng thống George W.Bush (vào năm 2003) và cuối cùng là chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama trong năm 2015 cho thấy sự sẵn sàng xem xét lại vị trí của Châu Phi trong hệ thống quyền lực toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, như Pháp, Mỹ bây giờ phải đối đầu với sự cạnh tranh của Trung Quốc, đặc biệt là trong việc tiếp cận với các nguồn nguyên nhiên liệu và quan trọng nhất trong số đó là dầu lửa.
1.2.2.3. Sự quan tâm ngày càng tăng của các cường quốc khác tại Châu Phi Châu Phi
Đầu những năm 1990, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết sụp đổ, khoảng trống quyền lực tại Châu Phi của họ đã tạo cơ hội cho nhiều nước lớn khác nhảy vào thay thế. Sự hiện diện gần đây của các nước này ở Châu Phi phản ánh không những nhu cầu ngày càng tăng của họ đối với nguyên liệu và năng lượng, cũng như nhu cầu tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, mà còn cho thấy tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng quốc tế cho họ một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đổi lại, các nhà lãnh đạo Châu Phi có cơ hội gia tăng và đa dạng hóa các đối tác để từ đó thoát khỏi áp lực của phương Tây về vấn đề nhân quyền và dân chủ.
Giống như Pháp, chiến lược của các cường quốc cũng được tổ chức xung quanh các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên với các nước Châu Phi.
Nhật Bản: Nhật Bản, từ lâu đã là nền kinh tế lớn trên thế giới, là một
trong những nhà cung cấp viện trợ quan trọng nhất cho phát triển ở Châu Phi. Sau sự sụp đổ của khối Xô Viết, Nhật Bản đã mở rộng tham vọng gây ảnh hưởng chính trị trên thế giới, trong đó có Châu Phi. Hơn nữa, Nhật Bản hoàn toàn không có các nguyên liệu thô. Những lý do này khiến Nhật Bản quay sang Châu Phi. Trong năm 1991, Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển Châu Phi (TICAD) đã được Nhật Bản tổ chức. Từ đó đến nay, cứ năm năm một lần, TICAD đã diễn ra đều đặn, góp phần "thúc đẩy một cuộc đối thoại cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Châu Phi và các đối tác của họ vì sự phát triển". Chính sách Châu Phi của Nhật Bản dựa trên ba trụ cột: đóng góp vào hòa bình và ổn định; tăng cường viện trợ, thương mại và đầu tư; và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nga: Nga không còn hiện diện ở Châu Phi như trong thời kỳ Liên Xô
đóng vai trò là cố vấn cho hàng chục quốc gia ở đây.
Không giống như các quốc gia cùng cạnh tranh khác, Nga không phụ thuộc vào cạnh tranh năng lượng, nhưng Nga muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp của mình, khi nhận ra rằng tài nguyên khoáng sản phong phú của Nga không bao gồm đầy đủ các kim loại hiếm. Nga cũng muốn lấy lại được một phần ảnh hưởng của mình đã bị mất thời gian qua trên lục địa Châu Phi. Trong tháng 6/2010, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 của các quốc gia độc lập Châu Phi, Nga đã tổ chức một hội nghị mang tên "Nga-Châu Phi: triển vọng hợp tác", nhưng tính đến nay ảnh hưởng của hội nghị này vẫn chưa đáng kể.
Ấn Độ: Ấn Độ đã tổ chức một diễn đàn Ấn Độ-Châu Phi đầu tiên trong
tháng 4/2008, qua đó cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Ấn Độ cũng có tham vọng ở Châu Phi. Ấn Độ dự định mời 54 nước Châu Phi song chỉ có 14 quốc
gia Châu Phi tham gia diễn đàn, tuy ít, song không ngăn cản được việc thông qua Tuyên bố Delhi và Tuyên bố khung Phi-Ấn về hợp tác, đặt nền móng cho quan hệ đối tác Ấn - Phi. Diễn đàn lần thứ hai trong năm 2011 đã củng cố mối quan hệ hợp tác ban đầu. Diễn đàn Ấn – Phi tiếp theo (dự kiến tháng 12/2014) đã không được tổ chức do Ấn Độ lo sợ dịch Ebola tại một số nước Châu Phi. Ấn Độ trước đó đã cam kết đóng góp 10 triệu USD cho Quỹ Chống Ebola của Liên Hiệp Quốc, 2 triệu USD để mua thiết bị bảo hộ và 500.000 USD hỗ trợ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối phó với sự bùng phát của Ebola18.
Tuy nhiên, chiến lược của Ấn Độ khác với của Trung Quốc vì nó ít bị kiểm soát bởi nhà nước, mà do khu vực tư nhân là chính. Chiến lược của Ấn Độ tập trung vào hỗ trợ cho nông nghiệp và các ngành liên quan, việc chuyển giao công nghệ và tăng cường nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Brazil: Brazil là nước tự cung tự cấp nguồn hydrocarbon và năng
lượng, không giống như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Brazil cũng rất giàu tài nguyên khoáng sản và đất canh tác. Vì thế, Brazil không nhận thấy một Châu Phi giàu có mà chỉ thấy đây như một nơi trưng bày và giới thiệu hàng hóa do Brazil sản xuất. Trong ý nghĩa này, Brazil đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh Nam Mỹ-Phi vào năm 2006 và 2009 để thiết lập quan hệ với các nước Châu Phi và ký thỏa thuận hợp tác. Những điều này đã làm tăng thương mại song phương từ 4 tỷ USD lên 25 tỷ USD từ năm 1999 đến năm 200919. Thêm vào đó, Brazil cũng muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của Châu Phi để có thể có mặt trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hơn nữa, như các thuộc địa Bồ Đào Nha trước đây ở Châu Phi, Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha. Trong số các cường quốc mới nổi đang hoạt động tại
18
Nguồn: [38].
19
Châu Phi, Brazil là quốc gia duy nhất có thể tiếp xúc trực tiếp với người bản địa Châu Phi bằng một ngôn ngữ Châu Âu.
Tóm lại, sự xuất hiện và mở rộng ảnh hưởng của các nước ở Châu Phi về chính trị và kinh tế đều mang tính cạnh tranh với nước Pháp. Đây là lý do Pháp tìm cách vừa để bảo vệ vị trí của mình vừa nhằm chống lại các đối thủ cạnh tranh đang cố gắng mở rộng khu vực ảnh hưởng của họ. Nếu Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo dường như quay lưng lại với Pháp để chuyển sang Hoa Kỳ thì Pháp vẫn giữ lại một lợi thế chiến lược ở Bờ Biển Ngà.