QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
2.2.3. Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi – Pháp năm 2010: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển kinh tế ở Châu Ph
doanh nghiệp tư nhân trong phát triển kinh tế ở Châu Phi
Trong bài phát biểu của mình tại Cape Town vào tháng 2/2008, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp đã nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế của Châu Phi và cuộc chiến chống đói nghèo cần dựa vào hỗ trợ phát triển chính thức đồng thời phải tăng khối lượng đầu tư tư nhân ở châu lục này.
Định hướng mới này nhằm giúp Pháp phát triển để hỗ trợ khu vực tư nhân là xu hướng được khẳng định đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi-Pháp lần thứ 25 tổ chức tại Nice từ 31/05 đến 02/06/2010. Năm đối tượng kinh tế được đưa vào thảo luận: môi trường kinh doanh; tài chính doanh nghiệp ở Châu Phi; đào tạo chuyên nghiệp; trách nhiệm xã hội và môi trường; và các nguồn năng lượng của tương lai.
Sự cởi mở này với thế giới về kinh tế và xã hội lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi-Pháp, đánh dấu sự kiện này là bài phát biểu bế mạc của Hội nghị thượng đỉnh do Laurence Parisot - Chủ tịch Phong trào kinh doanh Pháp (MEDEF) – trình bày.
Như vậy, các chính sách của Pháp ở Châu Phi đã thay đổi trong những năm 1990, lấp đầy chỗ trống của chủ nghĩa thực dân mới, can thiệp và hỗ trợ hướng tới các chế độ độc tài nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các đô thị cũ.
Điều này dẫn đến sự ra đời của những văn bản về các khoản viện trợ phải có điều kiện chính trị là hướng tới phạm vi dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Tương tự như vậy, các hiệp định được thương lượng về quốc phòng cũng được thỏa thuận lại để loại bỏ các điều khoản bí mật, giúp cho Châu Phi có thể tiếp cận theo hướng đa phương, kết hợp với sự phát triển của chương trình RECAMP nhằm giúp Châu Phi trở nên tự chủ trong vấn đề quốc phòng ở khu vực.
Hình 4. Kim ngạch xuất khẩu của Pháp đối với các nước Châu Phi (năm 2011-2012)31
Tuy nhiên, nếu như trong Sách Trắng về an ninh và quốc phòng năm 2008 dường như hướng tới việc rút quân dần dần của Pháp ở Châu Phi, chỉ để lại một số lượng nhỏ các căn cứ quân sự, thì Chiến dịch Serval của Pháp tại Mali vào năm 2013 đã đảo ngược xu hướng. Can thiệp này nhấn mạnh sự cần
31
thiết và hữu ích của Pháp ở Châu Phi, cho thấy Pháp còn nhiều việc phải làm để giúp cho sự tự chủ và tự vệ của Châu Phi.
Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển, sự đóng góp của Pháp ngày càng đa dạng, chiếm một tỷ trọng lớn trong viện trợ song phương. Từ năm 2008, Pháp dịch chuyển nhiều hỗ trợ tăng trưởng sang khu vực tư nhân.