QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
2.3.1. Hợp tác viện trợ
Từ khi các quốc gia Châu Phi giành được độc lập đến những năm 1970, Pháp đã muốn giới thiệu mô hình phát triển của mình ở Châu Phi. Nhưng đối mặt với những khó khăn kinh tế và biến động trong quan hệ quốc tế trong những thập kỷ sau đó, Pháp đã điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho các quốc gia khác. Điều này là hiển nhiên trong "học thuyết Balladur" năm 1993 của Pháp để thúc đẩy sự liên kết với các nhà tài trợ khác, ví dụ như IMF. Pháp vẫn mong giữ vị trí thống trị ở Châu Phi nhưng mong muốn này thường bị cản trở bởi nhiều vấn đề với Ngân hàng Thế giới (WB), hay của EU...
34
Nguồn: [18, tr. 10].
35
Viện trợ của Pháp cho Châu Phi bao gồm bốn mảng:
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): thuộc nguồn công do Nhà nước quyết định dưới hình thức tài trợ hoặc các khoản vay có điều kiện ưu đãi để giúp các nước đang phát triển. Đó có thể là viện trợ song phương và đa phương;
- Hỗ trợ của cộng đồng địa phương, "phân cấp hợp tác"; - Hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ;
- Hỗ trợ cạnh tranh: hỗ trợ dựa trên kết luận ở mức giá thị trường hoặc các nhà khai thác tư nhân hoặc của cơ quan nhà nước.
2.3.2.1. Chương trình viện trợ trước những năm 1990
Vào những năm 1960, viện trợ phát triển song phương bắt đầu xuất hiện, trong bối cảnh của thế giới hai cực và làn sóng thoát khỏi chế độ thuộc địa. Hai cựu cường quốc thực dân Châu Âu chính là Pháp và Vương quốc Anh đã tiến hành các hoạt động viện trợ phát triển song phương này. Căn cứ vào các thỏa thuận hợp tác, viện trợ song phương là cách cho phép cựu “ông chủ” thuộc địa duy trì mối quan hệ “giám sát” các thuộc địa cũ của mình và bảo tồn một khu vực địa chính trị lớn ở phía nam Sahara.
Viện trợ phát triển song phương không giới hạn về kinh phí. Các thỏa thuận song phương này cho phép Pháp hiện diện và gây ảnh hưởng trong các lĩnh vực tiến hành các hoạt động phát triển ở các nước tiếp nhận.
Năm 1960, Pháp chỉ có một viện trợ phát triển song phương tương ứng với các quốc gia mới độc lập của Tây Phi thuộc Pháp (AOF) và Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp (AEF), cộng với Madagascar. Việc hợp tác này phù hợp với cái gọi là "cựu sân sau" của Pháp khi mà Pháp đã có mặt ở châu lục này gần như hàng thế kỷ. Tuy nhiên, Pháp vẫn tìm kiếm ảnh hưởng ngày một nhiều hơn và rộng rãi hơn, tìm cách để nhân thêm viện trợ phát triển song phương. Năm 1963, một đợt mở rộng đầu tiên diễn ra với sự tham gia của 3
quốc gia trước đây là thuộc địa của Bỉ: Burundi, Rwanda và đặc biệt là Congo Leopoldville (tức Zaire năm 1971, và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1997).
Năm 1976, đợt mở rộng mới đã phá hủy một quy tắc ngầm rằng viện trợ song phương chỉ giới hạn với các lãnh thổ nói tiếng Pháp. Ba thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trước đây, được tích hợp trong "sân sau" của hợp tác Pháp: Quần đảo Cap Vert, Guinea Bissau và Sao Tome và Principe. Djibouti tham gia sự mở rộng này kể từ khi giành được độc lập vào năm 1977, tiếp theo là Comoros vào năm 1978, Equatorial Guinea (cựu thuộc địa của Tây Ban Nha) và Guinea Conakry vào năm 1984.
Việc mở rộng có một chiều kích khác vào năm 1995 với không dưới 18 nước Châu Phi mới tham gia vào hợp tác song phương. Các nước Châu Phi này chủ yếu là thuộc địa cũ của Anh, và một số có tầm quan trọng về dân số và kinh tế đáng kể. Ví dụ như Nam Phi – quốc gia có sức mạnh trong khu vực và châu lục; hay Nigeria - "người khổng lồ" ở Vịnh Guinea, nằm tại ngã tư đường ranh giới văn hóa cho lục địa; hoặc Sudan, luôn trong trạng thái bất ổn nhưng lại có tiềm năng năng lượng dầu mỏ lớn và giữ vị trí quan trọng về địa chính trị ở Đông Sahel.
Nền kinh tế Pháp cũng đã có lợi khi hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Đến đầu những năm 2000, các quốc gia Châu Phi có nghĩa vụ chỉ phó thác cho các công ty Pháp các dự án tài trợ bởi Quỹ Trung ương về Hợp tác Kinh tế (nay là Cơ quan Phát triển Pháp). Các tài trợ của Pháp ở Châu Phi do đó có tác động có lợi về kinh tế. Theo báo cáo của Yves Berthelot và Jacques de Brandt dưới đề nghị của Chính phủ Rocard (năm 1980) về tác động của sự hỗ trợ công của Pháp đối với lĩnh vực xuất khẩu và công ăn việc làm ở Pháp, cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trung bình khoảng 70%, là không thể phủ
nhận.36 Những lợi nhuận trực tiếp tương ứng với các khoản tiền do Pháp chi ra: số lượng hợp đồng thu được từ các công ty của Pháp, việc mua sản phẩm của Pháp, chuyển giao con người về mặt thể chất và chất xám. Sự hợp tác kinh tế giữa Pháp với các nước Châu Phi cũng thúc đẩy tạo việc làm cho công dân Pháp ở một số quốc gia Châu Phi. Do đó, chúng ta thấy rằng thông qua việc giúp đỡ các nước Châu Phi, thì hành động viện trợ là hành động mà cả đôi bên cùng có lợi.
Do đó, Pháp đã nỗ lực liên tục ưu tiên phát triển song phương, hỗ trợ tài chính ở Châu Phi để duy trì liên kết với lục địa. Thật vậy, khu vực Châu Phi cận Sahara vẫn là điểm đến của phần lớn viện trợ này. Châu Phi đã nhận được hơn 90% trong những năm 1960, 80% trong những năm 1970, 63% vào năm 1995, 58% năm 2005, 55% năm 2011.37
Mặc dù theo thời gian, tỷ lệ viện trợ cho Phi đã giảm, song Châu Phi vẫn luôn là ưu tiên trong sự hợp tác của Pháp.
Ngoài ra, Pháp sẽ không từ bỏ viện trợ song phương mặc dù ngân sách viện trợ phát triển của các tổ chức toàn cầu khác nhau (WB) và khu vực (EU) ngày càng tăng. Điều này được giải thích là do mong muốn của Pháp vẫn duy trì chắc chắn ảnh hưởng của mình đối với Châu Phi, bên cạnh một lý do khác là các quỹ đa phương thường được huy động một cách bừa bãi ở nước tiếp nhận.
2.3.2.2. Các hướng mới của chính sách viện trợ của Pháp tại Châu Phi từ năm 2008
Các viện trợ phát triển của Pháp trở nên đa phương và quay sang ủng hộ sáng kiến tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
36
Nguồn: [12, tr. 13].
37
Giống như nhiều chính sách công khác, các chính sách viện trợ phát triển đã được thay đổi nhờ sự gia tăng các cam kết đa phương, đặc biệt là ở Châu Âu. Thật vậy, Quỹ phát triển Châu Âu (EDF) đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng với sự giúp đỡ của Pháp, cho năm 2008 gần 8% tổng số. Tìm hiểu thêm sự đóng góp của Pháp cho ngân sách EU, sẽ thấy rằng khoảng 15% nguồn vốn ODA Pháp (lên tới 1.885.000 USD năm 2006) được vay từ kênh nguồn vốn công. Sự tăng cường của viện trợ đa phương của Pháp (khoảng 7%/năm trong thập niên 1997-2007) được đi kèm với một sự đa dạng hóa các lĩnh vực38
. Pháp cũng hoạt động trong khu vực được bao phủ bởi các Mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế (như các quỹ SIDA về bệnh lao, sốt rét) hay giáo dục, và còn cho việc bảo tồn các giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ODA song phương tiếp tục đại diện cho đa số sự hỗ trợ của Pháp ở Châu Phi.
Điểm mới trong chính sách viện trợ phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh Cap năm 2008 là đã công bố chính sách hỗ trợ cho khu vực tư nhân để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm ở Châu Phi. Ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp rất nhỏ (SOHO) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tập trung số lượng lớn công ăn việc làm, không bao gồm khu vực nông nghiệp. Tầm quan trọng của sáng kiến này là sự sáng tạo một quỹ đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp rất nhỏ (SOHO) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận vay vốn ngân hàng. Quỹ Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Châu Phi (FISEA) đã ra đời ngày 20/04/2009. Quỹ này thuộc sở hữu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và quản lý bởi PROPARCO - phân nhánh của AFD dành riêng cho tài trợ khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển và mới nổi. Cơ quan này tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và trong quỹ đầu tư hoạt động tại
38
Châu Phi. Mục tiêu đã nêu của FISEA là đầu tư 50.000.000 euro mỗi năm trong vòng 5 năm để tài trợ cho sự phát triển của 60 công ty và tạo ra 100.000 việc làm.39
Năm 2010, viện trợ song phương của Pháp dành cho Châu Phi cận Sahara chiếm 45% tổng viện trợ của Pháp, và Pháp đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ 2 tại khu vực này.40
Một phần không thể không nhắc tới trong các chương trình viện trợ của Pháp đối với Châu Phi đó là hỗ trợ tị nạn. Dòng người tị nạn đổ về Châu Âu đáng kể từ năm 2011. Khủng hoảng Libya nổ ra, 50.000 – 100.000 người thiệt mạng và 2 triệu người mất nhà cửa. Xung đột Libya đã kéo dài sang năm thứ 5 khiến hơn 7,6 triệu người mất nhà cửa, hơn 4 triệu người phải ra nước ngoài tị nạn. Từ năm 2011, hàng loạt tổ chức quân sự nổi lên ở Libya, xung đột liên miên. Đó là môi trường lý tưởng để các băng nhóm buôn người hoạt động. Trên thực tế, khi ông Gaddafi còn tại vị, các nước Châu Âu đạt một số thỏa thuận với Libya về việc siết chặt kiểm soát di cư từ bờ biển quốc gia này. Nhưng tất cả các thỏa thuận này đều sụp đổ sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ. Bắc Phi rơi vào hỗn loạn, người dân phải ra đi trong khi dân di cư xứ khác cũng đổ về Libya để đến Châu Âu. Trước năm 2011, mỗi năm dưới 20.000 người vượt biển sang Châu Âu từ bờ biển Libya. Trong năm 2011, con số này tăng lên 63.000 người và đến nay đã lên tới hàng trăm nghìn.41
Đó là vấn đề mà cả Châu Âu phải đối mặt trong đó có Pháp. Tại mỗi quốc gia Châu Âu, chính sách tị nạn lại khác nhau, trong khi một số nước chi trả tiền ăn ở và cấp cho người tị nạn một khoản tiền sinh hoạt nhất định thì ở nhiều nước khác, người tị nạn hầu như không được trợ cấp gì. Đan Mạch chi mức tối đa hàng tháng lên tới 800 euro/người ngoài việc cung cấp miễn phí chỗ ở, Đức hỗ trợ 39 Nguồn: [28]. 40 Nguồn: [19, tr.3]. 41 Nguồn: [4].
nơi ở và cấp một khoản tiền hàng tháng lên tới 359 euro/người, trong khi tại Hy Lạp, người tị nạn chỉ được các tổ chức cứu trợ cung cấp quần áo, đồ ăn uống mà không có tiền trợ cấp. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn cũng không được cấp tiền tiêu, song việc ăn ở có thể được đảm bảo trong các trại tị nạn. Tại Anh, người tị nạn nhận được hàng tuần 50 euro/người bên cạnh việc hỗ trợ về chỗ ở. Tại Italy, người tị nạn chỉ nhận được tiền tiêu vặt 2,5 euro/ngày và 35 euro/ngày cho việc thuê chỗ ở và các khoản chi khác. Trong khi đó tại Pháp, nhà nước hỗ trợ người tị nạn 340,5 euro/tháng, song họ phải trả tiền cho việc ăn ở và áo quần.42 Năm 2014, có đến 662.000 người xin tị nạn ở châu Âu, tăng 200.000 người so với năm trước và gấp đôi so với năm 201143. Tổng thống Pháp François Hollande muốn các nước khác của châu Âu chấp nhận một "hạn ngạch" người tị nạn nhất định. Pháp tuyên bố chấp nhận thêm 24.000 người xin tị nạn, trong kế hoạch của châu Âu nhằm tái định cư cho 120.000 người từ những nước bất ổn. Tổng thống Pháp cũng muốn hỗ trợ các trại tị nạn ở các nước gần kề Syria để dân tị nạn ở yên đó rồi sẽ về lại quê nhà khi tình hình ổn định trở lại. Như thế con số của năm 2015 sẽ cao hơn nhiều; các con số "hạn ngạch" mà châu Âu đang bàn chỉ là muối bỏ bể. Tuy nhiên, đây cũng là một nỗ lực đáng kể của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp, khi mà từ lâu Pháp không còn là miền đất mời gọi người di cư vì nền kinh tế không vững, vì rào cản ngôn ngữ, hành chính, và tính dân chủ, đồng thời khi mà ngay trong lòng nước Pháp cũng phải đối mặt với các vụ bạo động gây nên bởi những người nhập cư.
42
Nguồn: [35].
Tiểu kết chƣơng 2
Quan hệ Pháp – Châu Phi là một mối quan hệ có từ lâu đời và được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Có thể coi đây là một mối quan hệ toàn diện về mọi mặt, cho dù có những đổi thay kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Mối quan hệ đó được thể hiện rõ nhất trong các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, Kinh tế và Văn hóa Xã hội.
Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, cùng với những biến động của Toàn cầu hóa, của khu vực Châu Âu, những xung đột ở Châu Phi, quan hệ giữa Pháp – Châu Phi cũng có những đổi thay. Pháp cắt giảm ngân sách dành cho an ninh quốc phòng của Châu Phi, lý do chính là vì sự tự do, dân chủ của các quốc gia Châu Phi, đồng thời Pháp cũng không thể can thiệp trực tiếp vào Châu Phi dưới danh nghĩa Nhà nước Pháp, mà nó cần phải sử dụng danh nghĩa đại diện cho Châu Âu. Về kinh tế, trao đổi kinh tế giữa Pháp và Châu Phi cũng giảm đi so với trước đó, vì đã xuất hiện những thị trường mới cho Châu Phi như Trung Quốc, Mỹ, Nhật…
Tuy nhiên, Pháp vẫn muốn duy trì sự ảnh hưởng của mình ở Châu Phi vì mục đích chính trị và kinh tế. Ngược lại, Châu Phi cũng muốn giữ mối quan hệ với Pháp, vì hơn ai hết, Pháp rất gần gũi với Châu Phi và hiện cũng là nước có thể bảo vệ được Châu Phi trong mức độ an toàn nhất mà vẫn có lợi cho châu lục này.
Chƣơng 3