vực Châu Phi
Pháp đã khuyến khích tạo ra một chính sách an ninh Châu Âu trong trật tự đa phương với các can thiệp quân sự tại Châu Phi, nhưng Pháp vẫn giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Châu Âu, bất chấp tính sâu sắc của chính sách Châu Âu này.
Năm 1992, Chính sách An ninh chung mới được nêu trong Hiệp ước Maastricht . Năm 1998, Chính sách An ninh chung được đổi thành Chính sách An ninh và Quốc phòng chung, có hiệu lực vào năm 1999. Trong chính sách này, an ninh, quốc phòng, bao gồm các nhiệm vụ nhân đạo và cứu hộ, gìn giữ hòa bình và sức mạnh chiến đấu, và kiến tạo hòa bình. Trong số năm hoạt động quân sự mà Liên minh Châu Âu đã hoàn thành, thì có ba hoạt động liên quan đến khu vực Châu Phi cận Sahara.
Sự trở lại của hoạt động hòa bình do Liên minh Châu Âu bên ngoài Châu Âu (Artemis) thực hiện, được xây dựng để đảm bảo an ninh cho một thành phố của nước Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 2003, phần lớn do người Pháp thực hiện. Trong năm 2006, EU đã được phê duyệt gửi một đội ngũ 1.500 người theo dõi cuộc bầu cử ở Congo. Nhiệm vụ này được điều phối bởi hai vị tướng, trong đó một người là người Pháp.7
7
Nguồn: [12, tr. 37], (tạm dịch: Guinant Priscille, “Chính sách của Pháp tại Châu Phi cận Sahara sau khi giành độc lập”, Luận văn Đại học Toulouse, 2012-2013).
Chiến dịch EUFOR Chad / RCA năm 2008 để bảo vệ người tị nạn và các trại di tản, là một sáng kiến của Tổng thống Pháp. Một tướng Pháp được giao vai trò chỉ huy lực lượng Châu Âu, và riêng Pháp đã đóng góp 1.800 quân.8
Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào ngày 01/12/2009, do Pháp thảo lược phần lớn, là một bước tiến tiếp tục làm sâu sắc hơn các chính sách quốc phòng EU. Cụ thể, Hiệp ước mở rộng lĩnh vực hành động "để hành động chung cho các nhiệm vụ giải trừ quân bị, tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề quân sự của EU, ngăn ngừa xung đột và gìn giữ hòa bình và các hoạt động ổn định sau xung đột và cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện hiệp ước này, không có hoạt động quân sự nào mới được triển khai. Chỉ có ba hoạt động quân sự đang được tiến hành, trong đó có một là thật sự quan trọng: Chiến dịch Atalante chống cướp biển ngoài khơi Somalia. Chiến dịch này đã được đưa ra vào năm 2008, khi Pháp giữ vai trò Chủ tịch Liên minh. Atalante giữ một vai trò là động mạch kinh tế quan trọng nhất trên thế giới (30% nguồn cung dầu trong EU và 70% lưu lượng container đi qua đây9
). Chiến dịch cũng góp phần bảo vệ các tàu của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và các tàu có nhiệm vụ phòng, chống và đàn áp các hành vi vi phạm quyền ngoài khơi bờ biển Somali. Pháp là quốc gia đóng góp quân sự đầu tiên cho hoạt động này.
Trong năm 2013, Liên minh Châu Âu để nước Pháp một mình tham gia vào Mali nhằm ngăn chặn nhóm thánh chiến. EU chỉ tham gia đào tạo tiểu đoàn Mali với EUTM Mali (Chương trình Đào tạo Liên minh Châu Âu), và bổ nhiệm một vị tướng Pháp làm chỉ huy.
8
Nguồn: [32], Bộ Quốc phòng Pháp, http://www.defense.gouv.fr/operations/autres- operations/operations-achevee/2008 eufor-tchad-rca/dossier/l- eufor-tchad-rca
Như vậy, vị trí trung tâm của Pháp trong các hoạt động quốc phòng Châu Âu phản ánh các nguồn lực quân sự quan trọng của nó so với những quốc gia khác trong EU. Pháp có nhà máy điện hạt nhân, cũng như Vương quốc Anh, và có quân đội lớn nhất Tây Âu.
Hơn nữa, không có nhiều quốc gia ở Châu Âu có quan hệ lịch sử với Châu Phi chặt chẽ như Pháp, và một số quốc gia e ngại bị sa vào một cuộc tái chinh phục Châu Phi của Châu Âu. Tất cả những yếu tố này, cũng như việc cắt giảm ngân sách ngày càng mạnh mẽ cho thấy sự khó khăn cho một sức mạnh quốc phòng tổng hợp của Châu Âu là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, Liên minh đã thống nhất về sự cần thiết cấu trúc Lực lượng Châu Phi để bảo đảm an ninh cho lục địa của mình. Trong mục tiêu đó, Quỹ Hòa bình Châu Âu được thành lập để tài trợ cho các tổ chức khu vực Châu Phi.
Quỹ Hòa bình Châu Âu ở Châu Phi: Châu Âu mong muốn đảm bảo
an ninh cho Châu Phi, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển bằng sự can thiệp trực tiếp, còn cần đến cách trao quyền tổ chức khu vực Châu Phi cho Liên minh Châu Phi, đặc biệt trong vấn đề an ninh. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu hỗ trợ tài chính từ Liên minh Châu Âu có sự đổi mới, và vì thế một công cụ mới đã được tạo ra vào năm 2003: Quỹ Hòa bình Châu Âu ở Châu Phi.
Trong năm 2007, 100.000.000 euro được phân bổ cho xây dựng khả năng Kiến trúc Hòa bình Châu Phi và An ninh của các tổ chức khu vực, mục đích là giúp tạo ra một cơ chế cảnh báo sớm và xác định một chính sách phòng chống và quản lý xung đột. 600.000.000 euro được phân bổ cho Hỗ trợ các hoạt động hòa bình. Ví dụ, Nhiệm vụ Liên minh Châu Phi tại Somalia (AMISOM) và Nhiệm vụ củng cố hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MICOPAX) đã được hưởng lợi từ các quỹ này. Cuối cùng, 15.000.000 euro
là dành cho các "Cơ chế phản ứng sớm", đó là giai đoạn đầu của quá trình hoạt động chuẩn bị các hoạt động hỗ trợ và hòa bình.10
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Liên minh châu Phi (AU) lần thứ tư (năm 2014), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso tuyên bố rằng EU sẽ huy động 800 triệu euro cho Quỹ Hòa bình Châu Phi trong 3 năm tiếp đó. Theo Chủ tịch Manuel Barroso, Châu Phi và châu Âu luôn là đồng minh không thể tách rời, AU và EU là hai đối tác tôn trọng lẫn nhau, cùng quyết tâm xây dựng một tương lai hòa bình, dân chủ và thịnh vượng cho nhân dân của hai châu lục. Từ năm 2007 đến 2013, EU và các quốc gia thành viên đã tài trợ 140 tỷ euro, mỗi năm 20 tỷ euro, cho Quỹ phát triển Châu Phi (ODA). Lần này, EU còn cam kết sẽ tiếp tục duy trì mức tài trợ trên trong giai đoạn 2014-2020, và đề xuất huy động 1 tỷ euro cho một dự án hỗ trợ sự sáp nhập liên Châu Phi. Ngoài ra, EU cũng huy động một ngân sách khoảng 300 triệu euro hỗ trợ trao đổi và học bổng cho sinh viên Châu Phi hoặc hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình Eramus+.11
Cần nhận thấy rằng việc xây dựng một Châu Âu về an ninh, quốc phòng là không dễ dàng, vì các lý do như khả năng phòng thủ của các nước Châu Âu là khác nhau, ngân sách hạn chế và chính sách ưu tiên của mỗi quốc gia. Dù dưới mác là Châu Âu thì Pháp vẫn giữ vai trò hàng đầu trong việc can thiệp quân sự ở Châu Phi.
Châu Âu đang gắn bó chặt chẽ với an ninh và sự thịnh vượng của Châu Phi. Một Châu Âu mạnh mẽ cần một Châu Phi mạnh mẽ. Châu Âu và Châu Phi không có cùng sự lựa chọn nhưng có thể cùng nhau hành động, đoàn kết vì số phận của họ vẫn còn bị trói buộc.
10
Nguồn: [28], Ủy ban Châu Âu, http://www.ec.europa.eu/europeaid/where/acp/region- cooperation/peace/index_fr.htm
11