Đôi nét về quan hệ Pháp – Phi trong lịch sử và thời kỳ Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 42 - 43)

tranh lạnh

Hình 3. Phân chia khu vực thuộc địa tại Châu Phi (năm 1925)20

20

Quan hệ giữa Pháp và Châu Phi cận Sahara đã có từ lâu đời. Từ thế kỷ XVII, các đường biên bên bờ biển Guinea và Senegal đã xuất hiện để tăng cường giải quyết vấn đề nô lệ, và đã có sự hiện diện của Pháp trên đảo Bourbon và Madagascar. Đến thế kỷ XIX, dưới sự cạnh tranh của một số đế quốc lớn thuộc Châu Âu khi họ muốn phân chia Châu Phi, Pháp đã chú tâm đến lục địa này hơn từ năm 1871 để bù đắp cho những thất bại của mình trước Phổ với sự mất mát của vùng "Alsace-Lorraine". Cũng nhân cơ hội này Pháp muốn khôi phục vị trí thống trị của mình đối với các quốc gia Châu Âu. Thời kỳ đế quốc thực dân tập trung cao điểm được thể hiện qua các cuộc triển lãm thuộc địa quốc tế tại Paris – Pháp vào năm 1931.

Hai cường quốc thuộc địa lớn ở Châu Phi là Anh và Pháp. Phần lớn của Tây Phi từ Senegal (Tây Phi thuộc Pháp, viết tắt là AOF) tới Ubangi-Shari (Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp, viết tắt là AEF) và Madagascar, Reunion, Comoros và Pháp Somaliland (Djibouti hiện nay) đều chịu sự ảnh hưởng của Pháp. Anh sở hữu Gambia, Sierra Leone, Golden Coast, Nigeria và Tây Kamroon, chủ yếu ở phía đông và phía nam của lục địa, từ Ai Cập đến Liên minh Nam Phi. Các nước Châu Âu khác có mặt với mức độ hạn chế hơn ở Châu Phi là Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Chỉ Abyssinia (nay là Ethiopia) và Liberia thoát khỏi chế độ thực dân, bất chấp sự hiện diện của Italy trong 5 năm đầu tiên.

Thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự ra đời của các nhà nước châu Phi độc lập và có chủ quyền. Từ đó, mối quan hệ của Pháp - Châu Phi đã có sự thay đổi cơ bản, trở thành quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)