Hiệp định hợp tác tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 59 - 61)

QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY

2.2.1. Hiệp định hợp tác tiền tệ

Sự nhen nhóm xuất hiện của khu vực đồng franc có là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 1929 và bởi sự cần thiết, trong một thế giới được phân chia thành các khu vực tiền tệ khác nhau, việc đảm bảo sự ổn định tiền tệ xung quanh việc duy trì khả năng chuyển đổi với đồng franc Pháp. Khu vực đồng franc chính thức thành lập vào tháng 09/1939 căn cứ sắc lệnh thành lập khu vực đồng tiền chung cho tất cả các vùng lãnh thổ của đế quốc thực dân Pháp. Khu vực đồng franc được duy trì cả sau làn sóng giành độc lập. Pháp và các thuộc địa cũ của mình đã ký các thỏa thuận song phương về hợp tác tiền

29

tệ. Tuy nhiên, các thuộc địa cũ này nay đã phát hành đồng tiền của riêng mình, để lại sau lưng vùng franc, trong khi vẫn duy trì hợp tác tiền tệ với Pháp.

Khu vực đồng franc bao gồm hai khu tiền tệ ở Châu Phi:

- Các nước thành viên của Liên minh Tiền tệ Tây Phi (WAMU) - Benin, Burkina Faso, Bờ Biển Ngà, Guinea Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo và Guinea Bissau (thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha) – tạo thành một liên minh tiền tệ theo Hiệp ước ký ngày 14/11/1973;

- Các nước thành viên của Liên minh Tiền tệ Trung Phi (UMAC) - Cameroon, Chad, Congo, Gabon và Equatorial Guinea từ năm 1985 (cũng là một thuộc địa cũ Bồ Đào Nha) – tạo thành một liên minh tiền tệ theo Hiệp ước ký ngày 23/11/1972.

Đồng tiền chung, đồng franc – Cộng đồng Tài chính Châu Phi CFA (trước đây là đồng franc của khu vực Châu Phi thuộc địa) và sự hài hoà của pháp luật về ngân hàng trong khu vực đồng franc đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngân hàng Pháp và tăng cường Thương mại giữa Pháp với các nước trong khu vực, bởi vì sự vận động của vốn và các giao dịch thương mại và tài chính được tự do (1990).

Các tổ chức tiền tệ được bổ sung bởi liên minh kinh tế sau khi Hiệp ước của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU) và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC) được thông qua và ký năm 1994 giữa các nước thành viên của hai liên minh tiền tệ cũ. Quan hệ đối tác khu vực qua đó đã trở nên được tăng cường.

Như vậy, khu vực đồng franc có thể coi là một di sản của thời kỳ thuộc địa, giúp cung cấp cho các Pháp là một lợi thế chiến lược đối với các nước Châu Phi khác. Tuy nhiên, khu vực đồng franc ở Châu Phi từ lâu đã là một kênh quan trọng cho sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp Pháp thì

nay không còn được như cũ. Một mặt vì Pháp đã gia nhập đồng tiền chung Châu Âu euro như nhiều nước Châu Âu khác. Mặt khác là vì đồng đô-la hiện đang giữ vị trí giao dịch thương mại lớn nhất trên thị trường toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)