Những định hướng mới của chính sách an ninh và quốc phòng của Pháp tại Châu Phi từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 54 - 59)

QUAN HỆ PHÁ P CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY

2.1.2. Những định hướng mới của chính sách an ninh và quốc phòng của Pháp tại Châu Phi từ năm

phòng của Pháp tại Châu Phi từ năm 2008

Từ năm 2008, những định hướng mới của chính sách Châu Phi của Pháp được đưa ra trong phát biểu của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Cape Town (Nam Phi), cũng như trong báo cáo thông tin của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về chính sách của Pháp ở Châu Phi.

2.1.2.1. Tái thỏa thuận các hiệp định quốc phòng

Trong bài phát biểu tại Cape Town, Tổng thống Pháp đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán lại các thỏa thuận về quốc phòng với các đối tác Châu Phi một cách hoàn toàn minh bạch. Trong khi các hiệp định thỏa thuận trước đây chứa đựng điều khoản bí mật cho phép quân đội Pháp can thiệp trong trường hợp rối loạn nội bộ, các văn bản của các hiệp định mới cấm điều này một cách rõ ràng. Ngoài ra, Quốc hội Pháp hiện nay xem xét chặt chẽ và chi tiết các chính sách của Pháp ở Châu Phi, để không còn cái gọi là một phần của "khu vực dành riêng" cho những người đứng đầu nhà nước, cũng như các điều khoản được tùy chỉnh từ chế độ Cộng hòa thứ năm.

Những cuộc đàm phán lại các thỏa thuận gây tranh cãi thực sự đã diễn ra trong năm 2009 ác quốc gia Cameroon và Togo, và tiếp theo là với Gabon, Cộng hòa Trung Phi, Comoros, Djibouti, Bờ Biển Ngà, và cuối cùng, vào năm 2012, với Senegal.

Những ưu tiên dành cho sự tồn tại của quân đội và các hoạt động quân sự của Pháp ở Châu Phi hiện nay vấp phải việc Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Phi đang cố gắng xây dựng các hệ thống an ninh tập thể, cũng như với

việc đã tồn tại các điều khoản và các chiến lược Đối tác Phi-EU quy định tại Lisbon vào năm 2007.

Luật mới này được cho là một phần kết quả của một dự án lớn hơn về sự hiện diện quân sự của Pháp ở châu lục này. Trong Sách Trắng về an ninh, quốc phòng được công bố vào tháng 6/2008, vấn đề này được quyết định nhiều bởi những cân nhắc về ngân sách - sự hiện diện của Pháp ở Châu Phi, tiêu tốn khoảng 800 triệu euro mỗi năm, tùy theo khu vực địa lý và khu vực địa chính trị.24

Pháp muốn sau đó tái tập trung nỗ lực cũng như sự hiện diện của mình tại Trung Đông (đặc biệt ở vùng Vịnh, với không khí và sự hiện diện hải quân, và xa hơn nữa, với các khoản đầu tư trong chiến tranh ở Afghanistan). Như vậy những thay đổi trong các ưu tiên chính sách quốc tế được mô tả ở trên là một phần kết quả của sự lựa chọn của Pháp, tại thời điểm đó, để tái hoà hợp với cơ cấu quân sự tích hợp của NATO, mà Tướng De Gaulle đã từ bỏ bốn thập kỷ trước đó, vào năm 1967.

2.1.2.2. Cắt giảm quân số của Pháp ở Châu Phi

Các con số về lực lượng Pháp ở Châu Phi cận Sahara đã giảm đi một nửa từ giữa năm 1960 đến 1980, từ 30.000 xuống 15.000 người. Sự sụt giảm này còn mạnh hơn trong khoảng từ năm 1995 và năm 2011 nhờ có sự hiện đại và chuyên nghiệp của quân đội Pháp. Nay con số này là dưới 10.000 người.25

Việc cắt giảm quân số liên quan đến khả năng của Pháp, được minh chứng bằng việc giảm số lượng các căn cứ quân sự. Sách Trắng về an ninh và quốc phòng năm 2008 ghi rõ rằng "lực lượng và trang thiết bị của chúng tôi trong thời gian tới sẽ hiện diện trên bờ biển Đại Tây Dương của Châu Phi, một ở mặt trận phía đông (...)".26 24 Nguồn: [12, tr.23]. 25 Nguồn: [12, tr.23]. 26 Nguồn: [12, tr.24].

Do đó ngày 09/06/2010, tại trại Bel Air (Senegal) đã diễn ra một buổi lễ tượng trưng của lực lượng Pháp tại Senegal, Pháp dự định giữ lại ở Dakar một "bộ phận hoạt động trong khu vực dựa trên sự hợp tác" rất khiêm tốn, khoảng 300 quân.27

Trước sự kiện nóng bỏng ở Benghazi (Libya) năm 2011, Chính quyền Pháp tuyên bố “cần phải hành động gấp”. Các vụ tấn công của quân đội Libya xảy ra ngay trước thời điểm Pháp chủ trì cuộc họp với Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên đoàn Ả Rập, Liên hiệp châu Phi cũng như với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon để bàn chiến dịch can thiệp quân sự tại Libya nhằm ngăn các lực lượng trung thành với lãnh đạo Libya, đại tá Moammar Gaddafi, tấn công thành phố Benghazi thuộc phe phiến quân. Các cường quốc xác định phải chấm dứt bạo lực ở Libya. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là người ủng hộ mạnh mẽ các cuộc hành quân của liên minh để phá hủy hệ thống phòng không và phòng vệ mặt đất của nhà lãnh đạo Libya và ngăn ông này không tấn công vào chính người dân của mình. Anh, Pháp, Mỹ đã thành lập một trung tâm chỉ huy chung nhằm điều phối các hoạt động quân sự với sự tham gia của các nước khác như Canada và Đan Mạch. Binh sĩ lực lượng đặc nhiệm SBS và SAS của quân đội Anh đang sẵn sàng tiến vào Libya để cung cấp thông tin về các mục tiêu không kích ban đầu, bao gồm sân bay, đường tiếp tế quân sự, các hạm đội phòng không... Tất cả các động thái đó đã cho thấy sự có mặt của Pháp trong sự kiện Libya chỉ nằm trong hoạt động chung của Liên Hiệp Quốc, cho dù không quân Pháp là nước khai hỏa đầu tiên sau khi Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua vùng cấm bay.

2.1.2.3. Sự trở lại của Pháp ở Châu Phi sau Chiến dịch Serval ở Mali

Vào tháng 1/2013, Pháp đã phát động Chiến dịch Serval (Mèo rừng Châu Phi) ở Mali để chống các lực lượng thánh chiến, để ngăn chặn sự việc

27

tại Bamako như họ đã đạt được ở khu vực sông Niger và chiếm đóng Timbuktu. Chiến dịch được tiến hành trong khuôn khổ Nghị quyết 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hoàn toàn kiểu Pháp, trái với những gì đã được dự kiến ban đầu. Cuối cùng thì chiến dịch không phải Liên minh Châu Âu cũng không phải Liên minh Châu Phi tham gia can thiệp, chỉ vì một mặt cần can thiệp không chậm trễ và một mặt do thiếu nguồn lực có sẵn và sự thận trọng.

Không phải tất cả các nước Châu Âu đều có cùng mối quan tâm ở Châu Phi và tất cả đều biết sự cắt giảm ngân sách có ảnh hưởng đến các lực lượng vũ trang của họ. Đó là những lý do khiến Liên minh Châu Âu cảm thấy vô cùng thoải mái để cho nước Pháp một mình can thiệp ở Châu Phi, nơi có tính "bảo tồn" là “Châu Phi của mình”, và có nguy cơ xuất hiện kết nối với quá khứ của mình theo kiểu chủ nghĩa thực dân, đồng thời bị cáo buộc là chủ nghĩa thực dân mới. Liên minh Châu Âu sẽ chỉ triển khai một nhiệm vụ (450 binh sĩ, trong đó có 200 giáo viên hướng dẫn) đào tạo và tổ chức lại quân đội Mali, từ giữa tháng 02/201328. Tham gia vào Châu Phi, Pháp nhận được hỗ trợ của Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), tạo ra một nhiệm vụ Hỗ trợ quốc tế tại Mali (MISMA). Lưu ý rằng trong khi tiến hành hoạt động này, Pháp không ngần ngại liên minh với những người lính Chad của nhà độc tài Idriss Deby, đồng thời kêu gọi chính sách của Pháp thúc đẩy dân chủ.

Bốn tháng sau kể từ khi bắt đầu hành động can thiệp này, Sách Trắng về quốc phòng và an ninh lại được xuất bản. Điều này mang dấu ấn của Chiến dịch Serval ở Mali: trong khi Bộ Tài chính Pháp đã giảm ngân sách quân sự như một phần của việc cắt giảm chi tiêu công, thì Sách Trắng mới ủng hộ việc duy trì cơ bản mức độ tổng thể của chi tiêu quân sự cho giai đoạn tới. Hơn

28

nữa, nó không chỉ biện hộ cho sự ràng buộc cho các châu lục, mà nó còn nhắc lại tầm quan trọng chiến lược và tính thiết thực trong việc chuẩn bị và đặt các căn cứ quân sự. Thật vậy, nước Pháp sẽ không thể can thiệp vào Mali nhanh chóng nếu như không có lực lượng đóng sẵn ở Chad và Bờ Biển Ngà. Với tinh thần đó nên ngày 22/04/2013, Pháp đã bỏ phiếu cho việc có mặt thường xuyên của một lực lượng hỗ trợ Mali.

Tháng 10/2013, Pháp xem xét việc can thiệp quân sự ở Cộng hòa Trung Phi, đối mặt với những nhóm khủng bố Hồi giáo có vũ trang. Trường hợp xảy ra các vấn đề trong khuôn khổ Hỗ trợ nhiệm vụ quốc tế đến nước Cộng hòa Trung Phi (MISCA), Pháp có lẽ sẽ là nhân vật chính can thiệp, khi mà quân đội Châu Phi chỉ được trang bị nghèo nàn, không được huấn luyện, vô kỷ luật và không sẵn sàng.

Chiến dịch Serval do đó đánh dấu sự thất bại trong việc triển khai an ninh của các tổ chức tiểu khu vực Châu Phi. Khoảng trống này có nghĩa rằng Pháp sẽ tiếp tục can thiệp trực tiếp. Điều này giải thích sự đảo chiều trong chính sách Châu Phi của Pháp gần đây về sự hiện diện quân sự của Pháp tại Châu Phi, Pháp không còn phải tìm cách giảm bớt lực lượng có sẵn của mình trên lục địa này nữa. Tuy nhiên, điểm mới là Pháp không đơn phương triển khai sự có mặt của mình ở Châu Phi. Nước Pháp giờ đang hoạt động ở Châu Phi trong một khuôn khổ đa phương, với các thỏa thuận pháp lý của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Châu Phi. Các tổ chức này đã tạo thành tính hợp pháp không thể thiếu được để bảo vệ và chống lại mọi lời buộc tội cho mọi chiến dịch được quyết định của Pháp ở Châu Phi mà không nhất thiết phải là quyết định quốc tế.

Theo kế hoạch ban đầu, Pháp sẽ kết thúc sứ mệnh Serval vào tháng 05/2013 và điều 1.700 binh sĩ ở Mali tới khu vực Sahel. Tuy nhiên những vụ

giao tranh giữa các phần tử nổi loạn và lực lượng quân đội tại thị trấn Kidal, miền Bắc Mali, đã buộc Paris phải trì hoãn việc rút quân đội.

Tháng 07/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo Paris điều 3.000 binh sĩ đến khu vực Sahel trong khuôn khổ chiến dịch mới chống khủng bố tại đây cùng sự hỗ trợ của máy bay không người lái, máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích và xe bọc sắt29. Bộ trưởng Le Drian nêu rõ hoạt động quân sự của bính lính Pháp ở miền Bắc Mali nhằm đánh bật phiến quân Hồi giáo cực đoan đã kết thúc và sẽ được thay thế bằng chiến dịch mới mang tên Barkhan. Phối hợp với 5 nước ở vùng Sahel-Sahara, bao gồm Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger và Cộng hòa Chad, chiến dịch chống khủng bố mới mang tên Barkhan sẽ bắt đầu nhiệm vụ trấn áp những phần tử khủng bố trong khu vực Sahel. An ninh ở châu Phi đang chuyển sang khu vực Sahel rộng lớn dọc theo vành đai phía Nam của sa mạc Sahara. Chiến dịch mới sẽ giúp đảm bảo chủ nghĩa khủng bố không bùng phát tại đây trong bối cảnh vẫn có nguy cơ cao các phần tử thánh chiến Hồi giáo gia tăng hoạt động ở khu vực kéo dài từ vùng Sừng châu Phi tới Guinea-Bissau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ pháp châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)