9. Kết cấu luận văn
2.4.3. Yêu cầu mới đặt ra đối với nhân rộng mô hình kinh tế trang trại
- Xuất phát từ nhu cầu thị trường: Khác với sản phẩm từ ngành công nghiệp
hay dịch vụ, hàng hóa nông sản là hàng thiết thực, cần thiết cho cuộc sống mỗi ngày của con ngƣời. Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu và đòi hỏi của con ngƣời ngày càng cao, các sản phẩm nông sản ngày càng phải đáp ứng nhu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng, xuất phát từ yêu cầu đó, đòi hỏi quá trình sản xuất sản phẩm nông sản cần phải đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trƣờng.
Các sản phẩm nông sản ngày càng trở thành lựa chọn hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình, với thế mạnh, uy tín của các trang trại, sản phẩm nông sản ngày càng có vị trí trong cuộc sống hằng ngày của mỗi ngƣời, điều
này cho thấy nhân rộng mô hình KTTT là hƣớng đi nhiều tiềm năng cho ngƣời dân miền núi.
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới: KTTT là một bƣớc phát triển mới của kinh tế hộ
gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỉ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đƣa công nghiệp và ngành dịch vụ vào nông thôn đáp ứng xu thế phát triển của nông nghiệp nông thôn. Xuất phát từ lý do đó, KTTT trong tƣơng lai không xa sẽ là mô hình kinh tế tiêu biểu của nền nông nghiệp nƣớc ta.
- Xuất phát từ thực trạng nghèo đói:Nghèo đói không chỉ là hoàn cảnh của mỗi gia đình mà nó còn là gánh nặng cho toàn xã hội, điều mà mọi ngƣời mong muốn là chung tay, góp sức giúp ngƣời nghèo vƣợt khó, thoát nghèo đảm bảo cuộc sống ấm no, bình đẳng.
Với tỉnh nghèo nhƣ Hòa Bình để ngƣời dân trong tỉnh có cuộc sống ấm no không còn cách nào khác ngoài con đƣờng tự mình vƣơn lên làm giàu ngay chính trên những mảnh đất quê hƣơng, biến tấc đất thành tấc vàng, đây là con đƣờng thoát nghèo mà tác giả cho rằng thực tế và ý nghĩa thiết thực nhất đối với ngƣời dân.
- Xuất phát từ tiềm năng tự nhiên của tỉnh: Với đặc thù là tỉnh miền núi, đất rộng, ngƣời thƣa, diện tích đất tự nhiên dồi dào phong phú và điều kiện cần thiết cho sự phát triển của mô hình KTTT, bên cạnh đó diện tích đất hoang hóa ở các vùng trong tỉnh còn nhiều, số ngƣời nghèo đói chiếm tỉ lệ cao trong cả nƣớc. Vấn đề đặt ra là tận dụng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sẵn có để cải tạo, biến cái khó khăn thành thế mạnh trong thời kì xây dựng nông thôn mới, đó là hƣớng đi có hiệu quả giúp ngƣời dân xây dựng quê hƣơng, là nền tảng cho công cuộc thoát nghèo bền vững.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI ĐỂ THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG Ở HÒA BÌNH