Vay mượn từ ngữ nước ngoài dưới hình thức phiên âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 36 - 38)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ

2.1. NHỮNG CON ĐƢỜNG TẠO LẬP RA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ

2.1.1.2. Vay mượn từ ngữ nước ngoài dưới hình thức phiên âm

Phiên âm là cách mà thanh thiếu niên dùng để ghi lại cách phát âm các từ ngữ tiếng nƣớc ngoài bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Cách phiên âm này chủ yếu là phiên âm ngữ âm học, tức là phát âm thế nào thì ghi lại nhƣ thế. Vì vậy mà cùng một từ mỗi nơi, mỗi lúc, mỗi ngƣời lại có thể phiên âm khác nhau. Tuy nhiên thực tế phiên âm này không gây trở ngại nhiều trong quá trình giao tiếp của thanh thiếu niên, ngƣời nghe, ngƣời đọc vẫn có thể hiểu đƣợc ngƣời nói muốn nói gì.

Trong cách phiên âm của thanh thiếu niên nói riêng và của ngƣời Việt nói chung, ta có thể chia làm hai dạng là phiên âm thuần túy và phiên âm tạo ra âm tiết tiếng Việt (nghĩa là thêm các thanh điệu của tiếng Việt) và gắn vào đó những yếu tố tình thái. Từ ngữ đƣợc cấu tạo theo dạng phiên âm này nhiều, đứng thứ hai sau hiện tƣợng vay mƣợn nguyên dạng, trong tổng số các từ ngoại lai mà thanh thiếu niên dùng, với 120 lần xuất hiện chiếm 12% tổng số 1000 từ ngữ tiếng nƣớc ngoài trong lời nói của thanh thiếu niên.

+ Phiên âm thuần túy

Hiện tƣợng phiên âm các từ ngữ tiếng nƣớc ngoài của thanh thiếu niên ở trên các báo không theo một quy luật nhất quán. Mỗi bài viết, mỗi ngƣời viết có một kiểu phiên âm khác nhau tùy theo mức độ tình cảm, thái độ mà ngƣời viết muốn thể hiện và khả năng sáng tạo các biến thể từ vay mƣợn của ngƣời đó. Cách viết từ phiên âm có hai dạng là phiên âm không có gạch nối và phiên âm có gạch nối.

Ví dụ: phiên âm có gạch nối: rồ-men-tịt (romantic) có nghĩa là "lãng mạn"; va- linh-tinh (valentine) có nghĩa là "ngày lễ tình nhân"; xì-tốp (stop) có nghĩa là "dừng, ngừng"; xì-tai (style) có nghĩa là "phong cách, mốt, thời trang"…

- Ngọc Thảo và Đại Nhân tuy có rồ-men-tịt thật nhưng chỉ là hai nhân vật được H2T mời tham gia "thử thách" trong chuyên mục thôi nhé! [HHT, 918]

- Tận hưởng những giây phút thư giãn sảng khoái cùng loạt flash game đón chờ một mùa… va - linh - tinh” nữa đang đến gần. [HHT- 11/2/2011]

- … Tất cả đều “xì-tốp” lại cho một cái gì đó mà tụi nó cho là trọng đại. [MT, 10/1/2012]

- Anh ấy ngăn tớ mua một đôi giày dễ thương trên mạng, trong khi giày dép anh ấy tặng dù có nhãn hiệu hoành tráng nhưng xì-tai rất… “cụ bà”.[HHT, 933]

Ví dụ: cách viết từ phiên âm không có gạch nối: rì lắc (relax) có nghĩa là "thƣ giãn", bo đì (body) có nghĩa là "cơ thể", đì zai (design) có nghĩa là "thiết kế", xì tóp (stop) có nghĩa là "dừng, ngừng", xì tin (style) có nghĩa là "thời trang, mốt, phong cách"…

-"Bo-đì" thì đặc sắc thôi rồi, từ tròn ủm ỉm, vuông xì tin cho đến chữ nhật cổ điển. [HHT, 804]

- Tuy nhiên các bạn gái cũng cần phải biết "xì tóp" mỗi khi thấy mình hài "quá lố" để giữ cái duyên con gái nhé. [HHT, 935]

+ Cách phiên âm tạo ra âm tiết tiếng Việt và gắn vào đó những yếu tố tình thái. Ví dụ: - Thường thì các anh chị í sẽ đi thực tập thực tế theo cặp đôi đóng giả vợ chồng mới cưới đi mua nhà để "tiếp cận" giấy tờ, chứng từ nhằm thẩm định giá trị của căn nhà đang được rao bán. Thế nên phải học từ đổi cách xưng hô dạng như "hơ ni", "bế bi à" khi vào xem xét vị trí nhà cửa thì luôn phải đi chung và hỏi ý

kiến của nhau (để cho giống thật là vợ chồng trẻ đi mua nhà ấy mà). [HHT, 901]

"hơ ni" là cách phiên âm của từ "honey" trong tiếng Anh, còn "bế bi" là phiên âm của từ "baby" khi viết thêm dấu sắc vào âm tiết "bê" ngƣời viết tạo cho ngƣời đọc một cảm giác là sự lãng mạn đƣợc tăng thêm mức độ không nhƣ bình thƣờng nhƣ "bê bi".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 36 - 38)