Vay mượn từ ngữ nước ngoài bằng cách làm biến đổi dạng thức từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 41)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ

2.1. NHỮNG CON ĐƢỜNG TẠO LẬP RA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ

2.1.1.4. Vay mượn từ ngữ nước ngoài bằng cách làm biến đổi dạng thức từ

Trong quá trình giao tiếp thanh thiếu niên sử dụng nhiều từ ngữ vay mƣợn từ

tiếng nƣớc ngồi để tạo thêm tính mới mẻ, tính biểu cảm trong phát ngơn của mình. Do đó để tăng hiệu quả phát ngôn, gây đƣợc sự chú ý của ngƣời nghe, ngƣời đọc thì thanh thiếu niên đã tạo ra những biến đổi về dạng thức của từ ngữ vay mƣợn từ nƣớc ngoài cả về ngữ âm khi phát âm và cả về chữ viết.

Số lƣợng các từ ngữ biến đổi dạng thức này là 77 từ, chiếm 7,7 % tổng số các từ ngữ vay mƣợn nƣớc ngồi trong sử dụng ngơn ngữ của thanh thiếu niên.

* Rút ngắn dạng thức từ vay mượn

Để tăng sức biểu cảm và thỏa mãn tâm lý thích tìm tịi sáng tạo của thanh thiếu niên, họ ln đƣa ra những hình thức ngắn gọn hơn nữa cho từ vay mƣợn. Bên cạnh hình thức viết tắt, biến đổi dạng thức từ vay mƣợn, họ còn sử dụng phƣơng thức rút ngắn dạng thức của từ. Trong giao tiếp sinh hoạt của đời sống hàng ngày thì phƣơng thức này rất phù hợp với thanh thiếu niên. Họ sử dụng phƣơng thức rút gọn từ vay mƣợn nhƣng lại chuyển sang kiểu viết của tiếng Việt. Ví dụ: mem (member - thành viên), net (internet - liên mạng), see ya (see you again - hẹn gặp lại), pro (professional - chuyên nghiệp), sry (sorry - xin lỗi), vita (vitamin - sinh tố), I luv u (I love you - tôi yêu bạn), lap (laptop - máy tính xách tay), onl (online - trực tuyến), vol (volume - âm lượng),…

Ví dụ:

- Nó viết những bài cộng tác lên giấy trước khi ra tiệm net gửi cho tịa soạn, thay vì gõ trực tiếp lên máy từ lâu nay.

[MTO 3-19/03/2012] - Năm ngối, khi chưa có ai trong phịng mua lap, chúng tơi vẫn thường rủ rê

nhau đi “ăn vặt” những tối cuối tuần. Mỗi lần như thế, chúng tơi được dịp cười nói, chọc phá nhau hoặc kể cho nhau nghe chuyện buồn vui ở lớp.

[MTO 3-17/03/2012]

- Mọi quy trình ở Green Farm cũng gần như một tạp chí: nộp bài - sửa bài - design - sốt lỗi. Thế nhưng các quy trình ấy khơng pro lắm đâu.

[HHT, 813]

"Pro" là dạng thức rút gọn của "professional", có nghĩa là chuyên nghiệp. "Net" là từ viết tắt của "internet", có nghĩa là liên mạng. "Lap" là từ viết tắt của "laptop" có nghĩa là "máy tính xách tay".

+ Sự thay đổi dạng thức từ vay mƣợn đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức biến đổi âm và chữ viết, chẳng hạn nhƣ: Pro - Prồ - pờ rồ, kul - kool - cool, design - đì- zai, okay - okie - ok - okey- okiela,… "Pro - Prồ - pờ rồ" đều là thay đổi dạng thức của từ "professional" có nghĩa là "chuyên nghiệp"; còn "kul - kool" là thay đổi dạng thức từ "cool" có nghĩa là "mát mẻ"; "kute - kut3" là thay đổi dạng thức của từ "cute" nghĩa là "đáng yêu"; "đì - zai, đi zai" là thay đổi dạng thức của từ "design" nghĩa là "thiết kế"…

Ví dụ:

- Tớ biết bạn ấy cùng thành phố với tớ, nhưng dù rất muốn gặp mặt người bạn

mới rất cool của mình, chúng tớ vẫn chưa có cơ hội. [HHT, 819]

- Diana I.school - ngôi trường mang cái tên cực teen, cực kool này cực hữu ích

cho những bạn đang ở cái tuổi "ẩm ương" đấy. [HHT, 935]

- Tớ được tận hưởng những khoảnh khắc rất kul trong suốt thời gian làm việc tại Disneyland. [HHT, 800]

- Cịn cơ em út Suzy đã trở lại với hình dáng mảnh mai xưa kia nên dĩ nhiên là

vô cùng "kute" rồi! [HHT, 918]

+ Kéo dài âm các chữ viết, chẳng hạn: cooloool (cool), byeeee (bye), shoooock (shock), yeahhhhh (yeah)…

Ví dụ: - Tớ có laptop rồi. Yeahhhhhhh. [MTO 3 - 17/3/2012] + Kết hợp từ tiếng Anh viết tắt và chữ số: y2k (năm 2000), sk8ter (kater - ngƣời trƣợt băng), 4u (for you - cho bạn), 2teck (highteck - công nghệ cao), 4rum (forum - diễn đàn), 2hand (secondhand - đồ cũ)…

Ví dụ:

- Hạt xốp có bán ở các shop online hoặc các 4rum mua bán, giá tầm 60k cho

một bao to uỵch à! [HHT, 804]

- Dù "cũ người mới ta", nhưng qua sự sáng tạo và "tút tát" của teen, những món đồ 2hand cũng "lột xác" bóng bẩy khơng kém gì đồ mới. [HHT, 918]

2.1.1.5. Tạo từ ngữ mới dựa trên ghép yếu tố tiếng Việt với yếu tố ngoại lai

Phƣơng thức tạo từ dựa trên việc ghép yếu tố tiếng Việt với yếu tố ngoại lai, thanh thiếu niên dùng chủ yếu là tiếng Anh, lấy một yếu tố tiếng Anh ghép với một yếu tố tiếng Việt. Hiện tƣợng ghép này bắt gặp khá nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp của thanh thiếu niên, có khoảng 118 từ chiếm 11,8 % trong tổng số các từ có yếu tố nƣớc ngồi. Những từ ngữ ghép lai đó vừa mang lại sắc thái biểu cảm cao, vừa cịn là phƣơng thức nói tránh, nói giảm hiệu quả cho ngƣời sử dụng.

+ Ghép một yếu tố danh từ với một danh từ

Ví dụ: - Chất liệu jeans thường mang phong cách bụi phủi, do đó để giảm bớt

sự đối lập, hè này bạn nên chọn các loại áo sơ mi denim mỏng.

[MTO, 4-15/4/2013]

"jeans" trong tiếng Anh là một danh từ, có nghĩa là "vải chéo go". Ngƣời sử dụng từ này muốn nhấn mạnh thêm "jeans" là một chất liệu nên đã thêm danh từ "chất liệu" đằng trƣớc.

+ Ghép một danh từ với một tính từ

Ví dụ: - Rạp mini là những phịng chiếu phim rộng khoảng 15m2 , có một bộ ghế salon và bàn kính cho teen vừa thoải mái xem phim, vừa nhâm nhi ăn uống.

[HHT, 901]

Trong tiếng Anh "mini" có nghĩa là "nhỏ" là một tính từ ghép với một yếu tố danh từ đi đằng trƣớc, ngƣời viết muốn tạo ra sự trẻ trung cho câu nói, nhằm làm tăng hiệu quả giao tiếp.

+ Ghép một tính từ với một động từ

Ví dụ: - Thị trường dưa lê vốn rất sôi động, và những cặp đôi gà bông trái dấu

như vậy trở thành đối tượng để họ super soi.

Từ "soi" trong tiếng Việt nghĩa là "săm soi" hay "soi mói" với ý khơng tốt. Để làm tăng mức độ cho động từ "soi", ngƣời viết đã sử dụng "super" (siêu, tuyệt) một tính từ tiếng Anh ở phía trƣớc.

+ Ngồi các phƣơng thức ghép trên, thanh thiếu niên còn tạo một tổ hợp qua phƣơng thức ghép nhƣ: made in Tú, made by Lan,…

Trong tiếng Anh có những tổ hợp từ cố định. Thanh thiếu niên Việt Nam mƣợn những tổ hợp từ này của tiếng Anh vào tiếng Việt để sáng tạo ra những từ ngữ mang sắc thái ngộ nghĩnh, tạo sự thích thú, vui tai cho ngƣời nghe, ngƣời đọc.

Ví dụ: - Tớ thì lại vốn mê thể loại vũ hội hóa trang ở Venice từ lâu, nên lại hừng hực quyết tâm tự làm một cái , Tú kể "giờ đây, chính tớ - người viết bài, thẩm định mặt nạ "made in Tú" chả thua gì mặt nạ Venice nhé, đẹp cực!

[HHT, 805]

Ngồi ra, có trƣờng hợp thanh thiếu niên còn sử dụng hiện tƣợng đồng âm, nghĩa là lấy một từ tiếng Anh có một âm trùng với âm của từ tiếng Việt có ‎ý nghĩa cần diễn đạt. Ví dụ:

- Teen run ít, bố mẹ "ca-mơ-run" nhiều.

[TGHĐ,121] - Khắc phục ngay "ca-mơ-run trước đám đơng" bằng một khóa học giao tiếp! [HHT, 805] Ca - mơ - run là tên gọi nƣớc Cameroun, cách đọc âm "run" trong tiếng Việt gần giống với tên nƣớc camaroun, nên thanh thiếu niên đã vận dụng tên nƣớc Cameroun để chỉ trạng thái "run sợ, lo lắng" trong tiếng Việt.

2.1.1.6. Ghép các từ vay mượn với nhau theo lối nói của người Việt và mang

nghĩa tiếng Việt

Hiện tƣợng ghép các từ vay mƣợn với nhau theo lối nói của ngƣời Việt và theo nghĩa tiếng Việt không nhiều, tần số xuất hiện thấp, chỉ chiếm 2,1% trong tổng số các từ vay mƣợn. Có thể nói đây là một sự sáng tạo ngôn ngữ rất độc đáo của

thanh thiếu niên hiện nay. Hiện tƣợng ghép này không chỉ là thêm các tiền tố, hậu tố mà còn mở rộng ra ở việc ghép các từ độc lập dù đó là thực từ hay hƣ từ. Sự kết hợp này không dựa trên đặc điểm cấu trúc cú pháp của các từ mà nó chỉ thuần túy là gộp nghĩa của các từ theo nghĩa tiếng Việt.

Ví dụ: - Nhưng bây giờ thì "no 4 go". [HHT, 804]

"4" trong tiếng Anh đọc là "four", "no 4 go" đƣợc dịch là "vô tƣ đi" các từ này của tiếng Anh đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣng không phải là từ thuần Việt mà là từ Hán Việt. Ở cụm từ này, "no 4" hay viết theo âm là "no four" thì "no" và "four" khơng có nghĩa độc lập, mà hai từ này phải kết hợp với nhau để tạo ra một từ có nghĩa và "vơ tƣ".

Hay giới trẻ cịn ghép các yếu tố độc lập với nhau để tạo thành từ mới nhƣ: Ví dụ: - Kế hoạch lồng tiếng Việt cho phim hoạt hình Rio của một trong những

hệ thống rạp phim lớn nhất Việt Nam hiện nay đang khiến nhiều cinefan xôn xao.

[HHT, 901]

"cinefan" là đƣợc ghép bởi hai yếu tố độc lập là "cinema" tức là "rạp chiếu phim" và "fan" là "ngƣời hâm mộ" để đƣợc một từ có nghĩa chung là "ngƣời hâm mộ phim".

- "Say no" với thuốc lá. Ngại gì khơng làm! [HHT, 799] "Say" có nghĩa là "nói", và "no" có nghĩa là "khơng". Vì vậy "say no" ở ví dụ này đƣợc dịch là "nói khơng".

Nói chung, hiện tƣợng vay mƣợn các từ ngữ nƣớc ngoài để làm phong phú

thêm vốn từ vựng tiếng Việt là cần thiết. Chúng ta không nên ngăn cản hoặc quá lên án việc vay mƣợn các từ ngữ mang yếu tố ngoại lai này. Tuy nhiên, giới trẻ cũng không nên quá lạm dụng các từ ngữ nƣớc ngoài, nếu mƣợn quá nhiều và mƣợn không phải lối đến nỗi nhiều ngƣời đọc khơng hiểu thì sẽ làm cho vốn từ tiếng Việt trở nên nghèo nàn và làm mất đi sự phong phú và sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, thanh thiếu niên cũng khơng nên dùng từ ngữ nƣớc ngồi

một cách bừa bãi, coi việc dùng từ ngữ nƣớc ngoài nhƣ một thứ "mốt", mà việc vay mƣợn cần có sự chọn lọc.

Trong số các từ vay mƣợn nƣớc ngồi, chúng tơi thấy thanh thiếu niên sử dụng các từ ngữ nƣớc ngoài dạng nguyên dạng và các biến thể của chúng là rất lớn:

Bảng 1: Tỉ lệ các từ ngữ biệt ngữ vay mƣợn tiếng nƣớc ngồi xét theo hình thức vay mƣợn

Dùng các yếu tố ngoại lai Tần số Tỉ lệ

Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài nguyên dạng 605 60,5% Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngồi dƣới hình thức

phiên âm

120 12% Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngồi dƣới hình thức

viết tắt

59 5,9% Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài bằng cách làm

biến đổi dạng thức từ

77 7,7% Tạo từ ngữ mới dựa trên ghép yếu tố tiếng Việt

với yếu tố ngoại lai

118 11,8% Ghép các từ vay mƣợn với nhau theo lối nói

của ngƣời Việt và mang nghĩa tiếng Việt.

21 2,1%

Tổng 1000 100%

Theo bảng thống kê trên, có thể nhận thấy số lƣợng các từ ngữ vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài trong biệt ngữ của thanh thiếu niên rất phong phú, phần lớn dƣới hình thức nguyên dạng (chiếm 60,5%), tiếp đến là dƣới hình thức phiên âm (chiếm 12%). Thứ ba là việc sử dụng các từ ngữ dựa trên ghép yếu tố tiếng Việt với yếu tố nƣớc ngoài (chiếm 11,8%). Số lƣợng các từ đƣợc sử dụng dƣới dạng ghép các

từ vay mƣợn với nhau theo lối nói của ngƣời Việt và mang nghĩa tiếng Việt là thấp nhất (chiếm 2,1%).

Đại đa số các từ vay mƣợn nƣớc ngồi có từ tiếng Việt tƣơng đƣơng để thay thế, chỉ có một số từ khơng có từ tiếng Việt tƣơng đƣơng là nằm trong các thuật ngữ vi tính, âm nhạc, thời trang. Điều này cho thấy việc sử dụng các từ ngữ tiếng nƣớc ngoài chủ yếu là để nhằm thể hiện thứ ngôn ngữ đặc thù riêng của thanh thiếu niên, đó là sự thể hiện cái "tơi" sính dùng ngoại ngữ và một phần là để vận dụng vào việc học ngoại ngữ của họ.

Cũng có những từ ngữ nƣớc ngồi đƣợc vận dụng vào khơng nhằm để biểu thị khái niệm, sự vật mà để đùa vui hoặc diễn tả tình thái của ngƣời phát ngơn. Những từ ngữ vay mƣợn có ý nghĩa tích cực khi kết hợp với những từ ngữ vốn có của tiếng Việt một cách hợp lý sẽ tạo hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

2.1.2. Biến đổi chệch âm so với ngữ âm thơng thƣờng

Ngồi con đƣờng tạo ra các từ biệt ngữ bằng cách vay mƣợn ngôn ngữ nƣớc ngồi, thanh thiếu niện hiện nay cịn tạo ra từ biệt ngữ bằng cách biến đổi vỏ ngữ âm vốn có của từ thơng thƣờng. Đây là cách dùng từ trong khẩu ngữ. Con đƣờng tạo từ biệt ngữ này rất đƣợc thanh thiếu niên ƣa chuộng. Chúng ta có thể gặp trong cách nói của thanh thiếu niên rất nhiều từ kiểu nhƣ: chít (chết), bi giờ (bây giờ), phình phƣờng (bình thƣờng), vìa (về), vớ vỉn (vớ vẩn), ngâm cứu (nghiên cứu)… Sự làm biến đổi vỏ ngữ âm vốn có của từ ngữ thơng thƣờng có thể diễn ra đối với các bộ phận âm tiết tiêu biểu sau:

2.1.2.1. Biến đổi phần vần

Sự biến đổi hình thức ngữ âm của phần vần trong âm tiết tiếng Việt tạo nên từ biệt ngữ chủ yếu tập trung vào hiện tƣợng thay đổi âm chính: biến đổi âm “ô” thành “u”, “ơ” thành “u”, “yê” thành “u”, “i” thành “e”, “â” thành “iê”…

Trƣớc hết có thể nhận thấy hiện tƣợng phổ biến nhất là sự biến đổi của các nguyên âm đơn. Cụ thể nhƣ sau:

Các nguyên âm đơn khác nhau ở dòng giữa và dòng sau đều cùng đƣợc biến đổi thành "u":

+ Biến đổi “ô” thành “u” (đôi khi thành "a"): Thôi -> thui, rồi -> rùi, ôi -> ui, thối -> thúi, rồi -> dùi, hơn -> hun.

Ví dụ: - Chỉ học 3 tiết, tui lao về nhà ngồi trực... cái tivi.

[MTO, 10 - 8/10/2011] - Chàng bỗng bồi hồi nhớ chuyện công chúa ngủ trong rừng, hoàng tử đến…hun một phát, thế là tỉnh dậy. [MTO, 10 - 8/10/2011]

- Bố tui từng bảo, con gái mà ham quyền lực thì đáng sợ lắm. Và quả là tui

cũng thấy nhỏ Ty đáng sợ thiệt. [HHT, 942]

- May mà có nhỏ bạn thân như bà để tui chia sẻ, bà hứa làm bạn thân bên tui

mãi nha. [MT, 1038]

Trong bốn ví dụ trên, có thể thấy âm “ơ” biến đổi thành âm “u”, ở ví dụ thứ hai, từ “hơn” đƣợc thay đổi ngữ âm thành từ “hun”. Nhƣng dƣờng nhƣ thanh thiếu niên ngày nay vẫn chƣa hài lòng với cách sáng tạo mới này nên lại tiếp tục sáng tạo thêm một dạng thức mới nữa của từ “hơn” là “hug” và “hung”.

Ví dụ: - Tớ bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ chuyện: nào là chúng tớ đi với nhau

cứ như hai chị em, rồi là tớ phải kiễng chân lên để “hug” bạn ấy. [HHT, 812]

Hoặc: rồi -> rồi/ồi. + Biến đổi “o” thành “u”:

Ví dụ: - Nghĩa là: “Nhẹ” thì một dịng tin nhắn, mail, nhờ một đối tượng trung

gian nói hộ câu “I Love You” cho đỡ…ngượng, dũng cảm hơn thì đứng…trước mặt bạn và:...“Tớ rất mến ấy". Túm lại là hắn muốn thẳng thắn!

- Anh làm sao ư? Thì anh khơng nghĩ đến cô ấy lúc đang ăn nữa. Bởi nếu cắn

nhằm lưỡi nhiều quá đến lúc nào đó em sẽ khơng cịn khả năng... nếm hương vị của tình yêu nữa. Chưa kể, nếu gặp xui thì em sẽ ngủm (vì đứt lưỡi!) trước khi em kịp phát hiện cô ấy cũng nghĩ về em nhiều khơng kém gì em nghĩ về cơ ấy!

[TN, 25/12/2011] + Biến đổi “ơ” thành “u”: Giời -> giùi, ơi -> ui, trời ơi -> trùi ui

Ví dụ: - Anh ui, tại sao con trai lại hay lừa dối vậy? Chẳng nhẽ đối với họ việc

đùa bỡn một người là vui lắm sao anh? [HHT, 804]

- Thời kì đen tối lại tiếp tục cho đến một hơm con mèo về nhà và… địi tui lấy chồng cho nó! Tui mừng run vì nó đã… trưởng thành thì ít mà mừng vì nó…đi giùm thì nhiều. [MTO, 971 - 2/1/2011]

+ Biến đổi "a" thành "u"

Ví dụ: - Trước giờ, chỉ tí ti chuyện tình củm của sao cũng khiến báo giới của

cộng đồng fan K-Pop dậy sóng. [HHT, 813]

Hoặc "tình cảm" biến âm thành "tình củm", "tình củ" -> đây là cách nói mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)