ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC BIỆT NGỮ CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 67 - 69)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ

2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC BIỆT NGỮ CỦA

THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY SO VỚI CÁC DẠNG BIỆT NGỮ KHÁC XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO

Sau khi khảo sát các từ ngữ là biệt ngữ của thanh thiếu niên Việt Nam hiện

nay, chúng tôi thấy bộ phận những từ ngữ này vừa mang đặc điểm chung của các dạng biệt ngữ khác: từ nghề nghiệp, thuật ngữ, tiếng lóng,… lại vừa có đặc trƣng riêng đặc thù.

Trƣớc hết, có thể nói những từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên này là từ ngữ riêng của một nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi thanh thiếu niên, mà chủ yếu là học sinh, sinh viên. Bởi nội dung mà chúng đề cập tới ít liên quan đến các thanh niên khơng phải học sinh, sinh viên, sắc thái trẻ trung, dí dỏm của chúng thì lại khơng phù hợp với ngƣời lớn tuổi. Do vậy, những ngƣời ngồi nhóm xã hội học sinh, sinh viên thƣờng ít sử dụng.

Thứ hai, các từ ngữ này khơng phải là tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: kết, bồ kết, cảm, mến, cảm nắng, say nắng, chết, rung rinh, rụng tim… đều chỉ là những tên gọi hay cách diễn đạt thêm, chồng lên trên tên gọi

chính thức của một trạng thái tình cảm vốn đã có tên gọi là "yêu". Hay: móm, cháy

túi, hết đạn, đét, viêm màng túi… cũng là tên gọi / cách diễn đạt thêm của tình

trạng vốn đƣợc gọi là "hết tiền". Phồng, rủng rẻng, xông xênh, xài thả ga,… là tên gọi / cách diễn đạt thêm của tình trạng vốn đƣợc gọi là "có tiền".

Cũng giống với các dạng biệt ngữ khác, biệt ngữ của thanh thiếu niên cũng chỉ dùng trong giao tiếp khơng chính thức, tức là chủ yếu giao tiếp bằng khẩu ngữ

thân mật. Các giao tiếp trang trọng, nghiêm túc thƣờng không phải là đặc trƣng của những từ ngữ này.

Những từ ngữ biệt ngữ mà thanh thiếu niên hay dùng xuất hiện dễ dàng và mất đi cũng dễ dàng.

2.4. TIỂU KẾT

Thanh thiếu niên đã sử dụng nhiều cách để tạo lập ra các từ ngữ biệt ngữ: sử dụng các từ ngữ vay mƣợn nƣớc ngoài; biến đổi vỏ ngữ âm của từ ngữ thông thƣờng; rút gọn từ ngữ bằng cách giữ lại sử dụng các yếu tố cổ hiện nay không còn dùng nữa; liên tƣởng đồng âm; hiệp vần tạo kết hợp lạ, nhất là các yếu tố tình thái; sử dụng các yếu tố Hán Việt ít dùng thay thế cho từ thuần Việt quen thuộc. Trong số các cách tạo ra những từ ngữ biệt ngữ này, thanh thiếu niên sử dụng các từ ngữ nƣớc ngoài trong giao tiếp với số lƣợng nhiều nhất.

Xét đặc điểm cấu tạo về mặt ngữ pháp thì các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay phổ biến nhất là có một hoặc hai thành tố cấu tạo. Trong đó loại từ ngữ có hai thành tố cấu tạo chiếm tỉ lệ lớn nhất (41,43%).

Xét về mặt tổ chức ngữ pháp thì các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay là động từ và động ngữ chiếm tỉ lệ 35,27%, danh từ và danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất 48,27%, tính từ và tính ngữ chiếm tỉ lệ 14,91%.

Các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay vừa mang đặc điểm chung của các dạng biệt ngữ khác, lại vừa mang đặc trƣng của riêng thanh thiếu niên. Các từ ngữ này khơng phải là tên gọi chính thức đã có của các sự vật, hiện tƣợng mà là tên gọi hay cách diễn đạt chồng lên tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tƣợng đó. Hơn nữa, các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên đƣợc dùng trong giao tiếp khơng chính thức, chúng xuất hiện dễ dàng và mất đi cũng dễ dàng.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CÁC TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)