Biến đổi phần vần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 48 - 52)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ

2.1. NHỮNG CON ĐƢỜNG TẠO LẬP RA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ

2.1.2.1. Biến đổi phần vần

Sự biến đổi hình thức ngữ âm của phần vần trong âm tiết tiếng Việt tạo nên từ biệt ngữ chủ yếu tập trung vào hiện tƣợng thay đổi âm chính: biến đổi âm “ô” thành “u”, “ơ” thành “u”, “yê” thành “u”, “i” thành “e”, “â” thành “iê”…

Trƣớc hết có thể nhận thấy hiện tƣợng phổ biến nhất là sự biến đổi của các nguyên âm đơn. Cụ thể nhƣ sau:

Các nguyên âm đơn khác nhau ở dòng giữa và dòng sau đều cùng đƣợc biến đổi thành "u":

+ Biến đổi “ô” thành “u” (đôi khi thành "a"): Thôi -> thui, rồi -> rùi, ôi -> ui, thối -> thúi, rồi -> dùi, hơn -> hun.

Ví dụ: - Chỉ học 3 tiết, tui lao về nhà ngồi trực... cái tivi.

[MTO, 10 - 8/10/2011] - Chàng bỗng bồi hồi nhớ chuyện công chúa ngủ trong rừng, hoàng tử đến…hun một phát, thế là tỉnh dậy. [MTO, 10 - 8/10/2011]

- Bố tui từng bảo, con gái mà ham quyền lực thì đáng sợ lắm. Và quả là tui

cũng thấy nhỏ Ty đáng sợ thiệt. [HHT, 942]

- May mà có nhỏ bạn thân như bà để tui chia sẻ, bà hứa làm bạn thân bên tui

mãi nha. [MT, 1038]

Trong bốn ví dụ trên, có thể thấy âm “ơ” biến đổi thành âm “u”, ở ví dụ thứ hai, từ “hôn” đƣợc thay đổi ngữ âm thành từ “hun”. Nhƣng dƣờng nhƣ thanh thiếu niên ngày nay vẫn chƣa hài lòng với cách sáng tạo mới này nên lại tiếp tục sáng tạo thêm một dạng thức mới nữa của từ “hôn” là “hug” và “hung”.

Ví dụ: - Tớ bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ chuyện: nào là chúng tớ đi với nhau

cứ như hai chị em, rồi là tớ phải kiễng chân lên để “hug” bạn ấy. [HHT, 812]

Hoặc: rồi -> roài/oài. + Biến đổi “o” thành “u”:

Ví dụ: - Nghĩa là: “Nhẹ” thì một dịng tin nhắn, mail, nhờ một đối tượng trung

gian nói hộ câu “I Love You” cho đỡ…ngượng, dũng cảm hơn thì đứng…trước mặt bạn và:...“Tớ rất mến ấy". Túm lại là hắn muốn thẳng thắn!

- Anh làm sao ư? Thì anh khơng nghĩ đến cô ấy lúc đang ăn nữa. Bởi nếu cắn

nhằm lưỡi nhiều quá đến lúc nào đó em sẽ khơng cịn khả năng... nếm hương vị của tình yêu nữa. Chưa kể, nếu gặp xui thì em sẽ ngủm (vì đứt lưỡi!) trước khi em kịp phát hiện cơ ấy cũng nghĩ về em nhiều khơng kém gì em nghĩ về cơ ấy!

[TN, 25/12/2011] + Biến đổi “ơ” thành “u”: Giời -> giùi, ơi -> ui, trời ơi -> trùi ui

Ví dụ: - Anh ui, tại sao con trai lại hay lừa dối vậy? Chẳng nhẽ đối với họ việc

đùa bỡn một người là vui lắm sao anh? [HHT, 804]

- Thời kì đen tối lại tiếp tục cho đến một hôm con mèo về nhà và… địi tui lấy chồng cho nó! Tui mừng run vì nó đã… trưởng thành thì ít mà mừng vì nó…đi giùm thì nhiều. [MTO, 971 - 2/1/2011]

+ Biến đổi "a" thành "u"

Ví dụ: - Trước giờ, chỉ tí ti chuyện tình củm của sao cũng khiến báo giới của

cộng đồng fan K-Pop dậy sóng. [HHT, 813]

Hoặc "tình cảm" biến âm thành "tình củm", "tình củ" -> đây là cách nói mới qua việc biến đổi âm và lƣợc bỏ âm cuối.

Ví dụ: - Một tình yêu qua chat, tin nhắn điện thoại thì có thể trở thành tình u

thật sự không anh? Em đang quen một cô gái trên mạng, rất tình củ anh à!

[MT, 946 - 11/7/2010]. Có thể xảy ra hiện tƣợng ngun âm đơn dịng trƣớc hoặc dòng giữa chuyển đổi

lẫn nhau theo cùng dòng hoặc khác dòng:

+ Nguyên âm "ê" biến đổi thành "i": bệnh -> bịnh, đi -> đê, nghiên cứu -> ngâm cứu

Ví dụ: - Em kết một nhỏ bạn trong lớp. Em nhắn tin qua điện thoại hỏi thăm (học bài chưa, hay là hết bịnh chưa...) thì nhỏ vẫn trả lời em.

- Tuy nhiên, “pama bank” lập ra cũng chỉ là giúp teen giữ được hầu bao của mình ln rủng rẻng. [HHT, 942]

+ Hoặc ngƣợc lại nguyên âm "i" biến đổi thành "ê"

- Đó cũng là một cách để giúp người yêu... càng muốn quen người khác hơn, vì

lúc nào cũng bị kềm kẹp bởi một tên khơng cho mình hở ra một cái lỗ mũi để

thở, thì chẳng có gì chán bằng! Yêu là tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải nhốt nhau vào xiềng xích vơ hình như thế [MT, 942 - 13/6/2010]

Một số ví dụ khác:

nghiên cứu -> ngâm cứu, cái gì -> kí gì, vớ vẩn -> vớ vỉn...

Có thể nhận thấy hiện tƣợng phổ biến nữa là rút gọn một thành phần của nguyên âm đôi để thành nguyên âm đơn: "yêu" biến âm thành ""iu" hoặc "êu", trên văn tự "yêu" đƣợc viết thành "iêu":

Ví dụ:

- Một đôi tai thỏ xinh xinh, một cặp sừng trâu ngộ nghĩnh hay lúc lắc hai chiếc

vòi của chú ong sẽ làm bé con của bạn trông siêu đáng "iu". [HHT, 722]

+ Nguyên âm đôi "uô" đƣợc biến đổi thành "u": muốn -> mún, luôn -> lun, buồn -> bùn,…

Ví dụ: - Tớ chỉ mún hét thiệt to… Yeah. [HHT, 726] + Nguyên âm "iê" biến đổi thành "i" hoặc "ê": biết -> bít, viết -> vít,…

Ví dụ: - Một kinh nghiệm hồn tồn có thực, bữa ấy đang giờ học mà cơn buồn

ngủ ập tới khiến tui khó lịng kềm chế. [MTO 10 - 8/10/2011]

Có hiện tƣợng sử dụng trở lại dạng vần cổ thay cho dạng vần hiện đại, nhƣ dùng vần "-i" cổ thay cho vần "-ây" hiện đại (chẳng hạn: con chí - con chấy).

Ví dụ: - Làm thế nào bi giờ (bây giờ)? Dễ ẹc ấy mờ. [MTO 12 - 30/12/2011] Hoặc: bấy lâu -> bí lâu,...

+ "Không" biến âm theo từ địa phƣơng thành "hông", "hổng", cịn trên văn tự, nhất là khi "chát", thì đƣợc viết thành "ko", "0":

Ví dụ: - Anh khơng kết luận gì về em, nhưng sau những đánh giá của em về cô bạn gái (cũng như những kể lể về nỗi đau mà em phải gánh chịu) mà em cịn hỏi “em phải làm sao đây” thì anh cũng hổng biết “phải làm sao” với em!

[TN, 22/10/2011]

- Tại sao con trai cưa hổng được con gái thì lại đi... trả thù vậy anh?

[MT, 938 - 18/5/2010] - Rõ ràng quá cịn gì. Nếu như “đi” thơng thường có mức độ thân thiết hoặc

là…0, thì hắn dù sao cũng là người mà bao lâu nay bạn vô cùng yêu quý, chia sẻ tất tần tật mọi chuyện vui buồn, không gặp một ngày đã thấy…nhớ nhớ, thiếu thiếu rùi chứ đừng nói đến chuyện để mất hắn ln.

[MTO, 12 - 30/12/2011]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)