Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VỀ MẶT NGỮ PHÁP
Các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên đƣợc tạo lập ra từ nhiều cách khác nhau nhƣ chúng tơi đã trình bày ở mục 2.1 của chƣơng 2. Đại đa số các từ mà thanh thiếu niên vay mƣợn nƣớc ngồi có từ tiếng Việt tƣơng đƣơng, chỉ một số ít các từ khơng có từ tiếng Việt tƣơng đƣơng nằm trong các thuật ngữ vi tính, âm nhạc, thời trang, việc dùng các từ ngữ nƣớc ngoài chủ yếu nhằm tạo ra sự khác lạ và thể hiện đặc thù riêng trong ngôn ngữ của thanh thiếu niên. Mặt khác các từ ngữ mà thanh thiếu niên vay mƣợn nƣớc ngồi khơng có sự phân biệt hình thái từ (số ít và số nhiều…) nhƣ trong tiếng Anh. Do vậy trong phần này để tiện cho việc phân tích đặc điểm cấu tạo về mặt ngữ pháp của các từ ngữ biệt ngữ chúng tôi gộp chung những từ ngữ biệt ngữ mà thanh thiếu niên vay mƣợn nƣớc ngoài với các từ ngữ biệt ngữ tiếng Việt.
2.2.1. Đặc điểm về mặt từ loại
Khác với các ngôn ngữ biến hình (nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp…), trong tiếng Việt, các từ khơng biến đổi hình thái. Các từ loại tiếng Việt khơng có dấu hiệu hình thái riêng trong từ, để phân định đƣợc bản chất từ loại của các từ cần phải dựa vào các đặc điểm kết hợp về ngữ pháp chứ không thể chỉ chủ yếu dựa vào ý nghĩa về khái quát của từ. Hơn thế nữa, từ ngữ biệt ngữ bao gồm cả những từ, ngữ cố định hoặc tƣơng đối cố định, trong đó có các qn từ, thậm chí cả những kết hợp mà nhìn về cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo, chỉ cần tách một yếu tố ra khỏi kết hợp thì cả kết hợp sẽ khơng cịn ý nghĩa đặc trƣng của biệt ngữ nữa. Ví dụ: cá kiếm, cạ cứng, kết dây tơ hồng, đôi mắt gấu trúc, công nghệ truyền miệng,... Không quan niệm quá chặt chẽ về mặt từ loại, để cho tiện trình bày
chúng tơi tiếp thu quan điểm của ngữ pháp truyền thống quan niệm tất cả những đơn vị có ý nghĩa sự vật là danh từ / danh ngữ; đơn vị có ý nghĩa hành động, trạng
thái là động từ / động ngữ; đơn vị có ý nghĩa chỉ tính chất, đặc trƣng là tính từ / tính ngữ.
Trƣớc hết, chúng ta sẽ xem xét từ ngữ biệt ngữ về mặt số lƣợng thành tố cấu tạo: Bảng 2: Tỉ lệ từ ngữ biệt ngữ xét theo số lƣợng thành tố cấu tạo SỐ LƢỢNG THÀNH TỐ CẤU TẠO SỐ LƢỢNG TỈ LỆ (%) Một 824 32,76 Hai 1042 41,43 Ba 356 14,16 Bốn trở lên 293 11,65 Tổng số 2515 100% Theo bảng 2, số lƣợng các từ ngữ biệt ngữ có hai thành tố cấu tạo là cao nhất, gồm 1042 từ chiếm tỉ lệ 41,43% trong tổng số 2515 từ mà chúng tôi thống kê đƣợc. Xếp thứ hai là các từ ngữ có một thành tố cấu tạo, chiếm 32,76%. Tiếp đó là các từ ngữ biệt ngữ có ba thành tố cấu tạo trở lên chiếm 14,16%, và cuối cùng là các từ ngữ biệt ngữ có bốn thành tố cấu tạo, chiếm 11,65%. Kết quả thống kê này cho thấy các từ ngữ biệt ngữ đƣợc hình thành từ các vật liệu có sẵn, bằng các phƣơng thức tạo từ vốn có và phù hợp với xu hƣớng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới song tiết đang không ngừng tăng lên trong tiếng Việt hiện nay.
Bảng 3: Tỉ lệ từ ngữ biệt ngữ xét theo tổ chức ngữ pháp
TỔ CHỨC NGỮ PHÁP CỦA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ TIẾNG VIỆT
SỐ LƢỢNG TỈ LỆ
(%)
Động từ / động ngữ 887 35,27 Danh từ / danh ngữ 1214 48,27
Tính từ / tính ngữ 375 14,91 Từ loại khác (trợ từ, đại từ, tình thái từ) 39 1,55
Tổng số 2515 100%
Theo bảng 3, trong số 2515 mục từ ngữ biệt ngữ chúng tôi thống kê đƣợc trong các báo Hoa học trò, Thanh niên, Mực tím, Thế giới học đường,… đã có đến 887 đơn vị, chiếm 35,27% là động từ và động ngữ, 48,27% là danh từ và danh ngữ, 14,91% tính từ và tính ngữ, 1,55% là các từ loại khác (đại từ, trợ từ, phụ từ,...). Chúng tôi xếp các từ loại khác bao gồm: đại từ, trợ từ, phụ từ, tình thái từ có trong các từ ngữ biệt ngữ bởi đặc điểm chủ yếu của các từ loại này là hiện tƣợng biến đổi chệch âm so với ngữ âm thông thƣờng.
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo về mặt kết hợp các thành tố (đơn, ghép, láy)
Cấu tạo từ tiếng Việt dựa trên ba phƣơng thức cấu tạo: từ đơn tiết, từ ghép (trong đó có ghép đẳng lập và ghép chính phụ), từ láy.
Bảng 4: Tỉ lệ từ ngữ biệt ngữ xét theo đặc điểm kết hợp các thành tố (đơn, ghép, láy)
Loại biệt ngữ Tổng số biệt
ngữ Tỉ lệ % Từ đơn 824 32,76 Từ ghép Ghép đẳng lập 317 12,60 Ghép chính phụ 1232 48,99 Từ láy 142 5,65 Tổng 2515 100 %
- Phƣơng thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn tiết. Theo kết quả thống kê thì số lƣợng từ biệt ngữ là từ đơn tiết chiếm 32,76% trong tổng số 2515 từ ngữ biệt ngữ mà chúng tôi thống kê đƣợc.
- Số lƣợng từ láy chiếm tỉ lệ 5,65%, theo phƣơng thức láy thì các từ, tổ hợp từ láy này chủ yếu đƣợc cấu tạo bằng cách thêm vào yếu tố khó xác định về nghĩa.
Ví dụ: - Em thích một người đã có người u. Bạn ấy lúc nào nói chuyện với em
cũng kể về người yêu của bạn ấy nhưng bạn ấy lại rất hay có những cử chỉ làm em hiểu nhầm (cố hơn em, ơm em...) và bọn em dính với nhau như sam vậy. Em chỉ đang "rung rinh" thôi, nhưng không biết làm thế nào.
[TN, 09/07/2011]
- Tại các anh chàng ấy… nhát hít, hay những tình cảm ấy hổng phải tình yêu? [MT, 1023 - 26/12/2011]
- Mỗi "em" sủi cảo được gói bằng lá hồnh thánh to thiệt to, hình trăng lưỡi
liềm, bên trong có thịt băm và một con tôm bự xự lự. [HHT, 815]
- Trong số các từ biệt ngữ đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép, từ ghép chính phụ đƣợc thanh thiếu niên sử dụng là chủ yếu với tỉ lệ cao 48,99%, còn từ ghép đẳng lập chiếm tỉ lệ thấp 12,60%. Theo phƣơng thức ghép thì các từ đƣợc cấu tạo bằng cách ghép thêm các yếu tố khó xác định về nghĩa gồm các trƣờng hợp đứng trƣớc hoặc sau các từ tố gốc.
Ví dụ: Yếu tố dùng để ghép đứng sau các từ tố gốc:
- Tui mừng run vì nó đã…trưởng thành thì ít mà mừng vì nó… đi giùm thì nhiều. [MTO, 971 - 2/1/2011]
- Có thể em đã giỡn trúng một tên hơi bị... hắc xì dầu! [MT, 940 - 30/5/2010] - Đụng mặt "ai kia" trong khi bạn đang khoác áo chống nắng to xù xụ, đầu đội
cái mũ xấu ỉn, tay cầm túi đựng rác và chổi quét vườn. [HHT, 815]
Theo chúng tôi, từ "xấu ỉn" có lẽ bắt nguồn từ từ "xấu hỉnh" (xấu xí) của phƣơng ngữ Nam Bộ. Theo cách rút gọn để cấu tạo từ, ngƣời viết đã rút ngắn từ "hỉnh" thành "ỉn" để tạo sắc thái mới.
- Tớ cưng em diều này khơng thể tả ln, thích nhất là chiều nào ra thả cũng
khiến mọi người ngẩn ngơ vì tiếng sáo du dương hay vơ đối. [HHT, 812]
Trong ví dụ này, thanh thiếu niên thêm yếu tố "em" vào trƣớc "diều" để tạo cách gọi gần gũi thân mật.