Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ
3.2. ĐẶC ĐIỂM LIÊN TƢỞNG PHỔ BIẾN CỦA GIỚI TRẺ ĐỂ TẠO BIỆT
Biệt ngữ đƣợc hình thành trên cơ sở các vật liệu sẵn có và bằng những phƣơng thức tạo từ vốn có nhƣ: sử dụng các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt, mở rộng - thu hẹp nghĩa, chuyển nghĩa theo ẩn dụ hay hoán dụ, sử dụng hiện tƣợng đồng nghĩa,… Việc sử dụng các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt là phổ biến hơn cả.
3.2.1. Biện pháp mở rộng - thu hẹp nghĩa
- Mở rộng nghĩa
Mở rộng ý nghĩa là một quá trình phát triển nghĩa từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tƣợng. Ý nghĩa đƣợc hình thành nhờ q trình này gọi là nghĩa rộng. Ví dụ: "xƣơng" để chỉ bộ phận cứng và chắc làm nòng cốt cho cơ thể
người và động vật hay vật. Thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ "một yêu cầu khó". Hoặc "cá đuối" chỉ một loài cá biển cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng xịe ra hai bên, đi dài, thanh thiếu niên đã mở
rộng nghĩa để chỉ người bị chết đuối hay bị học yếu kém mơn nào đó. Hay "cày
bừa" chỉ công việc làm ruộng của nhà nông, nhƣng thanh thiếu niên mở rộng
thêm nghĩa mới để chỉ việc chịu khó học tập vất vả. "Sạc pin" vốn đƣợc dùng để chỉ một hành động nạp điện vào khí cụ trữ điện năng để sử dụng dần, thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ hoạt động học tập có ghi nhận kiến thức. Hoặc "lên huyết áp" vốn có nghĩa là chỉ số huyết áp cao hơn so với bình thƣờng, ở đây thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa với ý là nổi giận,…
- Thu hẹp nghĩa
Thu hẹp nghĩa là quá trình chuyển nghĩa ngƣợc lại với mở rộng ý nghĩa. Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tƣợng đến cái cụ thể.
Ví dụ: "Thƣợng đế" dùng để chỉ đấng sáng tạo ra thế giới loài người làm chủ
vạn vật theo quan niệm tôn giáo, thanh thiếu niên đã thu hẹp ý nghĩa từ này để chỉ khách hàng. "Thấm" dùng để chỉ (chất lỏng) được chuyển động vào bên trong một môi trường và bị thấm khô đi, thanh thiếu niên thu hẹp nghĩa từ này để chỉ
hoạt động học hiểu bài sâu sắc và nhớ lâu hơn.
Thực chất của mở rộng và thu hẹp ý nghĩa là quá trình chuyển nghĩa từ khái niệm về loại sang khái niệm về chủng (mở rộng) hoặc từ chủng sang loại (thu hẹp).
3.2.2. Biện pháp chuyển nghĩa
- Chuyển nghĩa ẩn dụ
Nguyên nhân của sự chuyển nghĩa có tính xã hội, do yếu tố tâm lý xã hội có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến môi trƣờng sử dụng của các từ. Xã hội phát triển mạnh lĩnh vực nào thì những sự vật, khái niệm ở lĩnh vực đó gây ấn tƣợng mạnh mẽ đến tâm lý con ngƣời, dẫn đến tình trạng các từ biểu thị những sự vật, khái niệm ấy chuyển nghĩa để biểu thị những sự vật, khái niệm thuộc phạm vi lĩnh vực khác. Việc hình thành nghĩa của biệt ngữ chủ yếu dựa trên cơ sở của sự chuyển nghĩa.
Chuyển nghĩa ẩn dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa dựa trên sự liên tƣởng so sánh những mặt, những thuộc tính giống nhau… giữa các đối tƣợng. Phƣơng thức này cho phép mở rộng khả năng liên tƣởng, tƣ duy của con ngƣời. Chính vì thế, giới trẻ đã vận dụng đặc điểm này của ẩn dụ để liên tƣởng tạo từ hiệu quả và thơng dụng.
Ví dụ: "chim lợn" vốn đƣợc hiểu là một lồi chim có tiếng kêu nhƣ lợn, báo hiệu những điềm buồn. Thanh thiếu niên đã vận dụng từ ngữ này để chỉ những ngƣời hay đƣa chuyện, ngƣời ngồi lê đôi mách.
Hay "chấm bi" vốn để chỉ đồ vật, trang phục có những chấm trịn hình giống viên bi. Thanh thiếu niên đã vận dụng đặc điểm tƣơng đồng này của sự vật, dùng từ ngữ "chấm bi" để nói về "mụn trứng cá".
- Chuyển nghĩa hoán dụ
Hoán dụ là một phƣơng thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ lôgic giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng gần nhau trong không gian và thời gian. Trong các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên có thể chia ra các kiểu hốn dụ sau:
- Hoán dụ dựa trên mối quan hệ bộ trang phục và con ngƣời
Ví dụ: "áo dài" vốn chỉ cái áo truyền thống của phụ nữ Việt Nam thƣờng mặc trong dịp lễ, dài đến giữa ống chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông, thanh thiếu niên dựa vào mối quan hệ này để chỉ "con gái". "Phe kẹp nơ" cũng dùng để chỉ "con gái".
- Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái bộ phận với cái tồn thể
Ví dụ: "Phe tóc dài" dựa vào đặc điểm mái tóc để chỉ cái tồn thể là "con gái". Hoặc "phe tóc ngắn", "phe đầu đinh" để chỉ cái toàn thể là "con trai".
3.2.3. Sử dụng từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhƣng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm. Nhƣ trên chúng tôi đã nêu, các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên đƣợc hình thành trên cơ sở các vật liệu có sẵn và bằng các phƣơng thức tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ biệt ngữ. Trong các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên thƣờng thấy nhất là những từ ngữ sử dụng ngay các đơn vị vốn có của từ vựng tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới. Dựa vào đặc điểm của từ đồng nghĩa mà thanh thiếu niên tự tạo cho mình những từ ngữ biệt ngữ có kèm tính vui tƣơi, nhí nhảnh, tạo thêm biểu cảm cho câu nói và dựa vào những sự liên tƣởng khác nhau để tạo nên hiện tƣợng đồng nghĩa này.
Trong các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên mà chúng tơi thống kê đƣợc có các loạt đồng nghĩa sau:
- Cảm, cảm nắng, mết, bồ kết, kết, chết, ngấm đòn, rụng tim, mến, đổ, cảm cúm,
say nắng,… là những tên gọi / cách diễn đạt thêm chồng lên tên gọi chính thức
- Rủng rẻng, xông xênh, xài thả ga, nặng túi,… chỉ trạng thái có tiền. - Móm, cháy túi, hết đạn, đét, viêm màng túi,… chỉ trạng thái hết tiền.
- Cánh cửa, vùng nhạy cảm, chữ x thứ ba, tam giác giới tính, khu bí mật, tam giác,… để chỉ bộ phận sinh dục nữ.
- Eo bánh mì, nấm lùn, nấm, mũm mĩm, xe lu,… để chỉ ngƣời béo, lùn.
- Bã đậu, mít, leng keng, chập cheng, củ chuối, đơ,… để chỉ ngƣời kém trí
thơng minh, thần kinh khơng ổn định.
- Sinh tố bơ, bánh mì bơ, bơ bơ, bơ,… để chỉ ngƣời có vẻ khơng mảy may quan tâm để ý đến, khơng có chút cảm xúc nào.
- Bn dưa, buôn dưa lê, lao, buôn cải bán dưa, hội bà tám, phiên chợ buôn, thừa đủ thứ, đại hội buôn, tám chuyện,… để chỉ những ngƣời hay đƣa chuyện,
ngồi lê đôi mách.
3.3 TIỂU KẾT
Xét về phạm vi ngữ nghĩa thì các từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng trong hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí và thời trang là phổ biến nhất, có tỉ lệ cao nhất (63,58%). Tiếp đến là các từ ngữ biệt ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp nói về tình bạn tình u học trị, có tỉ lệ (26,36%). Và các từ trong hoạt động học tập có tỉ lệ thấp nhất (10,06%). Do có tính chất hài hƣớc, dí dỏm, giàu hình ảnh nên các từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong giới trẻ hiện nay.
Giới trẻ hiện nay thƣờng dựa vào vốn từ tiếng Việt, sử dụng những phƣơng thức chuyển nghĩa có sẵn nhƣ: mở rộng - thu hẹp nghĩa, chuyển nghĩa theo ẩn dụ, hoán dụ, sử dụng từ đồng nghĩa.
Chƣơng 4
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGÔN NGỮ HỌC CỦA HÀNH VI SỬ DỤNG CÁC TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY