Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ
4.3. THẢO LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của thanh thiếu niên thay đổi khá nhanh chóng, có sự xơ bồ, thiếu định hƣớng nhƣ hiện nay không khỏi khiến dƣ luận xã hội quan tâm bàn luận, lo lắng và lên tiếng cảnh báo, trong đó có cả các nhà ngơn ngữ học, với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: ngôn ngữ tuổi teen, ngôn ngữ thời @, ngơn ngữ giới trẻ… Có ngƣời cho rằng tiếng Việt đang bị làm hỏng", "tiếng Việt đang bị xuống cấp trầm trọng", và "chúng ta phải có thái độ rõ ràng, cƣơng quyết về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải hành động trƣớc khi q muộn"… Vì sao lại có nhiều ngƣời quan tâm bàn luận? Bởi vì đó là hiện tƣợng tiếng Việt đang bị giới trẻ sử dụng tùy tiện, bừa bãi trong đời sống hàng ngày, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trên các báo, tạp chí, nhất là ở các báo, tạp chí dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên: báo Hoa học trò, báo Thanh niên, báo Mực tím, Thế giới học
đường,…
Thực tế nghiên cứu cho thấy hiện nay thanh thiếu niên sử dụng các từ ngữ nƣớc ngồi, các từ ngữ lóng / biệt ngữ, đặc biệt là các từ ngữ bị làm biến đổi chệch âm so với vỏ ngữ âm thơng thƣờng,… là rất phổ biến, thậm chí cả trong các bài viết vốn địi hỏi phải sử dụng loại ngơn ngữ viết.
Trong số các ý kiến nhận xét về ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay đƣợc thể hiện qua 200 phiếu khảo sát, có thể nhận thấy rằng có 85 ngƣời (chiếm 42,5%) bày tỏ ý kiến khơng đồng tình, u cầu cần phải loại bỏ những từ ngữ lai tạp và những từ ngữ lóng / biệt ngữ, khơng đúng với ngữ âm tiếng Việt hiện nay của giới trẻ. Vì thứ ngơn ngữ mà hiện nay thanh thiếu niên đang dùng đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây khó chịu cho ngƣời tiếp nhận khi giao tiếp; có 70 ngƣời (chiếm 35%) tỏ ý đồng tình với ngơn ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, cho đó là sự sáng tạo của giới trẻ, giới trẻ muốn khẳng định khả năng sáng tạo của mình, đồng thời cũng góp phần làm phong phú thêm vốn từ của tiếng Việt. Tuy nhiên các ý kiến này còn cho rằng cách dùng từ ngữ nhƣ hiện nay của thanh thiếu niên tạo sự gần gũi, thân mật, dí dỏm, dễ giao tiếp đối với những ngƣời bạn cùng trang lứa, chỉ nên sử dụng trong giao tiếp mà không nên dùng trong các văn bản viết và cũng không nên quá lạm dụng loại ngơn ngữ đó. Có 25 ngƣời (chiếm 12.5%) tỏ ý kiến cho là ngơn ngữ thanh thiếu niên hiện nay rất bình thƣờng và phù hợp với giới trẻ; 10% số ngƣời đƣợc khảo sát cịn lại thì khơng có ý kiến nhận xét gì về hiện tƣợng ngôn ngữ này.
Nhƣ vậy, các ý kiến đƣợc điều tra hiện đang có hai khuynh hƣớng chính: một khuynh hƣớng là khơng đồng tình với ngơn ngữ của giới trẻ hiện nay và yêu cầu cần loại bỏ; một khuynh hƣớng khác thì tỏ ra đồng tình ủng hộ.
Có ý kiến cho rằng: "Mặc dù là hay, tạo sự hài hƣớc trong giao tiếp, nếu sử dụng các từ ngữ biệt ngữ giữa những ngƣời cùng trang lứa thì có thể đƣợc, vì chúng ngắn gọn, dễ hiểu và thể hiện sự thân mật, nhƣng do giới trẻ quá lạm dụng, sử dụng mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tƣợng thì lại là khơng nên. Các từ ngữ biệt ngữ đó sẽ làm cho ngƣời nghe khơng hiểu, cảm thấy khó chịu, đồng thời làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt".
Thực tế giao tiếp cho thấy, có lẽ ngƣời sử dụng đã khơng nghĩ đến việc giao tiếp với ai và cái thói quen sử dụng các từ ngữ biệt ngữ là có thật. Có thể lấy một số ví
dụ về cách "sáng tạo" ngơn từ của thanh thiếu niên nhƣ: trời ơi -> trùi ui, quê ->
we, hôm qua -> hum wa, bà -> pà, tiền -> xiền, cái gì -> kí rì/kí gì, đẹp trai -> đẹp zai/ đẹp chai, vậy -> dzậy/ zậy… và cịn rất nhiều sự phá cách khác. Ngồi ra
còn là sử dụng nhiều từ ngữ nƣớc ngoài trong giao tiếp, chẳng hạn nhƣ: "Ba mẹ sợ
rằng cuộc đời khơng có nút "save", nên chẳng thể "reply" nếu bạn làm sai". Bên
cạnh đó, các từ ngữ mang tính biểu cảm cũng đƣợc thanh thiếu niên tích cực sử dụng: a lê hấp, hihi, haha, hichic, huhu… Tai hại hơn là vì đã thành thói quen nên có những em sử dụng các từ ngữ này ngay cả trong bài thi, bài kiểm tra. Trong số 200 phiếu khảo sát, có 19 phiếu, chiếm 11,5% , ngƣời đƣợc điều tra cho rằng có sử dụng các từ ngữ lóng / biệt ngữ, từ ngữ ngoại lai (nhất là tiếng Anh), và cách từ ngữ chệch âm vào trong bài thi và kiểm tra. Điều này cho thấy rằng cần phải có những biện pháp giáo dục ngơn ngữ cho thanh thiến niên.
Theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta không nên quá khắt khe về việc sử dụng các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay. Bởi khi nào cịn các nhóm xã hội, cịn nhóm tuổi thanh thiếu niên thì sẽ cịn có các từ ngữ biệt ngữ. Các từ ngữ biệt ngữ này theo thời gian sẽ có những đơn vị trở nên phổ biến và sẽ có cả những đơn vị sẽ bị mất đi. Khi xã hội ngày càng phát triển, có sự giao thoa về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị; đất nƣớc ngày càng hội nhập đổi mới thì càng có nhiều những từ ngoại lai đƣợc sử dụng và cịn có những từ ngữ mới đƣợc giới trẻ sáng tạo ra. Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta nên chấp nhận các từ ngữ "lạ" đó của thanh thiếu niên, và thanh thiếu niên cần sử dụng cho đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách. Có nhƣ vậy thanh thiếu niên sẽ có thêm một phƣơng tiện để tơ đậm thêm sắc thái riêng của lứa tuổi mình, đồng thời góp phần làm phong phú, hiện đại thêm cho tiếng Việt và sự giao tiếp bằng tiếng Việt.
Vậy, thanh thiếu niên sử dụng nhiều các từ ngữ biệt ngữ nhƣ hiện nay có những mặt tích cực và mặt tiêu cực gì? Ngày càng có nhiều từ ngữ biệt ngữ xuất hiện trên các báo và trong ngôn ngữ của thanh thiếu niên, chứng tỏ biệt ngữ của giới trẻ
nằm trong quy luật phát triển ngơn ngữ tất yếu, góp phần làm phong phú ngơn ngữ giao tiếp hàng ngày. Nếu đƣợc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, loại ngôn ngữ này thực sự có thể mang lại những ý nghĩa tích cực nhƣ mang lại bầu khơng khí vui vẻ, hài hƣớc, hay châm biếm các hiện tƣợng xã hội một cách dí dỏm, thơng minh. Tuy nhiên nếu q lạm dụng những biệt ngữ đó, sử dụng khơng đúng nơi, đúng chỗ thì sẽ gây cản trở lớn trong giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp do ngƣời nghe, ngƣời đọc không hiểu, đồng thời làm mất đi cái hay, cái đẹp vốn có của tiếng Việt.