Biến đổi phụ âm đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 52 - 54)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ

2.1. NHỮNG CON ĐƢỜNG TẠO LẬP RA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ

2.1.2.2. Biến đổi phụ âm đầu

Hiện tƣợng biến đổi phụ âm đầu trong lời nói của thanh thiếu niên hiện nay chủ yếu dựa vào đặc điểm phát âm và viết theo cách phát âm phƣơng ngữ. Đó là hiện tƣợng khơng phân biệt: s/x, tr/ch, d/gi/r, l/n ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và d/v/z/dz/ ở các vùng đồng bằng Trung và Nam Bộ. Thanh thiếu niên đã dựa vào các đặc điểm phát âm đó và cố tình viết đúng theo cách phát âm để tạo ra những cách viết sai chính tả nhằm gây sự chú ý của ngƣời đọc, ngƣời nghe. Tuy nhiên việc biến đổi phụ âm đầu của âm tiết trong từ tiếng Việt của thanh thiếu niên cịn nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm của câu nói. Việc biến đổi của từ chính tả cũng thể hiện một phần của sự biến đổi chệch âm so với ngữ âm của từ thơng thƣờng. Nó diễn ra chủ yếu ở phần âm đầu và nằm trong các nhóm sau đây:

Ví dụ: - Những vấn đề liên quan đến học tập, túi xiền khá là thuận buồn xi

gió trong nửa năm đầu đối với Song Ngư. [MT, 01-26/1/2011]

- Biến đổi "v" thành "dz" hoặc "z":

Ví dụ: - Tèn ten ten… kha kha dzậy là tui đã là “nữ sinh” cấp 3 rùi, a lê hấp gia

nhập rock club mừ tui ao ước bí lâu thui. [HHT, 722]

- Biến đổi "b" thành "f" (ph) hoặc "p":

Ví dụ: - Giáo viên kêu gọi tất cả học sinh đăng kí “đi thi cho biết”… Thế là tất cả học sinh lớp tốn của thầy, từ siêu thơng minh tới siêu… phình thường đều hăm hở đăng ký thi. [HHT, 801]

- Khi thấy tớ từ chối và khơng thích cái kiểu “chém gió” như thế, anh chàng lập

tức lên lớp: “Ngây thơ quá đi pà, vơ đây tìm người u hả? Giải trí chút xíu cho vui thôi! [MT, 1029 - 6/2/2012]

- Biến đổi "qu" thành "w":

Ví dụ: - Hơm wa tơi học môn Mác Lenin. - Không dùng "tr" mà dùng "z":

Ví dụ: - Cả năm mơ sinh nhật được làm phát Hội An mà cuối cùng chết gí ở nhà. Bật bài "Đừng ngoảnh lại" nghe chị Cải Bắp gào: "Khoảnh khắc hạnh phúc cùng bao nỗi đau mình đã đi qua, nay đã rất xa, đã xa thật xaaaaaaa…" Xa. Xa. Xa. Zời ơi sao không được đi đâu. [HHT, 942]

- Trong khi đó, avatar của Thái Phong (19 tuổi, Hà Nội) trên diễn đàn H. lại khiến các teen girl không ngớt xuýt xoa: “Chẹp chẹp! Đẹp zai thật!”…

[MT, 1029 - 6/2/2012] Trên văn tự có hiện tƣợng dùng con chữ "k" thay cho các con chữ chuẩn "c" và "qu" để ghi âm vị [k]:

Ví dụ: - Gia đình tớ có 6 anh em mang họ… MP3, ai cũng 3K: Kực-kỳ-kute (y

hệt tớ, hehe) lại còn hiện đại lắm nhé! [HHT, 813]

- Không nên tỏ ra ta đây “ngây thơ như con bò đeo nơ”, chả biết kí gì cả mà hãy cứ để hắn hiểu là bạn thừa biết hắn có…ý định gì rồi.

[MTO 12 - 30/12/2011]

Ở các ví dụ này, chữ cái "c" ghi phụ âm đầu [k] đƣợc đổi thành "k" đồng thời biến đổi ln ngun âm chính "ƣ" thành "i", "a" thành "i" trong các từ: "cứu" → "kíu", "cái gì" -> "kí gì". Mục đích của sự biến đổi này chỉ là để tạo sự hài hƣớc dí dỏm trong khi nói.

- Khơng dùng "tr" mà dùng "ch"

Ví dụ: - Xong hết mấy thủ tục, tui hăm hở tới phòng tập, dzừa mới ló mặt dzơ phịng, chời sao tồn boy là boy dzầy nè, sao mà tui giống người sao hỏa wá hổng

sao từ từ sẽ thấy bản lĩnh của bổn cô nương. [HHT, 722]

Cịn có thể nhận thấy hiện tƣợng bóp méo vỏ ngữ âm thông thƣờng của từ bằng cách bỏ phụ âm đầu kết hợp biến vần:

Ví dụ: - Biết lỗi ùi mà. [MTO, 17/1/2011] - "Tớ nghe nói mấy người đó tồn bị chết oan nên sẽ quay về kéo nhiều người đi

nữa đấy. Con đường đó giờ bị ám nặng lắm ồi". [HHT, 901]

Ngồi ra cịn có một vài trƣờng hợp biến âm đầu khác: + "th" thành "s": dễ thƣơng -> dễ sƣơng

+ "x" thành "sh": xinh đẹp -> shinh độp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên việt nam hiện nay 60 22 01001 (Trang 52 - 54)