Đánh giá quản lý chi của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 70 - 74)

Mức đánh giá (%) Điểm

Bình quân

Chỉ tiêu Mức Mức Mức Mức Mức

1 2 3 4 5

Lương cán bộ giảng viên luôn

trả đúng thời gian 8 21 36 24 11 3,09

Thu nhập tăng thêm còn thấp 3 17 40 27 13 3,30 Chi cho quỹ phát triển sự

nghiệp thấp 2 7 38 44 9 3,51

Phúc lợi nhà trường thấp 6 19 42 26 7 3,09

Chế độ khen thưởng chưa

xứng đáng 2 6 24 53 15 3,73

Chi ít cho nghiên cứu khoa

học 4 12 42 34 8 3,30

Trang thiết bị nhà trường đáp

ứng đủ nhu cầu 8 21 36 24 11 3,09

Công tác quản lý chi của nhà

trường tốt 2 16 27 40 15 3,50

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Các đề tài cấp đại học và cấp cơ sở, là những đề tài mang tính áp dụng từ

lý thuyết và thực tế, nhằm cung cấp kiến thức mới, kiến thức thực tế cho giảng viên, giúp giảng viên nâng cao trình độ nhằm phục vụ công tác giảng dạy ngày càng tích cực, gắn lý thuyết với thức hành.

Luôn hướng sinh viên gắn liền với thực tế, nhà trường cũng chi một khoản tương đối lớn để sinh viên tiếp cận với thực tế, không chỉ vững về mặt lý thuyết để sinh viên khi bước ra trường có thể tự tin và hòa nhập nhanh với xu thế phát triển kinh tế thị trường ngày nay

Việc quản lý chi của Trường đại học Kinh tế Nghệ An cũng có nhiều vấn đề cần được thay đổi và khắc phục.

Qua số liệu điều tra của tác giả, ta có thể thấy rằng chỉ có 35% số người được hỏi đồng ý với ý kiến “lương cán bộ giảng viên luôn trả đúng thời gian” đây là điều ảnh hưởng rất nhiều đến lý người lao động trong nhà trường vì đa phần người lao động trong trường thì nguồn thu nhập từ nhà trường là chủ yếu. Khi trả lương không đúng thời gian, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cũng như các kế hoạch trong đời sống. Nhà trường cần phải lưu tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học có tác động nhiều đến khả năng nghiên cứu, đóng góp đến bài giảng của các giảng viên và chính thu nhập của họ. Để có một nghiên cứu tốt và có chất lượng, nhà trường cũng cần đưa ra một mức chi xứng đáng với công sức của các giảng viên bỏ ra, nếu điều này không được thực hiện thì các công trình nghiên cứu sẽ không có tính có chất lượng cao. Thêm vào đó, đặc thù nhà trường cần nhiều phòng nghiên cứu và thực tập, để các giảng viên phát huy được hết niềm đam mê khoa học và có nhiều công trình được công bố đạt giải thưởng cao, thì cần phải xây dựng được hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt trang thiết bị phục vụ chuyên môn nhưng chỉ có 35% số người được hỏi cho rằng trang thiết bị đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy, nhà trường cần đưa ra những kế hoạch cải tiến cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu của cán bộ giảng viên trong nhà trường.

4.1.4.4. Thực trạng quản lý tài sản

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng phát triển và nguồn kinh phí của Nhà nước, Hiệu trưởng quyết định mức chi mua sắm tài sản, vật tư, thiết bị, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. Phần kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được để đầu tư xây dựng cơ bản phát triển nhà trường theo Dự án đã được phê duyệt trên cơ sở đề xuất của các phòng chức năng và hạng mục công trình ưu tiên. Các đơn vị trong trường chủ động đề xuất, dự trù mua sắm, sửa

chữa các tài sản do đơn vị mình quản lý gửi về phòng Quản trị thiết bị, phòng Tài chính - Kế toán cân đối nguồn tài chính trình Hiệu trưởng quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

Trường đại học Kinh tế Nghệ An thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ vẫn tiến hành thực hiện trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản cố định Trường để lại và bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc quản lý tài sản của trường bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, về dự trù kế hoạch mua sắm.

Tất cả các phòng, khoa, bộ môn đều phải có sổ dự trù mua sắm vật tư và sổ này được để tại phòng Quản trị thiết bị quản lý, riêng phòng Quản trị thiết bị phải có 01 số tổng hợp chung cho toàn trường. Quy trình thực hiện mua sắm vật tư, tài sản, dụng cụ khi có nhu cầu khi các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn có nhu cầu.

Ngoài ra, nếu việc dự trừ mua sắm, sửa chữa có giá trị lớn, sau khi Hiệu trưởng phê duyệt cần lưu trữ tại phòng Tài chính - Kế toán cùng chứng từ thanh toán đầy đủ.

Thứ hai, về tiêu chuẩn định mức trang thiết bị cho phòng làm việc trang thiết bị, tài sản cho các phòng làm việc của lãnh đạo trường và các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn sẽ được thực hiện theo quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

Hiện tại, các tài sản, trang thiết bị đã trang bị cho các bộ phận quản lý thì vẫn giữ nguyên để sử dụng và phòng Tài chính - Kế toán lập sổ theo dõi tài sản theo quy định và hướng dẫn các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn ghi chép sổ theo dõi tài sản do các đơn vị quản lý.

Thứ ba, về yêu cầu đối với cán bộ kế hoạch, vật tư.

Khi dự trù vật tư đã được Hiệu trưởng phê duyệt, cán bộ kế hoạch vật tư phải tiến hành mua sắm ngay chậm nhất là 03 ngày sau khi Hiệu trưởng phê duyệt. Cán bộ kế hoạch mua sắm vật tư xong chuyển về nhập kho (không xuất ngang tắt), lấy xác nhận của thủ kho và trưởng phòng Quản trị thiết bị tập hợp về phòng Tài chính - Kế toán để làm thu tục nhập, xuất và thanh toán.Những vật tư có giá trị nhỏ

và tổng số tiền ghi trên hóa đơn có giá trị từ 200.000đ trở xuống phải có giấy biên nhận hoặc hóa đơn bán lẻ đảm bảo hợp lệ và đúng quy định. Những vật tư hàng hóa có giá trị lớn và tổng số tiền ghi trong hóa đơn 200.000đ phải có hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành (hóa đơn đỏ).Đối với những tài sản, vật tư có giá trị lớn từ trên 200.000đ/1 tài sản và số lượng nhiều (giá trị hóa đơn từ 5.000.000đ trở lên) phải có ít nhất 3 giấy báo giá chuyển về phòng Tài chính - Kế toán xem xét trình Hiệu trưởng ký duyệt, sau đó làm thủ tục hợp đồng mua bán giữa hai bên (nếu phải hợp đồng) và các thủ tục cần thiết khác theo quy định.Chứng từ hóa đơn mua vật tư lần nào sẽ được áp dụng thanh toán cho lần đó, không áp dụng cho các lần mua tiếp theo. Quy trình mua sắm vật tư, các khoản dự trù vật tư, tài sản, công cụ chung toàn Trường được thực hiện theo sơ đồ sau

Sơ đồ 4.1. Quy trình phê duyệt mua sắm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An, 2018 Thứ tư, về quản lý, sử dụng vật tư

Sau khi xuất kho vật tư, các cá nhân, đơn vị phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, đúng đối tượng và hiệu quả. Đối với những loại Đề xuất mua sắm tài sản, vật tư, dụng cụ của

các đơn vị trực thuộc Trường

Phòng Quản trị Thiết bị

Trực tiếp lập dự trù khi có đề xuất và phải phối hợp phòng Tài chính – Kế toán.

Trình Hiệu trưởng phê duyệt chuyển cho cán bộ cung ứng thực hiện mua sắm.

Tập hợp chứng từ liên quan chuyển cho phòng TC-KT thanh toán.

Vào sổ theo dõi chung

Hiệu trưởng phê duyệt Phòng tài chính- Kế toán

Cân đối nguồn tài chính xác nhận việc dự trù.

Làm thủ tục nhập, xuất kho Thanh toán khi Hiệu trưởng duyệt và có chứng từ

tài sản vật tư sử dụng nhiều lần, thời gian sử dụng dài phải có sổ sách theo dõi và tên của người quản lý tài sản đó thông qua việc kiểm kê TSCĐ, đánh giá lại giá trị TSCĐ hàng năm và trích khấu hao theo thông tư số : 133/2016/TT - BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng BTC). Trong quá trình sử dụng nếu bị mất mát, hỏng hoặc cháy (nổ) thì phải báo cho trưởng bộ phận, cùng phòng Tài chính - Kế toán kịp thời lập biên bản xác định nguyên nhân gây nên, sau đó thu hồi lại kho để trình Hiệu Trưởng xin ý kiến xử lý.

Thứ năm, về công tác sửa chữa

Tất cả các bộ phận khi có nhu cầu sửa chữa, thay thế, phải làm báo cáo trình Hiệu trưởng rồi chuyển về phòng Quản trị thiết bị kết hợp với phòng Tài chính - Kế toán lập kế hoạch và dự trù kinh phí, lên phương án trình Hiệu trưởng duyệt. Việc sửa chữa nếu phải hợp đồng thì tiến hành làm thủ tục ký kết theo quy định.

- Đối với sửa chữa nhỏ thường xuyên: Công việc sửa chữa có giá trị nhỏ dưới 2.000.000đ phải có dự trù sửa chữa, về số lượng công việc, hóa đơn mua vật tư sản chữa, giấy biên nhận và giấy đề nghị thanh toán. Công việc sửa chữa có giá trị từ 2.000.000đ đến dưới 50.000.000đ và công việc sửa chữa nhiều hạng mục công trình thì phải có dự trù sửa chữa, dự toán kinh phí, hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua vật tư và tổng hợp đề nghị thanh toán theo đúng quy định của Bộ tài chính.

- Đối với sửa chữa lớn: Công việc sửa chữa lớn có giá trị từ 50.000.000đ và ít hạng mục công trình phải có thiết kế, dự toán, thủ tục đấu thầu (hoặc chỉ thầu) được Hiệu trưởng phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn mua vật tư, quyết toán công trình, thanh lý hợp đồng và các thủ tục giấy tờ liên quan khác theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 70 - 74)