Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường Đại học Công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 35 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường Đại học Công lập

2.1.6.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý đơn vị sự nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hoá các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,… nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô gắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Thêm vào đó, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước còn có vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau cũng như giữa các đơn vị sự nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó, các đơn vị sự nghiệp dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng được quan tâm, tạo môi trường bình đẳng, tạo điều kiện phát triển tương xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp: Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vạch ra hành lang pháp lý cho đơn vị sự nghiệp nhưng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các đơn vị sự nghiệp, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn NSNN, gây ra thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà không đạt được các mục tiêu chính trị, xã hội đã định (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Để có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp giáo dục Công lập nâng cao tự chủ tài chính, hành lang pháp lý của Nhà nước cần xác định rõ chu trình quản lý tài chính từ khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán, thực hiện, quyết toán; xác định các nguồn thu đơn vị có được và được phép tổ chức thu; xác định cơ cấu chi, mức chi, trích lập và sử dụng các quỹ; cơ chế phân phối, sử dụng chê nh lệch thu chi; cơ chế quản lý, sử dụng, khai thác tài sản,... trên cơ sở đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục Công lập thực hiện tăng cường công tác quản lý tài chính (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

2.1.6.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu trong khoa học quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động theo kế hoạch vạch ra, phát hiện kịp thời các sai sót, vướng mắc để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm

tránh những tổn thất. Cơ sở khách quan cho công tác kiểm tra tài chính là chức năng tài chính và nó được thể hiện thông qua công tác kiểm tra tài chính (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Công tác kiểm tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác động tăng cường quản lý tài chính, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch của đơn vị, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý kinh phí được cấp nhằm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả của xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính, tôn trọng chính sách, chế độ kỷ luật tài chính của Nhà nước ban hành (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Kiểm tra tài chính bao gồm:

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiến hành trước khi xây và dựng, xét duyệt quyết định dự toán kinh phí.

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiến hành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện công tác kế hoạch tài chính. Mục tiêu của kiểm tra tài chính ở giai đoạn này là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, chính xác của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu, tài liệu tổng hợp được đưa ra trong các sổ sách, báo biểu, từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hóa tài chính trong các kỳ sau đó.

Cùng với hoạt động kiểm tra thì kiểm soát thường xuyên là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu. Kiểm soát thường xuyên là hoạt động nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục đối với hoạt động tài chính, nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể kịp thời phát hiện những sai sót, những vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật, tài chính. Trên cơ sở đó, thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả phù hợp với mục tiêu của Nhà nước giao cho và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.6.3. Trình độ cán bộ quản lý

Trong lĩnh vực quản lý, con người được coi là nhân tố trung tâm, là khâu quan trọng nhất trong việc xử lý các thông tin để ra quyết định quản lý.. Đối với mỗi cơ quan và doanh nghiệp khi có trình độ quản lý giỏi nó sẽ giúp quá trình quản lý được thuận lợi, nhanh chóng khắc phục những sai lầm, tiết kiệm được

nhiều khoản chi tiêu gây lãng phí mà không hiệu quả, tập trung vào những danh mục và hạm mục quan trọng, tư vấn cho các cấp lãnh đạo đưa ra được các quyết định đúng đắn… Do đó nó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như việc quản lý tài chính nói riêng (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

2.1.6.4. Đặc điểm của ngành

Đặc điểm của ngành là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu. Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môi trường, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm… Do đặc điểm của các lĩnh vực này là khác nhau nên đặc điểm hoạt động của các đơn vị này khác nhau dẫn đến mô hình quản lý tài chính cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị. Với đặc điểm là ngành đào tạo con người, đào tạo những lao động phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Chất lượng đạo tạo liên quan rất nhiều đến chất lượng của nguồn lao động cung cấp cho xã hội, chính vì vậy việc đầu tư cho giáo dục ngày càng cấp thiết và quan trọng. Ngành giáo dục nói chung và đối với trường đại học nói riêng được nhà nước quan tâm và đầu tư ngày càng nhiều, nguồn vốn đầu tư cho các trường đại học ngày càng mở rộng như: từ ngân sách, từ học phí, từ liên kết dự án…Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quản lý tài chính. Ngoài ra, do hoạt động của từng ngành khác nhau dẫn đến tính chất và nội dung của các khoản thu, chi của các đơn vị cũng khác nhau mang tính đặ thù của ngành. Điều này đòi hỏi trên cơ sở nguyên tắc quản lý chung, từng ngành, từng đơn vị phải có các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành, đơn vị mình (Vũ Thị Thanh Thủy, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 35 - 38)