Thu ngoài ngân sách của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 61)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Học phí hệ chính quy 1.918 2.351 1.976 4.562 2.587

Học phí hệ phi chính quy 14.957 17.657 15.836 21.842 13.340

Nguồn thu khác 887 949 848 1.286 1.477

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng nguồn thu từ hệ phi chính quy chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguồn thu của trường. Với sứ mệnh cung cấp lực lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế và kỹ thuật cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc trung bộ, Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã có những lỗ lực đáng kể mở các lớp đào tạo cho các cán bộ, nhân dân vùng sâu vùng xa, giúp họ cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ cho con em vùng sâu vùng xa. Năm 2018, lượng thu tăng lên đột biến vì có trường mở nhiều lớp ngắn hạn đào tạo kỹ năng, các khóa học nâng cao trình độ cho các cán bộ vùng sâu vùng xa. Trong những năm gần đây, lượng thu này có xu hướng giảm xuống vì nhu cầu học khối ngành kinh tế và kỹ thuật nói chung đang có xu hướng giảm và có sự cạnh tranh trong việc đào tạo với các trường khác.

Đối với sinh viên chính quy, thì sinh viên Trường đại học Kinh tế Nghệ An có đặc thù riêng vì sinh viên chính quy được hỗ trợ học phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn từ đối tượng này chủ yếu từ học lại và học cải thiện, ngoài ra trường cũng đã mở thêm các lớp học chất lượng cao cũng có thu học phí từ đối tượng này nên nhà trường cũng có nguồn thu từ đối tượng này.

Khoản thu này để bù đắp thêm cho việc giảng dạy của giảng viên, phục vụ công tác đào tạo và đào tạo lại, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập, công tác NCKH. Mặt khác, Bên cạnh đó, việc phát triển của trường

với quy mô ngày càng mở rộng thì nguồn thu từ học phí và lệ phí trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong nguồn tài chính nhà trường huy động được, đảm bảo bù đắp nhu cầu tài chính cho nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Các khoản thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cũng được quan tâm hơn và đang có xu hướng tăng lên. Đó chủ yếu là vì quy mô đào tạo và các loại hình đào tạo được mở rộng như đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, liên thông từ cao đẳng lên đại học…đồng thời nhà trường cũng tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Riêng hoạt động nghiên cứu khoa học và liên kết với các trường đại học khác cũng như với các trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với đội ngũ các nhà khoa học của các lĩnh vực khoa học cơ bản.

Một nguồn thu khác mà trong những năm gần đây đang được thực hiện đó là nguồn thu từ các dự án liên kết và từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho nhà trường cũng như đối với cán bộ giảng viên có thêm thu nhập. Nhà trường đã liên kết với các trường khác, các tỉnh và khu vực đào tạo lực lượng lao động ngành kinh tế và kỹ thuật, tham gia các dự án về đào tạo phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên trong trường tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, để các sản phẩm này thực sự hữu ích cho nhà trường và xã hội. Đã có nhiều công trình cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh…được nghiệm thu đạt loại tốt, và đang dần triển khai trong thực tế. Đây cũng là nguồn thu đáng kể đối với nhà trường và cán bộ giảng viên. Trường đã phối hợp với nhiều viện nghiên cứu, thực hiện nhiều chương trình liên kết đào tạo, tiếp nhận, trao đổi đào tạo sinh viên quốc tế, mời nhiều giáo sư đầu ngành giảng dạy đại học, sau đại học và triển khai các chương trình NCKH.

Từ sau Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, việc xét duyệt đề cương nghiên cứu, nghiệm thu kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong Nhà trường đã nâng cao chất lượng, bám sát phương châm: Chất lượng - Hiệu quả - ứng dụng, đưa công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường phát triển lên một tầm cao mới….đây cũng là một trong những biện pháp nhằm trang bị thêm kiến thức và tư liệu để triển khai giảng dạy các bài giảng điện tử theo phương pháp giảng dạy hiện đại. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn rất ít, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bảng 4.5. Mức học phí cho các đối tượng học của Trường đại học Kinh tế Nghệ An qua các năm học

Nội dung Năm học

I. Công khai mức thu học phí 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017

1. Học phí Cao học (Đồng/hv/tháng)

Nhóm ngành 1 630,000 727,500 825,000 915,000

Nhóm ngành 2 630,000 727,500 825,000 1,080,000

2. Học phí ĐH địa chỉ, CĐ liên thông lên ĐH (Đồng/hv/tháng)

Nhóm ngành 1 630,000 727,000 825,000 915,000 Nhóm ngành 2 720,000 847,000 975,000 1,080,000 3. Học phí ĐH vừa làm vừa học (Đồng/hv/tháng) Nhóm ngành 1 630,000 727,000 825,000 915,000 Nhóm ngành 2 720,000 847,000 975,000 1,080,000 4. Học phí ĐH cử tuyển (Đồng/hv/tháng) Nhóm ngành 1 420,000 485,000 550,000 610,000 Nhóm ngành 2 480,000 565,000 650,000 720,000

5. Học phí học cải thiện điểm (Đồng/tín chỉ)

Đại học 125,000 145,000 165,000 180,000

Cao đẳng 100,000 115,000 130,000 130,000

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Mặc dù nguồn thu ngoài NSNN cấp đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn, nhưng các nguồn thu chủ yếu phát sinh một cách tự nhiên, Nhà trường vẫn chưa thực sự có một định hướng và kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm các nguồn thu khác, đó là do tâm lý ỷ lại vào nguồn NSNN cấp. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu phải thực hiện tự chủ tài chính thì trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu rất lớn trong giai đoạn xây dựng mô hình đa ngành, đa cấp như hiện nay.

Trong quá trình quản lý các nguồn thu của Trường đại học Kinh tế Nghệ An còn có một số những vấn đề cần phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Trong tình hình mới, việc thu hút người học của các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn nói chung, với Trường đại học Kinh tế Nghệ An nói riêng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các nguồn thu đối với trường.

Bảng 4.6. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thu của Trường đại học Kinh tế Nghệ An Chỉ tiêu Mức đánh giá (%) Điểm Bình quân Mức Mức Mức Mức Mức 1 2 3 4 5 Học phí SVCQ cải thiện thấp 3 15 21 45 16 3,56 Học phí HVCH thấp 6 18 21 39 16 3,41 Học phí hệ vừa học vừa làm thấp 9 24 18 33 16 3,23

Lệ phí nhà trường thu cao 0 9 27 39 25 3,80

Nguồn thu từ NCKH còn ít 9 24 18 36 13 3,20

Công tác quản lý thu tốt 6 21 24 33 16 3,32

Nguồn: Số liệu điều tra (2018- 2019) Hiện nay, tại tỉnh Nghệ An có 4 trường đào tạo khối ngành kinh tế đó là Đại học Vinh, Đại học Vạn Xuân và Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, ngoài ra còn có Đại học Hà Tĩnh. Chính vì vậy, học phí và thương hiệu và một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định học đối với người học.

Hiện này nhu cầu học lại và học cải thiện của đối tượng sinh viên chính quy rất lớn, các đối tượng này mong muốn học xong có bằng khá và bằng giỏi nhưng vấn đề học phí cũng là điều cần nhắc với các đối tượng này. Chỉ có 61% số lượng người hỏi được cho rằng học phí là thấp, do đó cần có chính sách thu học phí thích hợp, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học lại học cải thiện.

Một nguồn thu quan trọng đối với trường đó là các công trình nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong trường. Nếu đề tài tốt và có tính khả thi điều này tăng được nguồn thu cho nhà trường, nhưng hiện nay nhiều đề tài có tính áp dụng thực tế ít vì nguồn kinh phí cho NCKH còn thấp, phương tiện nguyên cứu còn nghèo nàn lạc hậu, các phòng thí nghiệm đã xây dựng từ lâu, ít máy móc hiện đại nên các công trình còn ít tính thực tiễn trong cuộc sống.

4.1.3.4. Thực trạng quản lý Chi tại trường Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đối với Nguồn NSNN chủ yếu được trường sử dụng cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với quá trình giảng dạy và học tập, bao gồm các khoản mục sau:

- Chi cho con người: gồm chi tiền lương cán bộ và các loại tiền công, tiền

diện chính sách…chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng trên 70% tổng chi hàng năm.

- Chi Nghiệp vụ chuyên môn: gồm chi tiền điện nước xăng xe; chi mua

vật tư văn phòng; chi tiền điện thoại sách báo…; chi hội nghị; chi công tác phí; chi hợp đồng mời giảng thuê mướn…; chi đoàn ra; chi sửa chữa nhỏ; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi cho công tác Đảng; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. Chiếm tỷ trọng trên 25% trong tổng chi của nhà trường

Bảng 4.7. Chi tiêu của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Chi thường xuyên 21.944 60,7 23.962 60,3 23.564 60,6 31.048 56,3 26.744 59,8 Chi lập các quỹ 8.521 23,5 8.977 22,5 7.784 20,0 15.630 28,3 9.562 21,3 Chi cho chuyên môn 4.451 12,3 4.922 12,4 5.757 14,8 5.693 10,5 6.163 13,8 Chi khác 1.229 3,5 1.868 4,8 1.748 4,6 2.699 4,9 2.235 5,1 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018)

- Chi khác: gồm chi nộp vốn đối ứng ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, nộp

khác; Chi trả cho các đơn vị liên kết đào tạo; trả lại học phí cho sinh viên do thôi học; Trích nộp quản lý lên ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; chi khác. Tỷ lệ chiếm khoản 3% đến 4% trong tổng số các khoản chi của nhà trường.

Chi thường xuyên là khoản chi tương đối cao trong tổng chi của Trường đại học Kinh tế Nghệ An, và nguồn chi này chủ yếu cho lương của cán bộ giảng viên trong trường.

Bảng 4.8. Các khoản chi thường xuyên Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Lượng cơ bản và thu nhập tăng thêm 14.180 14.645 14.892 18.722 15.565 Chi BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn 1.799 2.180 2.309 3.291 2.327 Chi học bổng, chính sách 0,654 0,834 0,825 1.087 0,722 Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập 2.414 2.875 2.592 3.415 3.744

Chi khác 2.897 3.427 2.946 4.533 4.387

Chi thường xuyên còn lại chủyếu dùng để thanh toán tiền lương phụ cấp lương BHXH, BHYT, học bổng cho học sinh, sinh viên,… Trong đó chi phục vụ cho giảng dạy, học tập chỉ chiếm khoảng từ 8% đến 13%. Theo kết quả nghiên cứu chi tiêu tài chính của trường, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu, nhằm mục đích chất lượng trung bình, tỷ lệ này đối với khối đào tạo phải là 50%-50%.

Như vậy, mặc dù rất cố gắng, nhưng những năm qua các khoản chi thường xuyên cũng dành phần lớn để chi cho thanh toán cá nhân, thực hiện cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên, chế độ học bổng,…Do phần chi khác còn lại rất ít, không đủ để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, sửa chữa trường lớp,… nên tình trạng “học chay”, “dạy chay” diễn ra phổ biến, cơ sở vật chất của trường xuống cấp nghiêm trọng và kéo dài.

4.1.4. Thực trạng trích lập các Quỹ và quản lý tài sản

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định hiện hành, Nhà trường xác định phần chênh lệch thu chi (Tổng thu - Tổng chi) để trích lập các quỹ. Cụ thể, chênh lệch thu chi và phân phối chênh lệch thu chi của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9. Trích lập và phân phối các quỹ của Trường đại học Kinh tế Nghệ An Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 360 390 390 420 450

Quỹ phúc lợi 2.391,9 2.512,2 1.836,3 2.700 2.735,1

Quỹ khen thưởng 256,8 262.5 270 360 450

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 5.512,2 5.812,2 5.288,1 1.215 5.926,8 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018)

4.1.4.1. Quỹ phúc lợi

Không chỉ chăm lo đời sống về vật chất cho cán bộ công nhân viên, nhà trường chú trọng nhiều đến vấn đề tinh thần đối với người lao động. Giúp người lao động có khả năng tái tạo được sức lao động sau những ngày làm việc vất vả đó là: vào những ngày lễ tết nhà trường cũng dành một số kinh phí cho các cán bộ công nhân viên trong nhà trường tết âm lịch 2 triệu đồng, hỗ trợ nghỉ hè 1 triệu đồng, các ngày lễ là 3 trăm nghìn đồng…

Bảng 4.10. Chi quỹ khen thưởng của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Cán bộ giảng viên nhà trường

Tập thể 81,9 93 96,9 110,4 122,1

Cá nhân 69 73.2 77,7 119,4 171,9

Sinh viên

Tập thể 52,5 55,2 54,6 76,2 82,2

Cá nhân 53,4 41,1 40,8 54 73,8

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Ngoài ra, nhà trường cũng có lương tháng thứ 13 nhằm động viên mọi người sau một năm vất vả và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nhà trường. Ngoài ra còn nhiều khoản khác để ủng hộ tinh thần cho người lao động. Với sự quan tâm và chăm sóc của nhà trường, tinh thần người lao động cũng được nâng lên rõ rệt, sự đoàn kết trong trường ngày càng gắn bó, người lao động cảm thấy gắn bó và phục vụ hết mình cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

4.1.4.2. Quỹ khen thưởng

Với việc quan tâm động viên kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong quá trình công tác, việc trích cho quỹ khen thưởng ngày càng nhiều. điều này cho thấy sự thi đua giữa các cá nhân trong trường, giữa các tập thể trong trường ngày càng trở lên mạnh mẽ, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.

Trong những năm gần đây, số lượng các cá nhân và tập thể của nhà trường đạt thành tích các là rất lớn, đó là kết quả của các cuộc vận động thi đua trong nhà trường: thi đua giảng viên dạy tốt, thi đua nghiên cứu khoa học, thi đua nâng cao trình độ chuyên môn, chính vì điều này nhiều cá nhân trong trường đã được các cấp lãnh đạo trao bằng khen và giấy khen. Nhiều tập thể cũng đạt thành tích cao như: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng kiến trong quá trình công tác…điều này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển chung của nhà trường.

Với sự cố gắng của các thầy cô trong nhà trường, chất lượng học tập và nghiên cứu của các sinh viên cũng được nâng cao đáng kế. Nhiều sinh viên đã đạt được giải thưởng quan trọng như: Olympic, cuộc thi khoa học công nghệ trẻ, cuộc thi sinh viên tốt, chính vì vậy, hình ảnh và thương hiệu nhà trường được nâng lên trong khu vực và trên cả nước. Thêm vào đó, với đặc điểm là trường có

nhiều con em dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu vùng xa của tổ quốc điều kiện học tập gặp nhiều khó khăn. Nhà trường đã dành nhiều phần thưởng nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 61)