Tỷ lệ tiết kiệm của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 78 - 81)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng thu Tr.đồng 37.106 39.953 38.949 54.426 45.593 Tổng chi Tr.đồng 36.145 39.728 38.853 55.069 44.705 Số tiền tiết kiệm Tr.đồng 960,9 225,6 96,0 - 642,6 888,3

Tỷ lệ tiết kiệm % 26,58 5,68 2,47 -11,67 19,87

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Nhà trường luôn lấy thực hành tiết kiệm là hàng đầu, thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động chi nhằm đảm bảo các khoản chi được chính xác

không xảy ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Chính vì điều này, sau khi trừ đi các khoản chi nhà trường cũng đã tích lũy được một khoản nhất định để phục vụ cho nhu cầu phát triển của trường. Với những quy định rõ ràng trong quy chế chi tiêu nội bộ, các khoản xây dựng cơ bản được nhiều bên kiểm tra, việc đầu thầu diễn ra công khai minh bạch, nên nhà trường không xảy ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Nhiều công trình được xây dựng, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, nhất là vào năm 2017 nhà trường chi xây dựng rất nhiều hạng mục như đường đi lại, xây dựng nhà làm việc, mua sắm các trang thiết bị mới…nên trong năm đó nhà trường đã dùng đến các khoản tiền dôi dư từ các năm trước để lại, phục vụ mục đích đã được phê duyệt từ trước của nhà trường.

4.1.6.2. Mức tăng của thu nhập giáo viên trong trường

Với đặc thù là trường đã được thành lập từ lâu đời nên nhiều lao động có mức lương khá cao. Việc chi trả lương cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng vẫn theo hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Bảng 4.18. Mức lương trung bình của giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Mức lương cơ bản và phụ cấp 1000đ 3.600 3.800 3.900 4.000 4.100 Thu nhập tăng thêm 1000đ 1.500 1.700 1.800 1.750 1.820 Thu nhập từ dạy các lớp VHVL 1000đ 2.100 2.400 2.500 2.500 2.450

Tổng 1000đ 6.700 7.900 8.200 8.250 8.370

Tỷ lệ tăng lương % - 17,9 3,7 0,6 1,4

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018)

- Nguồn để trả lương: Ngoài nguồn NSNN cấp, Trường phải dành tối thiểu

40% khoản thu học phí đào tạo hệ chính quy và 40% các khoản thu khác (học phí đại học hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông, hệ liên kết đào tạo, thu hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, thu khác...) sau khi đã trừ các khoản chi phí cần thiết cho việc điều chỉnh quỹ tiền lương tăng thêm.

- Bảo đảm thực hiện mức lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp do Nhà

nước quy định (kể cả khi Nhà nước tăng lương tối thiểu và các khoản phụ cấp) cho số lao động trong biên chế và số lao động hợp đồng của Trường.

- Khi Nhà nước tăng mức tiền lương tối thiểu, sau khi trừ phần NSNN hỗ

của đơn vị mình.

- Số kinh phí còn lại dành cho việc điều chỉnh thu nhập tăng thêm, Nhà

trường căn cứ tình hình cụ thể xây dựng phương án phân phối tiền lương, tiền công, thu nhập và các khoản thanh toán cá nhân khác cho người lao động. Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm tại đơn vị tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định sau khi đã thực hiện việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Căn cứ vào khả năng của nguồn thu và tình hình thực tế, hàng năm Trường dành một khoản thu hợp lý từ quỹ học phí để thanh toán khối lượng lao động tăng thêm cho các cán bộ quản lý và viên chức hành chính sự nghiệp của đơn vị mình do tăng quy mô đào tạo và nhiệm vụ thực hiện.

- Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm là cán bộ, viên chức có tên

trong bảng lương của trường bao gồm: cán bộ viên chức trong biên chế, cán bộ viên chức hợp đồng từ 1 năm trở lên theo hệ số lương ngạch bậc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà trường hằng quy tổ chức đánh giá lao động trong trường để có phân loại và phân chia mức thu nhập tăng thêm đó là: Mức thu nhập tăng thêm được tính Loại A: hệ số hưởng bằng 100%; Loại B: hệ số hưởng bằng 80%; Loại C: hệ số hưởng bằng 60%; Loại D: hệ số hưởng bằng 0%.

4.1.6.3. Tỷ trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất trang thiết bị là một trong những vấn đề quan trong để nhằm nâng chất lượng học tập và nghiên cứu của các giảng viên và sinh viên trong trường.

Bảng 4.19. Tỷ lệ đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Chi đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tr.đồng 5.105 6.023 7.327 8.605 8.963 Tổng chi tr.đồng 36.145 39.728 38.853 55.069 44.705

Tỷ trọng % 14,1 15,1 18,8 15,6 20,0

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Trường Đại học Kinh tế Nghệ An được thành lập từ lâu đời, nhiều cơ sở vật chất được mua sắm và xây dựng từ lâu. Vì vậy, nhà trường thường xuyên dành một khoản tiền nhất định để mua sắm và sửa chữa trang thiết bị. Nhà trường cũng khuyến khích cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường luôn bảo quản tốt

cơ sở vật chất, nâng cao ý thức trong việc sử dụng. Do đó, nhiều cơ sở vật chất tuy được xây dựng mua sắm từ lâu nhưng vẫn còn giá trị sử dụng.

Hiện nay, việc học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên có nhiều thay đổi, đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại để thu hút người học và người dây. Nhà trường hằng năm đầu tư một lượng tiền lớn để mua sắm các trang thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho việc học của sinh viên như: hệ thống máy tính cấu hình cao, nhiều dụng cụ đo đạc hiện đại và chính xác cho các phòng thí nghiệm, nhiều máy chuyên dụng cũng được nhà trường mua mới. Lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học, nhà trường đã tạo được một cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu cần thiết của sinh viên và giảng viên.

4.1.6.4. Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học

Đối với trường đại học, việc nghiên cứu khoa học là vấn đề cấp bách không chỉ áp dụng trong việc giảng dạy mà còn để chuyển giao công nghệ, giúp phát triển địa phương đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, những nơi mà điều kiện kinh tế khó khăn. Thêm vào nữa , đây cũng là nguồn thu đáng kể của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)