Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 49 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị Thiết bị, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Công tác học sinh viên, Phòng Quản lý Đào tạo…

Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu sạu đây:

+ Báo cáo công tác quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An + Số liệu thống kê học sinh, sinh viên từ năm 2014 đến 2018.

+ Số liệu thống kê cán bộ, giảng viên từ năm 2014 đến 2018

+ Số liệu quản lý thu chi của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm 2014 đến 2018

- Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin, văn bản, các chính sách của nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách, các nghiên cứu trước đó. Các thông tin về nhà trường được tác giả đi đến các phòng ban liên quan để xin các số liệu cần thiết.

- Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả đã xử lý, phan loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý tài chính của trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Trên cơ sở thực trạng quản lý tài chính luận văn đề xuất giải pháp việc nâng cao quản lý tài trình tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Để đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính. Thông qua từ giáo trình, sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đã công bố về quản lý tài chính tại các trường Công lập và các báo cáo kết quả hoạt động của trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014-2018

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những đối tượng tham gia vào quá trình quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý tài chính. (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục)

Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính tại trường.

Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Thu thập qua phương pháp phỏng vấn, điều tra. Đối tượng được hỏi sẽ cho điểm yêu cầu và điểm thực trạng quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An ở từng tiêu chí mức độ Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Trung Lập, Mức 4: Đồng ý, Mức 5: Hoàn toàn đồng ý. Từ số liệu thu thập được qua điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP) là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 49 - 51)