Khái quát về Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là trường đại học Công lập, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập theo Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày

27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An (Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, 2016).

Bảng 3.1. Điều kiện về cơ sở vật chất của trường Đại học Kinh tế Nghệ An năm học 2017-2018

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

I Diện tích đất đai ha 15,765 II Diện tích sàn xây dựng ha 21.584 1 Giảng đường Số phòng phòng 82 Tổng diện tích m2 12.587 2 Phòng học máy tính Số phòng phòng 10 Tổng diện tích m2 980 3 Phòng học ngoại ngữ Số phòng phòng 2 Tổng diện tích m2 120 4 Thư viện m2 324 5 Phòng thí nghiệm Số phòng phòng 8 Tổng diện tích m2 448,6 6 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng phòng - Tổng diện tích m2 -

7 Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng phòng 64

Tổng diện tích m2 576

8 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo m2 200 9 Diện tích khác

Diện tích hội trường m2 408

Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 540

Diện tích sân vận động m2 5.400

Trường đã, đang đào tạo và liên kết đào tạo, cung cấp số lượng tương đối lớn nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học và các trình độ khác thuộc các lĩnh vực: cử nhân kế toán, cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng; kỹ sư các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Song song với nhiệm vụ đào tạo, nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An và khu vực.

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, ngành giáo dục đang có nhiều cơ hội mới, đồng thời đứng trước những khó khăn thách thức, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và cả nước. Do vậy nhà trường đã tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế; tăng cường các biện pháp giáo dục toàn diện đối với sinh viên; mở rộng quy mô, ngành đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao theo nhu cầu xã hội.

Bảng 3.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học Kinh tế Nghệ An năm học 2017-2018

Đơn vị tính: Người

TT Nội dung Tổng số

Chia theo trình độ đào tạo TSKH, Tiến sỹ Thạc Đại học Tổng số 165 11 135 19 1 Khoa 162 11 132 19 Khoa Cơ sở 41 0 34 7 Lý luận chính trị 14 3 11 0 Tài chính - ngân hàng 16 1 14 1

Quản trị kinh doanh 26 2 22 2

Kế toán – Phân tích 41 1 35 5

Nông Lâm Ngư 24 4 16 4

2 Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học 3 - 3 -

Số ngành học của nhà trường mở rộng qua các năm, ngoài cơ sở vật chất đáp ứng cho việc mở mã ngành mới thì đồng thời đội ngũ giảng viên của nhà trường đã nâng cao trình độ học vấn của mình do đó ngày càng đáp ứng được mở những mã ngành mới cho nhà trường qua các năm, đây làm một trong những thành công của nhà trường trong công tác đào tạo

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Là một trong những trường Đại học Công lập có truyền thống gần 60 năm về các ngành đào tạo khác nhau, tuy nhiên theo định hướng phát triển những năm tới nhà trường tiến đến tự chủ tài chính, vì vậy điểm nghiên cứu là trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014-2018.

Đối tượng điều tra gồm: Cán bộ công nhân viên có liên quan đến công tác quản lý tài chính (chủ tài khoản, kế toán trưởng, và một số cán bộ ở phòng Tài chính của nhà trường) và đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An gồm 100 phiếu điều tra trong tổng số 206 cán bộ giảng viên trong nhà trường.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị Thiết bị, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Công tác học sinh viên, Phòng Quản lý Đào tạo…

Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu sạu đây:

+ Báo cáo công tác quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An + Số liệu thống kê học sinh, sinh viên từ năm 2014 đến 2018.

+ Số liệu thống kê cán bộ, giảng viên từ năm 2014 đến 2018

+ Số liệu quản lý thu chi của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm 2014 đến 2018

- Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin, văn bản, các chính sách của nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách, các nghiên cứu trước đó. Các thông tin về nhà trường được tác giả đi đến các phòng ban liên quan để xin các số liệu cần thiết.

- Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả đã xử lý, phan loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý tài chính của trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Trên cơ sở thực trạng quản lý tài chính luận văn đề xuất giải pháp việc nâng cao quản lý tài trình tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Để đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính. Thông qua từ giáo trình, sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đã công bố về quản lý tài chính tại các trường Công lập và các báo cáo kết quả hoạt động của trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014-2018

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những đối tượng tham gia vào quá trình quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý tài chính. (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục)

Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính tại trường.

Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Thu thập qua phương pháp phỏng vấn, điều tra. Đối tượng được hỏi sẽ cho điểm yêu cầu và điểm thực trạng quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An ở từng tiêu chí mức độ Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Trung Lập, Mức 4: Đồng ý, Mức 5: Hoàn toàn đồng ý. Từ số liệu thu thập được qua điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP) là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu đã được thu thập. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Với việc thống kê mô tả này, luận văn sẽ thể hiện được sự biến động trong công tác quản lý tài chính, cũng như thể hiện được xu thế phát triển của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân biến động đó và tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Kinh tế xã hội trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức thay đổi của quá trình quản lý tài chính qua các năm từ 2014 đến năm 2018, so sánh biến động cơ cấu quản lý tài chính trong năm tài chính đó.

Ngoài ra, trong nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tác giả so sách tốc độ phát triển trong cơ cấu thu, cơ cấu chi và quản lý tài sản của trường để tìm ra xu hướng thay đổi của quản lý tài chính.

3.2.3.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên

Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên được sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế Nghệ An thông qua sử dụng thang đo likert 5 mức độ như sau: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý; Mức 2: Không đồng ý; Mức 3: Trung Lập; Mức 4: Đồng ý; Mức 5: Hoàn toàn đồng ý. Sau khi thu thập được thông tin đánh giá của các đối tượng, nghiên cứu tiến hành tính điểm bình quân theo công thức sau:

    n k n k ui xi X 1 1 ui . =

Trong đó: xi là ức độ đánh giá của các đối tượng được phỏng vấn về các nội

dung quản lý tài chính, và trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường theo các điểm tương ứng (1, 2, 3, 4, 5), ui là số người trả lời tương ứng các mức xi. Kết quả của tính toán này cho phép xếp hạng thực trạng và kết quả quản lý tài chính, và trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường.

3.2.3.4. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính nhằm thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Phương pháp phân tích tài chính được áp dụng trong đề tài này nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

3.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính 3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính

- Tỷ lệ thay đổi các nguồn thu, chi, quản lý tài sản.

Các yếu tố cấu thành trong năm N

Tỷ lệ cơ cấu =

Tổng số trong năm N

Chỉ tiêu này dùng để xem xét sự biến động của cơ cấu các khoảng thu, chi, và quản lý tài sản trong các năm, và so sánh giữa các năm với nhau.

- Tỷ lệ tăng trưởng của các khoảng thu, chi, quản lý tài sản Số lượng năm N+1- Số lượng năm N

Tỷ lệ tăng trưởng =

Số lượng năm N

Tỷ lệ này cho biết mức độ tăng chưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự biến động giữa các năm với nhau từ đó thấy được xu thế vận động của các thành tố này.-

- Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính Sai phạm hoặc chậm tiến

độ trong quản lý tài chính

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N+1

=

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N

Chỉ tiêu này xem xét mức độ sai phạm trong công tác quản lý tài chính của trường. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sai phạm càng thấp, chứng tỏ công tác quản lý tài chính tốt.

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính

- Tỷ lệ tiết kiệm chi Tỷ lệ tiết kiệm

Tổng thu năm N

=

Tổng chi năm N

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý tài chính của nhà trường. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính càng tốt

- Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tỷ lệ này được xác định như sau: Tỷ lệ tăng lượng cho giảng

viên trong trường =

Mức lương bình quân của giảng viên năm N+1 Mức lương bình quân của giảng viên năm N Luôn lấy con người làm trung tâm, để cán bộ giảng viên trong trường an tâm công tác, cũng như có những quan tâm của nhà trường về đời sống vật chất. Điều này rất quan trọng, vì quản lý có hiệu quả thì lương đời sống cán bộ giảng viên trong trường mới có thể cao được. Tạo tâm lý yên tâm công tác, ngày càng đóng góp nhiều cho nhà trường.

- Tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi Tỷ trọng đầu tư trang

thiết bị

= Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1

Tổng đầu tư trang thiết bị năm N Hiện nay, nhà trường luôn lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học tập. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục thì trang thiết bị cần hiện đại, và được đầu tư đúng mức.

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng chi Tỷ trọng chi cho

nghiên cứu khoa học =

Kinh phí chi cho NCKH Tổng chi

Hiện nay việc nghiên cứu khoa học là một nguồn thu đáng kế của nhà trường, đây là nguồn thu tiềm năng trong tương lại. Bởi vậy nhà trường cần phải dành một khoản nhất định cho đầu tư nghiên cứu khoa học.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KINH TẾ NGHỆ AN

4.1.1. Thực trạng công tác kế hoạch, lập dự toán

Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thưc hiện xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính hằng năm nhằm đảm bảo cho các khoản thu chi tài chính của nhà trường được đảm bảo. Căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng sinh viên, học viên…cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ để đảm bảo an toàn về tài chính đối với trường. Dựa vào kế hoạch chỉ tiêu của các đơn vị, phòng ban, khoa trực thuộc nhà trường để đưa ra các dự kiến về các khoản chi như: Chi mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi thường xuyên, chi chuyên môn…

Bảng 4.1. Kế hoạch thu chi của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Kế hoạch thu 34.155 38.607 37.941 46.056 44.571 Thực hiện thu 37.104 39.951 38.949 54.426 45.591 Kế hoạch chi 37.269 39.369 41.238 54.249 47.211 Thực hiện chi 36.144,9 39.727,8 38.853,3 55.068,6 44.704,5 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Căn cứ vào định hướng phát triển của nhà trường, trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch để thực hiện được các mục tiêu đã đưa ra. Cũng từ số liệu trên ta thấy, công tác kế hoạch của nhà trường tương đối sát với thực tế. Điều này giúp cho quá trình quản lý các khoản thu và các khoản chi của nhà trường được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 46)