5.1. KẾT LUẬN
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước. Mặc dù đã được nhà nước trao quyền tự chủ rất cao về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tuy nhiên quyền tự chủ về công tác chuyên môn và tài chính vẫn còn nhiều bất cập đó là nhà nước chưa trao quyền tự chủ về mức thu học phí, quyền tự chủ về tuyển sinh, cấp phát văn bằng các hình thức đào tạo cũng như những bất cập về phân bổ NSNN, chế độ lương đối với giảng viên.
(1) Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Quản lý tài chính trong các trường đại học hướng vào quản lý thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường. Kinh nghiệm nghiên cứu ở nhiều trường đại học công lập cho thấy, quản lý tài chính đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cân đối thu chi cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho các cơ sở đào tạo công lập hiện nay.
(2) Thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cho thấy nguồn NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm, nguồn thu học phí ngày càng đóng vai trò quan trọng. Mặt khác cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính Trường Đại học Kinh tế Nghệ An gồm có: (i) Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước; (ii) Hệ thống kiểm soát nội bộ; (iii) Trình độ cán bộ quản lý; (iv) Đặc điểm của ngành nghề đào tạo.
(3) Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An gồm có: (i) Đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường; (ii) Nâng cao chất lượng đào tạo để tăng các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước; (iii) Quản lý tốt các hoạt động chi của nhà trường; (iv) Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Nhà nước
Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm do đó nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa, ….. còn có các phương thức đào tạo cấp bằng, liên kết nước ngoài, đào tạo chứng chỉ. Cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phương thức đào tạo.
Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
5.2.2. Đối với UBND tỉnh Nghệ An
Nghệ An cần có các chính sách thu hút đầu tư vào hệ thống giáo dục công lập nhằm tăng cường hoạt động đào tạo có chất lượng nhằm tạo động lực thu hút người học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và toàn bộ vùng nói chung, đặc biệt là thu hút nguồn sinh viên đến từ các nước bạn Lào, Campuchia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Dương Đăng Chinh (2009). Giáo trình lý thuyết tài chính. Trường ĐH KTTP HCM 2. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Quyết định số 3479/QĐ-ĐHQGHN ngày 30
tháng 11 năm 2010 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp Công lập.
3. Hoàng Anh Tuấn (2010). Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chuyên đề tốt nghiệp. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Nguyễn Anh Thái (2008). Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế.
5. Nguyễn Đình Hưng (2018). Bài học kinh nghiệm về tự chủ tài chính ở một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và ở việt nam. Truy cập ngày 12/5/2019 tại http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/bai-hoc-kinh-nghiem-ve-tu-chu-tai-chinh- o-mot-so-co-so-giao-duc-dai-hoc-tren-the-gioi-va-o-viet-nam-tiep-53820.htm.
6. Nguyễn Thu Hương (2014). Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học Công lập Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Phạm Phụ (2010). Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam. Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
8. Phòng Tài chính - Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2015), Báo cáo tài chính năm 2014 và Kế hoạch năm 2015.
9. Phòng Tài chính - Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2016), Báo cáo tài chính năm 2015 và Kế hoạch năm 2016.
10. Phòng Tài chính - Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2017), Báo cáo tài chính năm 2016 và Kế hoạch năm 2017.
11. Phòng Tài chính - Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2018), Báo cáo tài chính năm 2017 và Kế hoạch năm 2018
12. Phòng Tài chính - Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2019), Báo cáo tài chính năm 2018 và Kế hoạch năm 2019.
14. SuYan Pan (2009). Tự chủ đại học, nhà nước và những thay đổi xã hội ở Trung Quốc. Người dịch Phạm Thị Ly (2016).
15. Trần Đức Cẩn (2012). Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học Công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
16. UBND tỉnh Nghệ An (2016). Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An.
17. Vũ Thị Thanh Thủy (2012). Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
II. Tài liệu tiếng Anh:
18. Chan Da-Wan (2017). The history of University Autonomy in Malaysia.
19. Hauptman, A.M. (2007). Four models of growth, International Higher Education. 116. Henry Rosovsky (1990), The University – An owner’
20. Joanne Y.Taira (2004). Autonomy in public higher education: a case study of stakeholder perspectives and socio-cultural context. pp.115.
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/Bà! Tôi tên là: Đinh Toàn Thắng hiện đang là học viên cao học trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An” trong đề tài có sử dụng một số câu hỏi để xem xét đánh giá công tác quản lý tài chính của nhà trường. Rất mong được sự ủng hộ của công bà để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn ông bà! Mỗi câu có 5 mức lựa chọn như sau:
Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý
Mức 3: Trung Lập Mức 4: Đồng ý
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý
Phụ lục 1.
Câu hỏi đối với các cán bộ công nhân viên có liên quan đến công tác quản lý tài chính và đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Chỉ tiêu (mức1) (mức2) (mức3) (mức4) (mức5) Bình quân
Lương cán bộ giảng viên luôn trả đúng thời gian Thu nhập tăng thêm còn thấp Chi cho quỹ phát triển sự nghiệp thấp
Phúc lợi nhà trường thấp Chế độ khen thưởng chưa xứng đáng
Nguồn thu từ NCKH còn ít Chi ít cho nghiên cứu khoa học
Trang thiết bị nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu
Công tác quản lý chi của nhà trường tốt
Phụ lục 2.
Câu hỏi đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Chỉ tiêu (mức1) (mức2) (mức3) (mức4) (mức5) Bình
quân
Các thiết bị trong phòng học luôn hoạt động tốt
Phòng thực hành đáp ứng đủ yêu cầu cho sinh viên Luôn được trang bị cơ sở vật chất hiện đại (phần mềm, máy tính, máy in…)
Quá trình sửa chữa thay thế nhanh chóng
Công tác quản lý thu của nhà trường tốt