Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 44 - 46)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Qua bài học kinh nghiệm của một số Trường Đại học trong nước, Đại học Kinh tế Nghệ An cần vận dụng những cách huy động nguồn vốn đển tăng nguồn thu cho Trường, tăng cường công tác quản lý tài chính và tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của Nhà nước. Thực tế cho thấy, thương hiệu về trí thức của một trường Đại học không ngẫu nhiên mà có, nó chỉ được tạo ra khi nhà trường giải quyết được đồng thời 4 vấn đề:

Thứ nhất, Cần đa dạng hóa nguồn thu cho trường, nâng cao tính tự chủ về tài chính tránh trường hợp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trang thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang hiện đại. Giáo trình, giáo án

bài giảng phải cập nhật được những công nghệ, kiến thức mới, tương xứng với yêu cầu của các đơn vị sử dụng đào tạo.

Thứ ba: Cần phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo của nhà trường để tăng thêm nguồn thu, bên cạnh đó phải nâng cao trình độ giảng viên nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng sinh viên đến học với trường, nâng cao thương hiệu nhà trường.

Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho Nhà trường. Bốn vấn đề trên có sự gắn kết hữu cơ với nhau, chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi nhà trường có đủ nguồn lực tài chính. Đặc biệt phải có cơ chế tự chủ tài chính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể sự huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 44 - 46)