Các chỉ tiêu nghiên cứu của đềtài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 52)

3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính

- Tỷ lệ thay đổi các nguồn thu, chi, quản lý tài sản.

Các yếu tố cấu thành trong năm N

Tỷ lệ cơ cấu =

Tổng số trong năm N

Chỉ tiêu này dùng để xem xét sự biến động của cơ cấu các khoảng thu, chi, và quản lý tài sản trong các năm, và so sánh giữa các năm với nhau.

- Tỷ lệ tăng trưởng của các khoảng thu, chi, quản lý tài sản Số lượng năm N+1- Số lượng năm N

Tỷ lệ tăng trưởng =

Số lượng năm N

Tỷ lệ này cho biết mức độ tăng chưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự biến động giữa các năm với nhau từ đó thấy được xu thế vận động của các thành tố này.-

- Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính Sai phạm hoặc chậm tiến

độ trong quản lý tài chính

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N+1

=

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N

Chỉ tiêu này xem xét mức độ sai phạm trong công tác quản lý tài chính của trường. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sai phạm càng thấp, chứng tỏ công tác quản lý tài chính tốt.

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính

- Tỷ lệ tiết kiệm chi Tỷ lệ tiết kiệm

Tổng thu năm N

=

Tổng chi năm N

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý tài chính của nhà trường. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính càng tốt

- Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tỷ lệ này được xác định như sau: Tỷ lệ tăng lượng cho giảng

viên trong trường =

Mức lương bình quân của giảng viên năm N+1 Mức lương bình quân của giảng viên năm N Luôn lấy con người làm trung tâm, để cán bộ giảng viên trong trường an tâm công tác, cũng như có những quan tâm của nhà trường về đời sống vật chất. Điều này rất quan trọng, vì quản lý có hiệu quả thì lương đời sống cán bộ giảng viên trong trường mới có thể cao được. Tạo tâm lý yên tâm công tác, ngày càng đóng góp nhiều cho nhà trường.

- Tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi Tỷ trọng đầu tư trang

thiết bị

= Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1

Tổng đầu tư trang thiết bị năm N Hiện nay, nhà trường luôn lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học tập. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục thì trang thiết bị cần hiện đại, và được đầu tư đúng mức.

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng chi Tỷ trọng chi cho

nghiên cứu khoa học =

Kinh phí chi cho NCKH Tổng chi

Hiện nay việc nghiên cứu khoa học là một nguồn thu đáng kế của nhà trường, đây là nguồn thu tiềm năng trong tương lại. Bởi vậy nhà trường cần phải dành một khoản nhất định cho đầu tư nghiên cứu khoa học.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KINH TẾ NGHỆ AN

4.1.1. Thực trạng công tác kế hoạch, lập dự toán

Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thưc hiện xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính hằng năm nhằm đảm bảo cho các khoản thu chi tài chính của nhà trường được đảm bảo. Căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng sinh viên, học viên…cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ để đảm bảo an toàn về tài chính đối với trường. Dựa vào kế hoạch chỉ tiêu của các đơn vị, phòng ban, khoa trực thuộc nhà trường để đưa ra các dự kiến về các khoản chi như: Chi mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi thường xuyên, chi chuyên môn…

Bảng 4.1. Kế hoạch thu chi của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Kế hoạch thu 34.155 38.607 37.941 46.056 44.571 Thực hiện thu 37.104 39.951 38.949 54.426 45.591 Kế hoạch chi 37.269 39.369 41.238 54.249 47.211 Thực hiện chi 36.144,9 39.727,8 38.853,3 55.068,6 44.704,5 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Căn cứ vào định hướng phát triển của nhà trường, trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch để thực hiện được các mục tiêu đã đưa ra. Cũng từ số liệu trên ta thấy, công tác kế hoạch của nhà trường tương đối sát với thực tế. Điều này giúp cho quá trình quản lý các khoản thu và các khoản chi của nhà trường được tốt hơn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch các khoản thu và chi cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các khoản thu từ các chương trình học tiên tiến và hệ trên đại học ngày càng tăng. Phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường và đây là những nguồn thu có tiềm năng lớn cần được khai thác trong những năm tiếp theo.

Các kế hoạch được thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng thiếu tiền để thực hiện nhiệm vụ trong năm. Bên cạnh đó, với việc xây dựng kế hoạch sát với thực tế giúp cho cán bộ quản lý nhận định được tính hình tài chính của nhà

trường, từ đó đưa ra các quyết định tư vấn cho Hiệu trưởng nhà trường đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả.

4.1.2. Thực trạng thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Nhà trường cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để huy động nguồn thu và kiểm soát chi tiêu sao cho hiệu quả. Nội dung các quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi tiêu về lượng, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi sự nghiệp chuyên môn, chi mua sắm tài sản sửa chữa và trích lập các quỹ. Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thực hiện xây dựng các định mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn các quy định của nhà nước ở một số nội dung về chi về quản lý và chuyên môn, xây dựng quy định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trong trường…

Nhìn chung các khoản thu chi của nhà trường theo các quy định của nhà nước nhưng bên cạnh đó có những khoản đặc thù riêng của Trường đại học Kinh tế Nghệ An. Đối với thu nhập tăng thêm nhà trường tương đối cao so như: Loại A: hệ số hưởng bằng 100%; Loại B: hệ số hưởng bằng 80%; Loại C: hệ số hưởng bằng 60%; Loại D: hệ số hưởng bằng 0%.

Trung tâm Tin học và ngoại ngữ là đơn vị trực thuộc Trường đại học Kinh tế Nghệ An và hạch toán kế toán độc lập. Trung tâm tổ chức hạch toán theo đúng quy định. Hằng năm phải xây dựng dự toán, lập báo cáo tài chính báo cáo Trường đại học Kinh tế Nghệ An để tổng hợp chung trong các báo cáo của Trường. Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức duyệt quyết toán hằng năm cho Trung tâm. Trung tâm có trách nhiệm đóng góp kinh phí bổ sung nguồn hoạt động và công tác quản lý của Trường đại học Kinh tế Nghệ An theo tỷ lệ sau: Đối với các lớp do Trung tâm tổ chức: đóng góp 20% tổng học phí thực thu; Đối với các lớp do Trường ký và ủy quyền cho Trung tâm tổ chức giảng dạy: đóng góp 25% tổng kinh phí thực thu (phần kinh phí Trường được hưởng theo hợp đồng); Kinh phí các hội đồng thi đánh giá trình độ của người học do Trung tâm tổ chức tại trường: đóng góp 20% kinh phí thực thu; Kinh phí thu từ các dự án và bồi dưỡng do Trường phân công: thực hiện theo các hợp đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đề tài dự án; Kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ khác: thực hiện theo các hợp đồng.

Hằng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, Trường đại học Kinh tế Nghệ An xác định phần kinh phí chênh lệch thu chi và chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau:

Chênh lệch

thu chi =

Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên và chi

nhà nước đặt hàng -

Chi hoạt động thường xuyên và chi nhà nước

đặt hàng

Phần kinh phí chênh lệch do thu lớn hơn chi (nếu có), sau khi trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (25%) theo quy định, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trường sẽ trích lập các quỹ như sau: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng; Quỹ phúc lợi.

4.1.3. Thực trạng hạch toán, kế toán, kiểm toán

4.1.3.1. Thực trạng quản lý thu

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An có trình độ chuyên môn, hội nhập và sáng tạo. Chính vì điều này, Trường đại học Kinh tế Nghệ An đang tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp cho xã hội những cán bộ có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí cho xã hội. Trường đại học Kinh tế Nghệ An trải qua một quá trình xây dựng và phát triển gần 60 năm, đến nay đã là một trong những trường có uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận

Bảng 4.2. Tổng nguồn thu của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Thu từ NS 18.891,9 51,7 20.356,8 51,7 19.509,6 50,8 26.028 48,3 26.975,4 59,9 Thu từ ngoài NS 18.213,9 48,3 19.596,6 48,3 19.439,7 49,2 28.398 51,7 18.617,4 40,1 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Bên cạnh đó, Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, việc đầu tư cũng được tăng lên. Hàng năm, NSNN cấp cho Trường đại học Kinh tế Nghệ An theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án… Đây là nguồn kinh phí quan trọng để xây dựng Trường đại học Kinh tế Nghệ An. Cùng với sự gia tăng NSNN cấp cho giáo dục - đào tạo, nguồn NSNN cấp cho Trường

đại học Kinh tế Nghệ An cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp là nguồn thu chính của Trường đại học Kinh tế Nghệ An, đây là nguồn chủ yếu để trường sử dụng vào việc xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của trường. Trong những năm 2017 và 2018 nguồn thu từ ngân sách tăng lên cao vì trường tham gia thực hiện nhiều dự án của tỉnh Nghệ An vì vậy mà nguồn thu cũng tăng lên đáng kể.

Nguồn thu khác, đây là Nguồn thu từ học phí và lệ phí phụ thuộc vào nguồn sinh viên, vì vậy nguồn thu này tương đối ổn định và có xu hướng tăng vì nhà trường mở thêm nhiều hệ đào tạo và chương trình đào tạo liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp và địa bàn các huyện trên tỉnh Nghệ An. Bước sang năm 2018, nguồn thu này lại có xu hướng giảm do lượng sinh viên của trường giảm đáng kể do chính sách thay đổi trong cách thức tuyển sinh, nhiều học sinh không đăng ký vào trường mà đi xuất khẩu lao động, học nghề, do đó lượng sinh viên vào là tương đối thấp. Đây là điều đáng quan tâm của nhà trường trong việc thu hút sinh viên vào học, nâng cao nguồn thu cho Trường đại học Kinh tế Nghệ An.

Trường đại học Kinh tế Nghệ An sử dụng nguồn ngân sách cấp cho các hạm mục về giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị của các chương trình mục tiêu đều do ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An kiểm duyệt. Mặc dù trường đã tích cực xây dựng các công trình có liên quan đến giảng dạy lý thuyết và thực hành và tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, nhưng hiện tại tổng mức vốn đầu tư/năm của nhà trường vẫn còn ở mức rất thấp so với nhu cầu đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thí nghiệm. Kinh phí đầu tư từ ngân sách còn ít và còn dàn trải, làm cho tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản và tốc độ xây dựng cơ sở vật chất còn chậm. Trường đại học Kinh tế Nghệ An được thành lập từ lâu, nên chính vì vậy nhiều hạng mục công trình đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, đây là một khó khăn rất lớn đối với nhà trường.

Trước yêu cầu của việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, lãnh đạo Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã có nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng hiện đại và khang trang hơn. Bên cạnh đó số phòng ký túc xá luôn được kiểm tra, sửa chữa kịp thời để không ảnh hưởng đến đời sống của các sinh viên trong trường. Thêm vào đó, khu vực sinh hoạt chuyên môn cũng như khu văn hóa thể thao luôn được nhà trường quan tâm, kiểm tra chất lượng thường xuyên. Và với chế độ, chính sách đối với cán bộ giảng viên và

sinh viên được thực hiện đầy đủ. Các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các câu lạc bộ sinh viên được đẩy mạnh, bầu không khí dân chủ được bảo đảm, đoàn kết nội bộ được củng cố và tăng cường.

Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, sự giúp đỡ của Sở giáo dục - Đào tạo, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở tài chính bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã nâng cấp và xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng. Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, sinh viên, làm cho trường ngày một khang trang, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo cảnh quan, môi trường của một trường Đại học.

Bên cạnh nguồn NSNN thì các nguồn thu khác của trường cũng tăng đều góp phần cho các hoạt động chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường được đẩy mạnh tốt hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người được cải thiện. Hầu hết, thu nhập của cán bộ, giảng viên, công nhân viên đã được nâng lên. Các khoa, phòng, bộ môn có nhiều việc làm, tạo thêm nguồn thu, tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du lịch.

4.1.3.2.Thực trạng quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Hiện nay nguồn cung cấp tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho Trường đại học Kinh tế Nghệ An thông qua các hình thức như sau: Đào tạo đại học, đào tạo sinh viên Lào, Nghiên cứu khoa học và thông qua các dự án mà trường đang triển khai thực hiện.

Bảng 4.3. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho Trường đại học Kinh tế Nghệ An, giai đoạn 2014 – 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Chương trình đào tạo đại học 18.335 19.884 18.959 24.425 23.379 Chương trình đào tạo sinh viên Lào 0,5568 0,4728 611,1 0,529 0,699

Chương trình nghiên cứu khoa học 0 0 0 0 1.306

Cơ cấu (%)

Chương trình đào tạo đại học 97,05 97,68 96,99 97,88 92,10 Chương trình đào tạo sinh viên Lào 2,95 2,32 3,01 2,12 2,75 Chương trình nghiên cứu khoa học 0,00 0,00 0,00 0,00 5,14 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn thu từ ngân sách nhà nước thông qua chương trình đào tạo đại học là lớn nhất, thường chiếm trên 90% lượng ngân sách cấp. Nhưng điều này lại phụ thuộc vào số lượng sinh viên nhà trường tuyển, nên nguồn thu này ngày càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong những năm gần đây, nhà trường đã chuyển dần từ chuyển đổi hình thức đào tạo từ học niên chế sang học chế tín chỉ. Đã xây dựng và cải tiến các biện pháp về đổi mới đào tạo và quản lý đào tạo. Chương trình đào tạo đã được chuyển đổi từ niên chế sang tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 52)