Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 49)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Là một trong những trường Đại học Công lập có truyền thống gần 60 năm về các ngành đào tạo khác nhau, tuy nhiên theo định hướng phát triển những năm tới nhà trường tiến đến tự chủ tài chính, vì vậy điểm nghiên cứu là trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014-2018.

Đối tượng điều tra gồm: Cán bộ công nhân viên có liên quan đến công tác quản lý tài chính (chủ tài khoản, kế toán trưởng, và một số cán bộ ở phòng Tài chính của nhà trường) và đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An gồm 100 phiếu điều tra trong tổng số 206 cán bộ giảng viên trong nhà trường.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị Thiết bị, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Công tác học sinh viên, Phòng Quản lý Đào tạo…

Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu sạu đây:

+ Báo cáo công tác quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An + Số liệu thống kê học sinh, sinh viên từ năm 2014 đến 2018.

+ Số liệu thống kê cán bộ, giảng viên từ năm 2014 đến 2018

+ Số liệu quản lý thu chi của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm 2014 đến 2018

- Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin, văn bản, các chính sách của nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách, các nghiên cứu trước đó. Các thông tin về nhà trường được tác giả đi đến các phòng ban liên quan để xin các số liệu cần thiết.

- Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả đã xử lý, phan loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý tài chính của trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Trên cơ sở thực trạng quản lý tài chính luận văn đề xuất giải pháp việc nâng cao quản lý tài trình tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Để đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính. Thông qua từ giáo trình, sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đã công bố về quản lý tài chính tại các trường Công lập và các báo cáo kết quả hoạt động của trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2014-2018

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những đối tượng tham gia vào quá trình quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý tài chính. (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục)

Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính tại trường.

Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Thu thập qua phương pháp phỏng vấn, điều tra. Đối tượng được hỏi sẽ cho điểm yêu cầu và điểm thực trạng quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế Nghệ An ở từng tiêu chí mức độ Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Trung Lập, Mức 4: Đồng ý, Mức 5: Hoàn toàn đồng ý. Từ số liệu thu thập được qua điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP) là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu đã được thu thập. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Với việc thống kê mô tả này, luận văn sẽ thể hiện được sự biến động trong công tác quản lý tài chính, cũng như thể hiện được xu thế phát triển của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân biến động đó và tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Kinh tế xã hội trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức thay đổi của quá trình quản lý tài chính qua các năm từ 2014 đến năm 2018, so sánh biến động cơ cấu quản lý tài chính trong năm tài chính đó.

Ngoài ra, trong nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tác giả so sách tốc độ phát triển trong cơ cấu thu, cơ cấu chi và quản lý tài sản của trường để tìm ra xu hướng thay đổi của quản lý tài chính.

3.2.3.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên

Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên được sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế Nghệ An thông qua sử dụng thang đo likert 5 mức độ như sau: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý; Mức 2: Không đồng ý; Mức 3: Trung Lập; Mức 4: Đồng ý; Mức 5: Hoàn toàn đồng ý. Sau khi thu thập được thông tin đánh giá của các đối tượng, nghiên cứu tiến hành tính điểm bình quân theo công thức sau:

    n k n k ui xi X 1 1 ui . =

Trong đó: xi là ức độ đánh giá của các đối tượng được phỏng vấn về các nội

dung quản lý tài chính, và trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường theo các điểm tương ứng (1, 2, 3, 4, 5), ui là số người trả lời tương ứng các mức xi. Kết quả của tính toán này cho phép xếp hạng thực trạng và kết quả quản lý tài chính, và trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường.

3.2.3.4. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính nhằm thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Phương pháp phân tích tài chính được áp dụng trong đề tài này nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

3.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính 3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính

- Tỷ lệ thay đổi các nguồn thu, chi, quản lý tài sản.

Các yếu tố cấu thành trong năm N

Tỷ lệ cơ cấu =

Tổng số trong năm N

Chỉ tiêu này dùng để xem xét sự biến động của cơ cấu các khoảng thu, chi, và quản lý tài sản trong các năm, và so sánh giữa các năm với nhau.

- Tỷ lệ tăng trưởng của các khoảng thu, chi, quản lý tài sản Số lượng năm N+1- Số lượng năm N

Tỷ lệ tăng trưởng =

Số lượng năm N

Tỷ lệ này cho biết mức độ tăng chưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự biến động giữa các năm với nhau từ đó thấy được xu thế vận động của các thành tố này.-

- Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính Sai phạm hoặc chậm tiến

độ trong quản lý tài chính

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N+1

=

Số vụ vi phạm so với chính sách năm N

Chỉ tiêu này xem xét mức độ sai phạm trong công tác quản lý tài chính của trường. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sai phạm càng thấp, chứng tỏ công tác quản lý tài chính tốt.

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính

- Tỷ lệ tiết kiệm chi Tỷ lệ tiết kiệm

Tổng thu năm N

=

Tổng chi năm N

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý tài chính của nhà trường. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính càng tốt

- Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tỷ lệ này được xác định như sau: Tỷ lệ tăng lượng cho giảng

viên trong trường =

Mức lương bình quân của giảng viên năm N+1 Mức lương bình quân của giảng viên năm N Luôn lấy con người làm trung tâm, để cán bộ giảng viên trong trường an tâm công tác, cũng như có những quan tâm của nhà trường về đời sống vật chất. Điều này rất quan trọng, vì quản lý có hiệu quả thì lương đời sống cán bộ giảng viên trong trường mới có thể cao được. Tạo tâm lý yên tâm công tác, ngày càng đóng góp nhiều cho nhà trường.

- Tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi Tỷ trọng đầu tư trang

thiết bị

= Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1

Tổng đầu tư trang thiết bị năm N Hiện nay, nhà trường luôn lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học tập. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục thì trang thiết bị cần hiện đại, và được đầu tư đúng mức.

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng chi Tỷ trọng chi cho

nghiên cứu khoa học =

Kinh phí chi cho NCKH Tổng chi

Hiện nay việc nghiên cứu khoa học là một nguồn thu đáng kế của nhà trường, đây là nguồn thu tiềm năng trong tương lại. Bởi vậy nhà trường cần phải dành một khoản nhất định cho đầu tư nghiên cứu khoa học.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KINH TẾ NGHỆ AN

4.1.1. Thực trạng công tác kế hoạch, lập dự toán

Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thưc hiện xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính hằng năm nhằm đảm bảo cho các khoản thu chi tài chính của nhà trường được đảm bảo. Căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng sinh viên, học viên…cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ để đảm bảo an toàn về tài chính đối với trường. Dựa vào kế hoạch chỉ tiêu của các đơn vị, phòng ban, khoa trực thuộc nhà trường để đưa ra các dự kiến về các khoản chi như: Chi mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi thường xuyên, chi chuyên môn…

Bảng 4.1. Kế hoạch thu chi của Trường đại học Kinh tế Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Kế hoạch thu 34.155 38.607 37.941 46.056 44.571 Thực hiện thu 37.104 39.951 38.949 54.426 45.591 Kế hoạch chi 37.269 39.369 41.238 54.249 47.211 Thực hiện chi 36.144,9 39.727,8 38.853,3 55.068,6 44.704,5 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán trường ĐH Kinh tế Nghệ An (2014-2018) Căn cứ vào định hướng phát triển của nhà trường, trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch để thực hiện được các mục tiêu đã đưa ra. Cũng từ số liệu trên ta thấy, công tác kế hoạch của nhà trường tương đối sát với thực tế. Điều này giúp cho quá trình quản lý các khoản thu và các khoản chi của nhà trường được tốt hơn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch các khoản thu và chi cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các khoản thu từ các chương trình học tiên tiến và hệ trên đại học ngày càng tăng. Phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường và đây là những nguồn thu có tiềm năng lớn cần được khai thác trong những năm tiếp theo.

Các kế hoạch được thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng thiếu tiền để thực hiện nhiệm vụ trong năm. Bên cạnh đó, với việc xây dựng kế hoạch sát với thực tế giúp cho cán bộ quản lý nhận định được tính hình tài chính của nhà

trường, từ đó đưa ra các quyết định tư vấn cho Hiệu trưởng nhà trường đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả.

4.1.2. Thực trạng thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Nhà trường cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để huy động nguồn thu và kiểm soát chi tiêu sao cho hiệu quả. Nội dung các quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi tiêu về lượng, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi sự nghiệp chuyên môn, chi mua sắm tài sản sửa chữa và trích lập các quỹ. Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thực hiện xây dựng các định mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn các quy định của nhà nước ở một số nội dung về chi về quản lý và chuyên môn, xây dựng quy định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trong trường…

Nhìn chung các khoản thu chi của nhà trường theo các quy định của nhà nước nhưng bên cạnh đó có những khoản đặc thù riêng của Trường đại học Kinh tế Nghệ An. Đối với thu nhập tăng thêm nhà trường tương đối cao so như: Loại A: hệ số hưởng bằng 100%; Loại B: hệ số hưởng bằng 80%; Loại C: hệ số hưởng bằng 60%; Loại D: hệ số hưởng bằng 0%.

Trung tâm Tin học và ngoại ngữ là đơn vị trực thuộc Trường đại học Kinh tế Nghệ An và hạch toán kế toán độc lập. Trung tâm tổ chức hạch toán theo đúng quy định. Hằng năm phải xây dựng dự toán, lập báo cáo tài chính báo cáo Trường đại học Kinh tế Nghệ An để tổng hợp chung trong các báo cáo của Trường. Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức duyệt quyết toán hằng năm cho Trung tâm. Trung tâm có trách nhiệm đóng góp kinh phí bổ sung nguồn hoạt động và công tác quản lý của Trường đại học Kinh tế Nghệ An theo tỷ lệ sau: Đối với các lớp do Trung tâm tổ chức: đóng góp 20% tổng học phí thực thu; Đối với các lớp do Trường ký và ủy quyền cho Trung tâm tổ chức giảng dạy: đóng góp 25% tổng kinh phí thực thu (phần kinh phí Trường được hưởng theo hợp đồng); Kinh phí các hội đồng thi đánh giá trình độ của người học do Trung tâm tổ chức tại trường: đóng góp 20% kinh phí thực thu; Kinh phí thu từ các dự án và bồi dưỡng do Trường phân công: thực hiện theo các hợp đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đề tài dự án; Kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ khác: thực hiện theo các hợp đồng.

Hằng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, Trường đại học Kinh tế Nghệ An xác định phần kinh phí chênh lệch thu chi và chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau:

Chênh lệch

thu chi =

Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên và chi

nhà nước đặt hàng -

Chi hoạt động thường xuyên và chi nhà nước

đặt hàng

Phần kinh phí chênh lệch do thu lớn hơn chi (nếu có), sau khi trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (25%) theo quy định, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trường sẽ trích lập các quỹ như sau: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng; Quỹ phúc lợi.

4.1.3. Thực trạng hạch toán, kế toán, kiểm toán

4.1.3.1. Thực trạng quản lý thu

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tai trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)