ĐVT: Lần TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1 Số lần kiểm tra, giám sát TTĐN định kỳ 114 168 218 147,37 129,76 138,28 2 Số lần kiểm tra, giám sát đột xuất 22 31 37 149,91 119,35 133,76 Nguồn: Đội Kiểm tra, giám sát sử dụng điện (2017)
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Điện lực Gia Lâm đã nghiêm túc nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016-2020, trong đó năm 2016 xây dựng và thực hiện công tác giảm TTĐN được triển khai sâu rộng tới toàn bộ các Ban chức năng. Ban Chỉ đạo giảm TTĐN của công ty đã chỉ đạo các đơn vị lập Chương trình giảm TTĐN với yêu cầu cụ thể giao chỉ tiêu kế hoạch giảm TTĐN đến từng tổ, đội đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đã góp phần nâng cao được ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên trong công tác sản xuất kinh doanh góp phần ngăn ngừa, phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả giảm TTĐN cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng đủ các nhu cầu về
điện cho các mục đích kinh tế, chính trị và phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô như cung cấp điện phục vụ các kỳ nghỉ dài ngày công ty đã đảm bảo an toàn, liên tục cấp điện phục vụ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân trên địa bàn.
Số liệu thống kê cho thấy, Công ty đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát TTĐN, điều này thể hiện qua việc số lần kiểm tra, giám sát qua các năm tăng 38,28%.
Qua công tác kiểm tra, giám sát TTĐN trong quá trình vận hành hệ thống lưới điện, Công ty đã xác định được những nguyên nhân chủ yếu dưới đây gây ra TTĐN (bảng 4.12):
Bảng 4.13. Tỷ lệ TTĐN chi tiết theo nguyên nhân tại Công ty Điện lực Gia Lâm tính đến ngày 31/12/2017 TT Nguyên nhân tổn thất Tỷ lệ tổn thất (%) 1 Tổn thất kỹ thuật 3,99 2 Tổn thất thương mại 0,73 2.1 Khách hàng lấy cắp điện 0,19 Thiết bị đo đếm 0,30 Quản lý ghi chép 0,13 Các nguyên nhân khác 0,11 Tổng 4,72
Nguồn: Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện (2017)
Qua số liệu trên cho thấy, nguyên nhân lớn nhất gây lên tổn thất thương mại cao là do thiết bị đo đếm. Tỷ lệ này có giảm so với năm 2016 là 0,06%, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ cao. Tổn thất do ăn cắp điện đã giảm rất nhiều so với các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Hiện tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tài và phân phối điện năng đang là một trong những nguyên nhân quan trọng làm mức TTĐN tăng, nhất là khi giá điện tăng cao. Hình thức ăn cắp điện ngày càng phong phú và tinh vi. Vậy, nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới của các phòng ban, đội quản lý trực tiếp của Công ty Điện lực Gia Lâm là kiểm soát và xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng ăn cắp điện trong khách hàng.
Bảng 4.14. Tổng hợp tình hình kiểm tra vi phạm khi sử dụng điện tính đến ngày 31/12/2017
TT Đơn vị
Phần tính toán của Công ty Thực tế thu được Số BB vi phạm (Biên bản) Sản lượng (KWh) Tổng số tiền truy thu và tiền phạt (Đồng) Số BB đã lập (Biên bản) Sản lượng (KWh) Tổng số tiền truy thu và tiền phạt (Đồng) 1 TT Yên Viên 41 3.772 14.315.834 62 5.270 20.001.178 2 TT Trâu Quỳ 26 2.385 11.269.568 21 1.926 9.100.708 3 Xã Cổ Bi 11 935 3.272.500 08 680 2.380.000 4 Xã Văn Đức 07 455 1.619.875 10 650 2.314.107 5 Xã Kim Lan 04 320 1.169.600 03 248 906.440 6 Xã Bát Tràng 15 1.335 8.902.652 18 1.427 9.516.168 7 Xã Đông Dư 04 252 921.060 04 252 921.060 8 Xã Đa Tốn 12 540 1.973.851 10 466 1.703.360 9 Xã Đình Xuyên 07 392 1.431.584 03 189 690.228 10 Xã Phù Đổng 11 616 2.249.632 08 437 1.595.924 11 Xã Trung Mầu 08 416 1.519.232 13 783 2.859.516 12 Xã Phú Thị 02 90 345.092 02 90 345.092 13 Xã Dương Xá 04 180 657.360 04 180 657.360 14 Xã Dương Quang 03 189 690.228 07 362 1.322.024 15 Xã Kim Sơn 01 43 161.293 03 121 453.871 16 Xã Đặng Xá 07 308 1.124.816 05 268 978.736 17 Xã Lệ Chi 15 1.305 4.765.860 12 1.109 4.050.068 18 Xã Yên Thường 16 832 3.038.464 12 741 2.706.132 19 Xã Kiêu Kỵ 09 603 2.202.156 08 597 2.180.244 Tổng 203 14.968 61.630.657 213 15.796 64.682.217 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2017)
Bên cạnh đó, tình trạng một số khách hàng còn nợ tiền điện khó đòi hoặc không có khả năng thanh toán cũng là một tổn thất cho ngành điện. Vì đặc điểm riêng của ngành điện là việc sử dụng trước và thanh toán trả tiền điện sau, do đó một số cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị khác lợi dụng đặc điểm này đã chiếm dụng vốn của ngành điện thông qua nợ nần dây dưa. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.15. Kết quả phúc tra tình hình sai phạm trong quá trình sử dụng điện tại một số địa bàn trên huyện Gia Lâm năm 2017
TT Nội dung TT Trâu Quỳ Xã Bát Tràng Xã Yên Thường TT Yên Viên Xã Đa Tốn Tổng 1 Số phiếu phúc tra phát ra 159 81 63 222 75 600 2 Số phiếu phúc tra thu về 159 78 56 222 68 583 3 Số công tơ đã phúc tra,
Trong đó: 334 372 426 582 551 2.265
3.1 Sai chỉ số 0 1 13 16 0 30
3.2 Công tơ chết, cháy, mất 4 2 32 0 11 49
3.3 Mất chì niêm phong 21 11 26 33 2 93
3.4 Sai số công tơ 0 3 4 0 1 8
3.5 Không có số công tơ 0 0 0 1 0 1
3.6 Không đảm bảo kỹ thuật 11 0 05 18 10 44
3.7 Dùng điện thẳng 0 0 0 10 8 18
3.8 Lấy cắp điện 6 10 6 15 3 40
4 Tổng số công tơ có sai sót 42 27 86 93 35 283 5 Tỷ lệ 12,57 7,26 20,19 15,98 6,35 12,49
Nguồn: Phòng Kỹ thuật an toàn (2017)
Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy, tỷ lệ sai phạm chiếm tỷ lệ khá lớn, điều này thể hiện cụ thể qua số công tơ có sai sót trong quá trình phúc tra một số địa bàn của huyện chiếm khoảng gần 20% tổng số công tơ được kiểm tra. Đặc biệt, tình trạng lấy cắp điện còn xảy ra nhiều ở một số xã như Bát Tràng, Yên Viên, do các khu vực này có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tình trạng công tơ không đảm bảo kỹ thuật, chết, cháy, mất chì niêm phong vẫn còn tồn tại khá lớn ở các xã khi được kiểm tra. Đây là một trong những nguyên nhân tổn thất kỹ thuật gây ra tình trạng TTĐN trên địa bàn huyện hiện nay mà Công ty cần chú ý kiểm soát và có giải pháp khắc phục.
Nhằm đánh giá chất lượng các hoạt động kiểm tra, giám sát TTĐN, tác giả tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, công nhân viên trong Công ty về công tác này, và kết quả được thể hiện qua bảng 4.16 dưới đây:
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá của cán bộ, công nhân viên về công tác kiểm tra, giám sát TTĐN của Công ty
ĐVT: Người TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%)
1 Thu thập thông tin chuẩn bị kiểm tra 60 83,33 7 9,72 5 6,95 2 Công bố quyết định kiểm tra 64 88,89 8 11,11 0 0 3 Phân công công việc và lập nhật ký
kiểm tra 51 70,83 16 22,22 5 6,95
4 Thực hiện kiểm tra theo các nội dung
trong quyết định kiểm tra 53 73,61 13 18,06 6 8,33 6 Lập biên bản kiểm tra 65 90,28 4 5,56 3 4,16 7 Công bố công khai biên bản kết luận
kiểm tra 65 90,28 4 5,56 3 4,16
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua công tác điều tra, tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ công nhân viên trong Công ty cho thấy, công tác lập kế hoạch kiểm tra, giám sát tại các địa bàn cung cấp điện năng được thực hiện cơ bản đảm bảo theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát TTĐN. Qua đó, góp phần đưa công tác kiểm tra, giám sát TTĐN trên địa bàn huyện dần đi vào nề nếp.
4.1.2.4. Công tác đánh giá rủi ro tổn thất điện năng
a. Rủi ro TTĐN từ điều kiện thời tiết khí hậu
Mặc dù tất cả các hoạt động của Công ty đã có những quy định cụ thể, tuy nhiên, công tác kiểm soát rủi ro, tổn thất điện còn gặp rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Rủi ro đặc biệt từ điều kiện khí hậu, thời tiết ảnh hưởng bất lợi tới phụ tải và điều kiện vận hành lưới điện. Năm 2017, thời tiết khắc nghiệt và có nhiều đột biến không theo quy luật như các năm trước nên đã có nhiều ảnh hưởng bất lợi tới phụ tải và điều kiện vận hành lưới điện, tới kết quả thực hiện, gây khó khăn trong việc phân tích, điều hành công tác giảm tổn thất điện năng các tháng trong năm.
Thời tiết khu vực phía Bắc năm 2017 có nhiều biến động. Các đợt nắng nóng chỉ bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 6 (cao điểm từ 1/6 đến 5/6) và nhiệt độ
trung bình cao hơn hơn 1-2oC so với 6 tháng đầu năm 2016, do vậy nhu cầu sử
lớn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm TTĐN của lưới điện Huyện Gia Lâm.
Hệ thống điện phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên, phụ tải phân bố rải rác, đường dây dài… là các yếu tố không thuận lợi khi giảm TTĐN. Tuy vậy, Điện lực Gia Lâm và các đơn vị đã nỗ lực giảm TTĐN xuống 4,94% năm 2016, và 4,72% năm 2017 và mục tiêu đến năm 2020 TTĐN sẽ giảm xuống còn 3,70%. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành và của Công ty nói riêng.
b. Rủi ro TTĐN từ các thiết bị đo đếm
Trong quá trình kiểm soát, còn tồn tại rủi ro TTĐN từ một số hạn chế của một số loại công tơ điện tử như không báo được số lần, thời gian và thời điểm mất điện áp pha, vì vậy những trường hợp trên nếu có phát hiện lỗi mất pha điện áp cũng rất khó khăn trong việc xác định thời điểm và thời gian mất pha để làm cơ sở truy thu hoặc đấu tranh với khách hàng trong những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Ngoài ra, các công tơ điện tử còn có khả năng lưu thông số “tổng nhận” để dễ phát hiện những trường hợp công tơ bị quay ngược chỉ số. Trên thực tế, việc các đơn vị lưu lý lịch công tơ điện tử nhưng không có sự xác nhận của khách hàng, vì vậy khi thấy công tơ báo thông số “tổng nhận” cao hơn trong hồ sơ trong trường hợp hộ dùng điện cho đánh lùi chỉ số nhưng không bắt được quả tang cũng khó có thể quy kết trách nhiệm cho khách hàng. Các đối tượng thực hiện hành vi lấy cắp điện tại công tơ điện tử đều thực hiện các nguyên tắc và thao tác giống như đối với công tơ cơ khí, trong đó tập trung vào một số dạng vi phạm:
- Đấu tắt dòng nhị thứ vào và ra công tơ. Đối với trường hợp này nếu không bắt được quả tang thì không phát hiện được vì bộ nhớ của tất cả các công tơ điên tử đều không “lọc” được để báo lỗi.
- Làm mất dòng nhị thứ vào công tơ. Khi công tơ không nhận được tín hiệu dòng điện nhị thứ vào công tơ thì pha đó không đo đếm được.
- Làm mất áp vào công tơ điện tử. Khi công tơ bị mất điện áp vào công tơ thì không đo đếm được điện năng của pha đó.
Trên thực tế khách hàng được lắp công tơ điện tử đều đã hiểu rõ tính năng của công tơ điện tử là báo và lưu những lỗi này vì vậy trên thực tế nếu có ý định lấy cắp điện tại công tơ điện tử thì ít có đối tượng nào thực hiện hành vi theo dạng này. Đối với dạng vi phạm này, nếu nhân viên ghi chỉ số công tơ thực hiện
đầy đủ trách nhiệm thì phát hiện ngay được những vi phạm này vì công tơ luôn hiển thị báo lỗi.
Khi sử dụng thiết bị quay ngược chỉ số đối với công tơ điện tử thì trong bộ nhớ của công tơ sẽ được lưu lại với thông số “tổng nhận”. Nếu kiểm tra bằng phím DISPLAY sẽ thấy hiển thị lên số liệu này.
Để có cơ sở kết luận khách hàng đã thực hiện hành vi quay ngược chỉ số công tơ, cần phải đối chiếu với hồ sơ lý lịch của công tơ trước khi treo và xác định cụ thể các nguồn cấp cho phụ tải.
Việc lấy cắp điện tại công tơ điện tử bằng thiết bị quay ngược được các đối tượng thực hiện một cách hết sức linh hoạt. Đối với công tơ cơ khí, đối tượng sử dụng các thiết bị tạo dòng ngược với công suất lớn để thực hiện hành vi được nhanh và hiệu quả nhất, nhưng với công tơ điện tử thì đối tượng không áp dụng theo cách “đánh nhanh thắng nhanh” được, vì nếu sử dụng thiết bị quay ngược tạo dòng I2>>I1 thì công tơ sẽ báo lỗi. Vì vậy, thiết bị quay ngược công tơ điện tử được đối tượng thường sử dụng là loại biến áp tự ngẫu.
Ngoài ra, hiện tượng phá huỷ công tơ để phi tang chỉ số dồn và một số trường hợp khác.
4.1.3. Yếu tố ảnh hưởng tớihệ thống kiểm soát tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm ty Điện lực Gia Lâm
4.1.3.1. Yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ.
Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý điện năng nói chung và hệ thống kiểm soát TTĐN nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nâng cao mức sông trong dân cư. Hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, mức sống của dân cư cao là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho về tiền điện, tiền mua sắm trang thiết bị về điện để đảm bảo việc cung cấp điện cho các đối tượng sử dụng ổn định, làm giảm các hiện tượng nợ đọng tiền điện dây dưa, ăn cắp điện... Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, thiếu vốn sản xuất; đồng thời nền kinh tế suy thoái khiến mức sống của dân cư giảm... Khi đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, dân
cư tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí sinh hoạt, vì vậy mà họ bất chấp cả việc vi phạm pháp luật về điện, từ đó tác động làm công tác kiểm soát TTĐN trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật nói chung và quy định về ngành điện nói riêng, cùng với sự phối hợp giữa các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Hà Nội trong việc quy hoạch, xây dựng hệ thống nguồn và lưới điện, thường xuyên có những chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, nên công tác quản lý điện năng nói chung, hệ thống kiểm soát TTĐN nói riêng trên địa bàn huyện trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những quy định mới trong các ngành, đặc biệt là trong điện lực; việc sửa đổi, bổ