Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tạ
4.2.1. Định hướng phát triển hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng của Công ty
Công ty trong thời gian tới
Mục tiêu giảm tỷ lệ TTĐN giai đoạn 2016-2020 tiến dần đến tỷ lệ tổn thất điện năng kỹ thuật khi lưới điện được vận hành ở chế độ ít bất lợi nhất, vì vậy song song với việc tăng điện năng tổn thất do phụ tải tăng trưởng phải thực hiện nhiều biện pháp quản lý kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ trong khâu đo đếm, giám sát còn phải đầu tư phát triển mới, cải tạo nâng công suất lưới điện hiện có để giữ nguyên và giảm tỷ lệ tổn thất khi phụ tải tăng trưởng.
Theo dự báo của Viện Năng lượng, quy hoạch phát triển điện giai đoạn 2016-2020 khi kinh tế xã hội đã phục hồi phụ tải điện Hà Nội tăng trưởng thương phẩm trung bình hằng năm 12,7% như vậy nếu không áp dụng đầu tư phát triển mới và cải tạo nâng công suất hệ thống điện cũ, lưới điện Hà Nội nhiều khu vực quá tải cục bộ làm tăng tổn thất điện năng đặc biệt là lưới điện 110kV sử dụng dây dẫn siêu nhiệt. Đối với khu vực nội thành lưới điện trung áp và hạ áp tỷ lệ tổn thất điện năng đã tương đối thấp vì vậy ngoài việc giữ tỷ lệ TTĐN không tăng theo tăng trưởng phụ tải thì việc giảm sâu thêm tỷ lệ TTĐN ngày một khó khăn hơn.
Đối với khu vực ngoại thành, vùng nông thôn mới tiếp nhận là khu vực có nhiều tiềm năng giảm TTĐN, sau nhiều năm đầu tư, cải tạo tỷ lệ tổn thất điện năng lưới điện đã về gần bằng lưới điện quận nội thành cũ. Vì vậy tiềm năng giảm sâu hơn nữa tỷ lệ TTĐN ngày một khó khăn hơn.
Phương hướng thực hiện giảm TTĐN giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo là: tăng cường công tác quản lý, giám sát áp dụng khoa học kỹ thuật trong đo đếm để tổn thất điện năng phi kỹ thuật ở mức thấp nhất và tăng cường đầu tư cải tạo, nâng công suất, phát triển mới để lưới điện được vận hành ở chế độ ít bất lợi nhất, tổn thất điện năng kỹ thuật ở mức thấp nhất.