TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua
TTĐN trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện. Giảm TTĐN mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế – xã hội, cho ngành điện và cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, Công ty Điện lực Gia Lâm luôn quan tâm chặt chẽ tới mức TTĐN qua các năm nhằm kịp thời có những giải pháp kiểm soát và giảm TTĐN xuống mức thấp nhất. Dưới đây là tình hình TTĐN trong những năm gần đây tại Công ty (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Tình hình TTĐN của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Điện năng tổn thất 106 kWh 27,4 27,73 27,04 101,20 97,51 99,34 2 Tỷ lệ tổn thất % 5,38 5,00 4,72 92,94 94,40 93,68 3 Tiền điện năng tổn thất Triệu đồng 45.099,66 46.863,22 45.733,27 103,91 97,59 100,70 Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng (2018)
Từ kết quả thực hiện trên cho thấy, TTĐN tại Công ty Điện lực Gia Lâm giảm qua 3 năm, luôn giảm thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch giao, đúng theo lộ trình. Tuy nhiên, năm 2016 tăng 1,2% so với năm 2015. Số tiền điện năng tổn thất qua 3 năm tăng 0,7%. Đây là một trong những thách thức đối với công ty, để giảm tiếp tỷ lệ TTĐN và số tiền điện năng tổn thất trong các năm tiếp theo luôn là vấn đề khó khăn trong công tác giảm tổn thất, cần đến các giải pháp tối ưu, triển khai đồng bộ, đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện kịp thời hiệu quả.
Bên cạnh đó, TTĐN trong mạng điện gồm hai thành phần là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Tổn thất kỹ thuật là thành phần tổn thất gây ra bởi hiệu ứng jun khi có dòng điện chạy trên các phần tử dẫn điện, còn tổn thất thương mại là thành phần tổn thất phi kỹ thuật, hoặc chỉ liên quan gián tiếp đến các yếu tố kỹ thuật. Theo số liệu thống kê và tính toán, tỉ lệ tổn thất kỹ thuật điện năng biến động trong phạm vi khá rộng, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần tổn thất thương mại. Tuy nhiên, nếu như thành phần tổn thất kỹ thuật là “bất khả kháng” tức chỉ khắc phục được đến mức nhất định chứ không thể loại trừ hoàn toàn được, thì thành phần tổn thất thương mại lại có thể gần như hoàn toàn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tổn thất thương mại, tìm ra các giải pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn. Bảng 4.2 thể hiện tình hình TTĐN biểu hiện dưới hai thành phần cụ thể sau:
Bảng 4.2. Tình hình TTĐN biểu hiện dưới hai thành phần qua 3 năm 2015 - 2017
Đơn vị tính: %
Năm
Tổn thất thương mại Tổn thất kỹ thuật Tổng tổn thất
KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH
2015 1,07 0,83 77,57 4,65 4,55 97,85 5,67 5,38 94,88 2016 0,97 0,79 81,44 4,35 4,21 96,78 5,32 5,00 93,98 2017 0,82 0,73 89,02 4,02 3,99 99,25 4,84 4,72 97,52 Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng (2018)
Qua số liệu thống kê ta thấy, công tác thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Gia Lâm đã mang lại kết quả hữu hiệu, tỷ lệ tổn thất đã giảm đáng kể, hoàn thành kế hoạch tổn thất Công ty giao ở mức độ khá tốt, tiết kiệm cho ngành một khoản tiền rất lớn.
Tại Điện lực Gia Lâm, điện năng tổn thất chủ yếu vẫn là tổn thất kỹ thuật. Trong những năm gần đây, hệ thống điện từng bước được nâng cấp, cải tạo nên tổn thất kỹ thuật đã giảm đáng kể từ 4,55% (năm 2015) xuống còn 3,99% (năm 2017). Tổn thất thương mại cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, giảm từ 0,83% (năm 2015) xuống 0,73% (năm 2017). Tuy nhiên, đây chưa phải là con số thấp nhất, do đó, cán bộ, công nhân viên của Điện lực Gia Lâm đang cố gắng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ TTĐN xuống mức thấp nhất có thể, cụ
thể: Tổn thất kỹ thuật dưới 2% và đặc biệt phấn đấu giảm tổn thất thương mại còn khoảng 0,3 – 0,4%. Nếu so với tỉ lệ TTĐN trên lưới của toàn ngành năm 2017 là 5,63% (trong số này 3,99% là tổn thất kỹ thuật và 0,73% là tổn thất thương mại). Vậy tổn thất kỹ thuật của Công ty Điện lực Gia Lâm đã đạt được thành tích khá tốt trong công tác giảm tổn thất kỹ thuật, còn tổn thất thương mại vẫn giữ ở mức trung bình. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho ngành Điện còn hạn hẹp nên Điện lực Gia Lâm cần quan tâm tới công tác sắp xếp và quản lý tốt khách hàng để phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới mức thấp nhất, đây chính là mục tiêu hàng đầu; nếu điều kiện vốn và kỹ thuật cho phép thì có thể kết hợp giảm tổn thất kỹ thuật.
4.1.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua Gia Lâm trong thời gian vừa qua
4.1.2.1. Hệ thống nguồn lực kiểm soát tổn thất điện năng
a. Quy mô, cơ cấu bộ máy quản lý
Những ngày đầu hoạt động với trách nhiệm quản lý, khai thác hơn 132 km đường dây, 262 trạm biến áp các loại trên địa bàn rộng (khoảng 12.000 ha) thuộc 20 xã và 2 thị trấn, nhưng thời gian đầu quân số chỉ có 56 người. Lực lượng lao động trẻ chiếm số đông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, kinh nghiệm còn hạn chế... nên công tác quản lý, vận hành lưới điện, phát triển khách hàng, thu ngân viên... rất vất vả, chí phí quản lý cao. Hơn nữa, lưới điện trong khu vực được xây dựng quá lâu nên đã xuống cấp, không an toàn, tổn thất điện năng cao, quá trình tiếp nhận phải tiến hành cải tạo, sửa chữa thường xuyên mới đảm bảo cung cấp điện ổn định.
Được sự giúp đỡ của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội lãnh đạo Công ty Điện lực Gia Lâm đã thực hiện các biện pháp: Sắp xếp đội ngũ lao động hợp lý, tiến hành chuyên môn hoá các phòng ban, trong đó thành lập 6 phòng chuyên môn, 3 đội quản lý đảm nhiệm các công tác vận hành lưới điện, quản lý khách hàng, ghi chỉ số công tơ, xử lý sự cố; cử một số cán bộ chủ chốt đi học lớp quản lý để nâng cao kiến thức về quản lý, điều hành; đối với lực lượng lao động phải thường xuyên trao đổi, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, tay nghề, kể cả kỹ năng giao tiếp với khách hàng... Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Gia Lâm còn tích cực đổi mới công tác quản lý kỹ thuật, tăng cường các giải pháp giữ cho lưới điện được an toàn… Vì vậy thời gian qua trên địa bàn huyện Gia Lâm không
có tai nạn và sự cố lớn xảy ra, lưới điện luôn ổn định, tạo được lòng tin ở khách hàng. Tính tới thời điểm hiện nay (2017) Công ty Điện lực Gia Lâm đã có trụ sở riêng với 7 phòng chuyên môn và 03 Đội chuyên trách gồm: Đội kiểm tra, giám sát sử dụng điện, đội Quản lý khách hàng F9 và đội Quản lý dịch vụ khách hàng (trong đó gồm 9 đội quản lý điện chia về các xã, Thị trấn). Sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên Công ty đã thúc đẩy Công ty ngày càng lớn mạnh.
Đạt được kết quả bước đầu nhưng khó khăn, thách thức của Công ty Điện Lực Gia Lâm vẫn đang còn ở phía trước. Hy vọng với sự giúp đỡ của Tổng công ty Điện Lực TP.Hà Nội, đơn vị sẽ phát huy nội lực, phấn đầu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn khu vực phía đông Thành phố.
Với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Gia Lâm được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.
Quy trình sản xuất và tiêu thụ điện gồm 2 khâu nên có khâu hình thành chi phí sản xuất:
- Chi phí sản xuất ở khâu sản xuất điện.
- Chi phí sản xuất ở khâu truyền tải, phân phối điện.
b. Nguồn lực con người
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quy trình, mọi hoạt động. Đặc biệt, trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng, vừa thuộc môi trường kiểm soát, nhưng cũng đồng thời là chủ thể thực hiện các thủ tục kiểm soát. Khi nhân viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt thì nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát. Nhưng nếu đội ngũ nhân viên thiếu năng lực hoặc đạo đức không tốt thì hệ thống kiểm soát dù được thiết kế tốt cũng vẫn không hiệu quả.
Ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Gia Lâm nói riêng là một đơn vị sản xuất kinh doanh theo khu vực, vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất xã hội. Nó mang tính chất kỹ thuật cao vì đây là hình thức lao động phức tạp. Đối với công tác quản lý điện năng nói chung, và công tác kiểm soát TTĐN nói riêng, muốn an toàn, không xảy ra sự cố, tai nạn cũng như kiểm soát được tình hình tổn thất có thể xảy ra, lao động phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đồng bộ và hết sức chính xác trên cả dây chuyền sản xuất. Do đó,
đối với cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý và vận hành đều được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối thiểu. Công ty không sử dụng lao động giản đơn vào bất kỳ khâu cơ bản nào của ngành điện.
Nguồn nhân lực của Công ty luôn được bổ sung phù hợp với sự phát triển của lưới điện. Trong những năm trở lại đây, nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo chú trọng về chất lượng. Công ty tuyển chọn công nhân điện dựa trên 2 nguồn chủ yếu: Hoặc có trình độ trung cấp trở lên hoặc tuyển chọn người tốt nghiệp trung học phổ thông qua 2 năm học nghề tại trường công nhân điện của ngành. Cả hai nhóm đối tượng đều phải qua sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn nếu đạt mới được tiếp nhận vào công ty. Đồng thời, số liệu thể hiện qua bảng 3.1, cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của công ty đáp ứng được công tác quản lý điện năng, trình độ nghiệp vụ đại học, cao học chiếm gần 30%, chủ yếu là cán bộ quản lý. Trình độ trung cấp chiếm phần lớn, trên 60%, chủ yếu là công nhân và nhân viên trong công ty. Trong số này, có tới 9,92% công nhân trình độ bậc cao. Trong tổng số 252 cán bộ, công nhân viên của công ty năm 2017, thì số cán bộ là 102 người (cụ thể: số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là 62 người) chiếm 40,48%, và công nhân là 150 người, chiếm 59,52%. Tại Điện lực Gia Lâm, công nhân này được chia làm 02 khối: Khối sản xuất điện chiếm đa số đội ngũ công nhân (138 người) và khối đại tu sửa chữa (12 người).
Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn, có tư cách đạo đức và có tâm huyết đối với công việc được giao nhằm phục vụ cho quá trình phát triển cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, Công ty luôn chú trọng đến công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, để duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi cũng như thu hút thêm người tài, công ty thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động và quyền lợi của cán bộ công nhân viên được thực hiện đúng Luật lao động, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, công ty không ngừng cải thiện môi trường làm việc cũng như chú trọng xây dựng chế độ lương, thưởng và phúc lợi hấp dẫn nhằm động viên người lao động gắn bó với công ty, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, nhờ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của công ty. Cụ thể:
* Bản mô tả công việc cho từng vị trí:
Ở từng vị trí công việc, công ty đều có các bảng mô tả công việc rõ ràng và được phổ biến cho từng cán bộ, công nhân viên ngay từ khi bắt đầu vào làm
việc nên người lao động hiểu biết rõ trách nhiệm cũng như quyền hạn của mình trong công ty. Ví dụ dưới đây thể hiện bản mô tả công việc cụ thể của Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn:
Bảng 4.3. Bản mô tả công việc của Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM
Địa chỉ: Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 04 22 100 201 Fax: 04 3 676 01010 Email: Homthuc07@gmail.com
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh công việc: Phó trưởng Phòng
Phòng/ban: Phòng Kỹ thuật An toàn
Bộ phận vận hành Tên người đảm nhận: Trần Đình Đạt
Người quản lý trực tiếp: Đặng Văn Hai
Chức danh: Trưởng phòng KTAT
Phần thông tin dành cho bộ phận Quản lý Cán bộ:
Lý do soạn thảo:
Soạn mới Đánh giá lại công việc Sửa đổi, cập nhật Khác Lần sửa đổi:
Người phê duyệt: NGUYỄN VĂN THÀNH Ngày phê duyệt:
Chức danh: PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Ngày có hiệu lực:
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 1. Mục đích công việc:
Phụ giúp cho Trưởng phòng trong Công tác Quản lý Kỹ thuật vận hành lưới điện trung hạ thế và các TBA phân phối của Công ty;
Phụ giúp cho Trưởng phòng trong công tác Đầu tư xây dựng, Sửa chữa lớn tại Công ty.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Các trách nhiệm và nhiệm vụ chính:
Trách
nhiệm Nhiệm vụ Kết quả đầu ra
Chương trình Quản lý Kỹ thuật
Trên cơ sở vận hành, đề xuất lập kế hoạch Chương trình Quản lý Kỹ thuật của Công ty. Trên cơ sở Chương trình Quản lý Kỹ thuật đã được phê duyệt, tổ chức thức hiện các khối lượng công việc đã được phân công theo dõi: Báo cáo kết quả thực hiện, các tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Tổ chức bồi huấn nâng cao tay nghề
Tổng Công ty phê duyệt
Lập kế hoạch triển khai Chương trình Quản lý Kỹ thuật chi tiết
Báo cáo kết quả cho Trưởng phòng, Phó giám đốc.
Kế hoạch Đầu tư xây dựng
Trên cơ sở số liệu vận hành, kinh doanh bán điện và các chỉ tiêu Tổng Công ty giao hàng năm, và giai đoạn 5 năm. Bám sát Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội, Quy hoạch phát triển Điện lực huyện. Đề xuất lãnh đạo đăng ký Danh mục ĐTXD cho năm tiếp theo. Thực hiện các phần việc liên quan của công tác Chuẩn bị đầu tư tại đơn vị:
- Thỏa thuận mặt bằng sơ bộ với cơ quan, ban ngành hữu quan.
- Lập, thẩm tra và phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế các Công trình ĐTXD theo danh mục đăng ký.
Có danh mục đăng ký XDCB với Tổng Công ty, đúng tiến độ, chất lượng.
Kết quả Công tác chuẩn bị đầu tư được thể hiện qua các mặt sau:
- Giao tuyến thiết kế theo NVTK đã phê duyệt.
- Thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công.
- Tham mưu lãnh đạo phê duyệt dự án, Công trình.
cơ quan hữu quan.
- Có nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt.
- Có biên bản giao tuyến thiết kế cho đơn vị tư vấn. - Có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế Kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công đúng Quy định.