Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 90 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tạ

4.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng

năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian tới

4.2.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý kiểm soát tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Gia Lâm

a. Giải pháp cơ cấu tổ chức và nguồn lực

Thành lập tổ chuyên gia giúp việc cho Ban chỉ đạo giảm TTĐN của Công ty do Giám đốc Công ty trực chỉ đạo, phân công trách nhiệm đến từng cá nhân, phòng, ban, tổ, nhóm với nhiệm vụ, giao việc giám sát và đề xuất các các giải pháp liên quan đến:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và triển khai thực hiện chương trình giảm TTĐN đã đề ra;

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện chương trình giảm TTĐN; Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tại các đơn vị cấp dưới để có thể trong việc chủ động quản lý các hoạt động vận hành tại địa bàn mình quản lý, không để xảy ra sự cố chủ quan, phối hợp các công việc cần giải quyết khi cần cắt điện trạm hoặc đường trục cao thế. Do đó, Công ty cần phải giúp các cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn chủ động trong công việc. Để làm được điều đó, Công ty phải tổ chức công tác đào tạo cho nhân viên đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Có trách nhiệm với bản thân: là người luôn có ý thức hành động vì lợi ích của bản thân, bảo vệ lợi ích của bản thân. Lợi ích của bản thân không đơn giản chỉ là lợi ích vật chất, danh tiếng hay quyền lực mà nó rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm cả lợi ích về tài chính, về thể chất, về trí tuệ và tinh thần.

+ Có ý thức làm chủ trong công việc.

+ Có lòng tự trọng: Người có lòng tự trọng là người tự mình tôn trọng mình, tức là thấy được giá trị của chính mình. Người có lòng tự trọng không cho mình có cơ hội để xem thừơng mình và cũng không cho người khác có cơ hội để xem thường mình bằng cách luôn hòan thiện mình, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác....Vì thế đi liền với lòng tự trọng là sự liêm khiết, chính trực... Người có lòng tự trọng một khi nhận việc thì họ thường tự giác giữ đúng cam kết của mình khi phỏng vấn tuyển dụng và thường là những người hết mình trong công việc.

Tóm lại, nếu một nhân viên có đầy đủ 3 yếu tố nói trên thì chắc chắn họ sẽ là một người có trách nhiệm, chủ động và hết mình trong công việc. Trong thực tế, một cách tự nhiên muốn tìm được một người đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn nói trên là một điều không dễ dàng. Nhưng thông qua đào tạo, ta hòan tòan có thể giúp các nhân viên có được 3 phẩm chất đó.

- Hàng tuần, hàng tháng, quý, năm tổ chức họp kiểm điểm công việc đã thực hiện, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật việc thực hiện giảm tổn thất điện năng;

- Báo cáo các kết quả thực hiện triển khai thực hiện theo quy định với cấp trên;

- Hàng tháng, Công ty có tiến hành họp ban chỉ đạo giảm TTĐN vào ngày 02 háng tháng với các nội dung cụ thể:

+ Kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện chương trình giảm TTĐN Công ty đã đề ra;

+ Kiểm điểm việc giải quyết các tồn tại, phân tích số liệu trong tháng; + Tìm hiểu các nguyên nhân tăng giảm TTĐN của các đơn vị để có hướng giải quyết và khách phục trong tháng tới một cách hiệu quả;

+ Tổ chức và thực hiện việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất; + Có quy chế khen thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ và kỷ luật thích đáng khi vi phạm đối với các cá nhân, tập thể.

- Đảm bảo cắt, đóng điện đúng kế hoạch, thời gian và thực hiện nghiêm chỉnh việc thông báo khách hàng trước khi cắt điện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp khắc phục đối với các trạm, đường dây đầy tải, quá tải.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng, thử nghiệm định kỳ TBA và các thiết bị điện khác.

- Bổ sung đầy đủ các dụng cụ và phương tiện làm việc cho các tổ sản xuất, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phục vụ tốt yêu cầu công tác vận hành và công tác đại tu, cải tạo lưới điện.

- Tăng cường tổ chức kiểm tra an toàn tại công trường, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui trình.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, thông báo về an toàn lưới điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.

- Giao chỉ tiêu tổn thất cho từng cá nhân, tổ, nhóm. Hàng tháng đều tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời có những phương án, biện pháp chỉ đạo giải quyết.

- Phân công trách nhiệm cụ thể và giao:

+ Giảm tổn thất trạm công cộng cho công nhân quản lý,

+ Theo dõi và giao tổn thất từng đường dây cho công nhân tổ quản lý, ban kinh doanh và các cán bộ lãnh đạo Công ty.

+ Giao nhiệm vụ cho Phòng Kỹ thuật và Phòng Kinh doanh tăng cường chế độ kiểm tra giám sát kết quả thực hiện hàng tháng với các biện pháp giảm tổn thất đã đề ra, từ đó đánh giá mức độ hoàn thành để có chế độ thưởng phạt thích hợp.

b. Giải pháp đầu tư cải tạo

- Bổ sung trạm biến áp (TBA) 110kV, đáp ứng kịp thời nhu cầu phụ tải tăng mạnh trong thời gian tới. Khai thác tạo thêm các mạch, nâng cao khả năng tải điện và độ tin cậy cung cấp điện, vận hành mạch liên thông tối ưu (transit). Hiện tại, trên địa bàn Huyện Gia Lâm mới có 1 trạm E1.38;

- Nâng cấp, cải tạo, thay thế lại toàn bộ lưới điện cũ nát, giảm nguy cơ sự cố, tổn thất xảy ra. Cụ thể:

+ Hoàn thiện chương trình chuẩn hóa công tơ hai cấp toàn công ty áp dụng ghi chỉ số công tơ bằng máy tính bảng thay thế cho sổ giấy truyền thống để nâng cao năng suất, hạn chế sai sót trong việc lập hoá đơn tiền điện;

+ Triển khai ghi chỉ số bằng thiết bị ghi chỉ số điện tử HHU cho 30.000 công tơ điện tử 1 pha và 16.000 công tơ điện tử 3 pha;

+ Thay công tơ điện tử 1 fa ứng dụng công nghệ ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử;

+ Tăng cường thay định kỳ hệ thống đo đếm đúng quy định;

4.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Gia Lâm

* Về công tác lập kế hoạch:

Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh điện phụ thuộc rất lớn vào thực trạng hệ thống lưới điện. Bởi lẽ, khi hệ thống lưới điện đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, hạn chế tối đa được lượng điện tổn thất thì có nghĩa là chi phí của Công ty sẽ tiết giảm được rất nhiều. Do đó, việc hàng đầu mà Công ty phải chú ý quan tâm hàng năm là lập kế hoạch cho việc đầu tư hệ thống lưới điện, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,…Nếu Công ty xây dựng tốt các kế hoạch trên sẽ giúp công ty xây dựng tốt các chiến lược sản xuất kinh doanh.

Để Công ty có thể xây dựng kế hoạch sản suất kinh doanh của mình một cách hoàn thiện. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần quán triệt các yêu cầu sau:

- Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty cần quán triệt yêu cầu hiệu quả. Các hoạt động đều nhằm mục đích hướng tới mục tiêu hiệu quả, nó là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định các phương án kế hoạch của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải quán triệt yêu cầu hệ thống đồng bộ. Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu của công tác lập kế hoạch phải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đồng hướng và góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống.

- Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải quán triệt yêu cầu “vừa tham vọng vừa khả thi”. Do vậy để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi Công ty phải xây dựng kế hoạch để thực hiện các phương án đó. Tuy nhiên, các kế hoạch được đề ra phải có khả năng thực thi.

- Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải quán triệt yêu cầu “kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế”. Tức là hệ thống

mục tiêu kế hoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh.

- Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải quán triệt yêu cầu kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp kể cả lợi ích xã hội. Đây chính là động lực của sự phát triển và là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các phương án sản xuất kinh doanh.

Công ty cần chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính; Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty.

Đi đôi với việc làm trên, công ty cần quan tâm đến công tác giám sát việc tuân thủ các kế hoạch. Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công ty cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, dự toán ... Công ty cũng cần định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu của công ty, điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính, qua đó có thể giúp ban giám đốc trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của công ty như: khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn... và có những điều chỉnh hợp lý nhằm bảo đảm mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn lực tài chính của công ty được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh:

- Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội

của Đảng và Nhà nước: Công ty là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nên các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nếu hoạt động của Công ty mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải, ngược lại nếu nhận thức và hoà mình vào xu thế phát triển chung thì Công ty sẽ phát triển ổn định và bền vững.

- Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác. Công ty căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với

các nguồn lực có thể khai thác được. Các chỉ tiêu chất lượng phục vụ khách hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải được chú trọng tập trung phân tích.

* Về công tác nhân sự:

Xây dựng môi trường làm việc và môi trường hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng có chuyên môn cao, đảm bảo yêu cầu công việc nhằm đạt được mục tiêu để ra.

Đặc điểm của Công ty Điện lực Gia Lâm là lực lượng công nhân còn rất trẻ, thường là được tuyển dụng khi mới ra trường. Có thể có trình độ và nhiệt tình trong công tác nhưng tay nghề và kinh nghiệm còn thiếu sẽ dẫn tới hiệu quả công việc không cao. Trong khi đó, thiết bị ngành điện luôn được hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, độ chính xác, độ tin cậy của lưới điện. Điều này đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để nâng cao cả tay nghề lẫn kinh nghiệm quản lý vận hành. Đồng thời, liên tục cập nhật các văn bản pháp luật, các thông tư, nghị định của Chính phủ, Nhà nước, các quy định của ngành, của Tổng Công ty tiến hành hướng dẫn, phổ biến trong nội bộ Công ty.

Tích cực mời các chuyên gia trong một số lĩnh vực đặc thù, những công nhân lành nghề bậc cao ở các đơn vị bạn đến trao đổi, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong nghề như: Thí nghiệm, kiểm tra giám sát, quản lý vận hành...

Khuyến khích cán bộ, công nhân viên tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ trong lĩnh vực mình phụ trách.

Hàng năm, tổ chức các cuộc thi tay nghề trong nội bộ nhằm tạo không khí thi đua giữa các đơn vị, cá nhân trong Công ty.

Ban hành quy chế và thực hiện nghiêm túc đối với việc nâng bậc công nhân, nâng bậc an toàn từ đó tiến hành sàng lọc, sắp xếp lại lao động theo đúng tính chất công việc cũng như trình độ chuyên môn.

4.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát TTĐN trên địa bàn huyện Gia Lâm

Lưới điện của Công ty trải rộng trên toàn bộ địa bàn huyện, đi sâu xuống các ngõ, thôn xóm, đến từng nhà dân. Khách hàng cũng gồm nhiều thành phần khác nhau nên công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng điện là một khâu cần thiết góp phần kiểm soát và làm giảm TTĐN của Công ty. Công tác nhằm đánh giá, xem xét đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát TTĐN, của tình hình

thực hiện các chế độ, quy định và các chính sách của công ty; là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý Công ty, giúp các chủ đầu tư có thể yên tâm tin tưởng vào sự vận hành của công ty. Việc quản lý rủi ro sẽ mang lại hiệu quả cao, qua đó góp phần làm tăng giá trị của công ty. Vì vậy có thể so sánh rằng việc công tác kiểm tra, giám sát TTĐN tại doanh nghiệp cũng giống như một hoạt động đầu tư lâu dài để tăng giá trị của công ty. Công tác này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới cho kết quả mong muốn. Cụ thể:

- Về hình thức kiểm tra, giám sát:

+ Công tác phúc tra tiếp tục được chú trọng bằng hình thức phúc tra chéo giữa các tổ, nhóm, cá nhân vào 01 trạm biến áp, đường dây có tổn thất cao, trả phúc tra ngay ngày hôm sau để bộ phận kiểm tra đối chiếu giao xử lý các trường hợp sai sót hoặc nghi vấn;

- Về đối tượng thực hiện:

+ Gồm những người được trang bị đầy đủ năng lực và nghiệp vụ chuyên môn trong công tác kiểm tra sử dụng điện để tăng cuờng công tác kiểm tra giảm tổn thất;

+ Xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và quyền hạn của bộ phận tham gia kiểm soát TTĐN, đối tượng tham gia đảm bảo được: Tính độc lập, tính khách quan và tính tinh thông nghề nghiệp.

- Về phạm vi công việc:

+ Phạm vi thanh, kiểm tra phải bao gồm các việc xem xét và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát TTĐN của Công ty và chất lượng thành tích thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Về Quá trình công việc kiểm tra: Công việc kiểm tra phải bao gồm vạch kế hoạch kiểm tra, xem xét và đánh giá thông tin, thông báo những kết quả và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)