Tình hình cán bộ, công nhân viên của Công ty qua 3 năm 2015 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 51 - 58)

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Phân theo trình độ: 244 100 250 100 252 100 102.46 100.80 1.1 Cao học 06 2,46 07 2,80 07 2,78 116.67 100.00 1.2 Đại học 61 25,00 65 26,00 67 26,59 106.56 103.08 1.3 Cao đẳng 18 7,38 18 7,20 20 7,94 100.00 111.11 1.4 Trung cấp 159 65,16 160 64,00 161 62,69 100.63 100.63

2 Phân theo độ tuổi: 244 100 250 100 252 100 102.46 100.80

2.1 Dưới 30 36 14,75 44 17,60 45 17,86 122.22 102.27 2.2 Từ 30 - dưới 40 118 48,36 115 46,00 116 46,03 97.46 100.87 2.3 Từ 40 - dưới 50 52 21,31 55 22,00 55 21,83 105.77 100.00 2.4 Trên 50 38 15,58 36 14,40 36 14,28 94.74 100.00 Nguồn: Phòng Tổ chức và nhân sự (2017)

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, số lượng cán bộ, công nhân viên trong công ty tăng chậm qua 3 năm (khoảng 1,63%), điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi nhu cầu về cán bộ đã đáp ứng được số lượng công việc được giao.

* Theo trình độ học vấn:

Về trình độ cán bộ, công nhân viên của công ty đã và đang dần được nâng cao. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty đáp ứng được công tác quản lý điện năng, trình độ nghiệp vụ đại học, cao học chiếm gần 30%, chủ yếu là cán bộ quản lý. Trình độ trung cấp chiếm phần lớn, trên 60%, chủ yếu là công nhân và nhân viên trong công ty. Trong số này, có tới 9,92% công nhân trình độ bậc cao.

* Theo độ tuổi:

Cơ cấu lao động theo độ tuổi phần nào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kỹ thuật điện tương đối phức tạp, cần có kinh nghiệm quản lý của những cán bộ lâu năm công tác. Bên cạnh đó, cũng cần có đội ngũ công nhân lâu năm, đồng thời có tay nghề cao để hướng dẫn cho đội ngũ trẻ những kỹ thuật cũng như xử lý các tình huống bất ngờ khi vận hành.

3.1.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư, tài sản của Công ty Công ty

Trong những năm vừa qua, Công ty đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do EVNHANOI giao. Tuy nhiên đã được sự điều chỉnh chỉ tiêu giao từ phía EVNHANOI bởi một số lý do khách quan.

Theo bảng số liệu 3.2 dưới đây, các chỉ tiêu điện thương phẩm và giá bán giữa các năm 2017/2016 có mức độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với 2016/2015, bởi một số nguyên nhân chính sau:

- Bàn giao toàn bộ khách hàng thuộc khu đô thị Ecoprak về Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý, làm giảm 2,16% tổng sản lượng toàn Công ty và giảm giá bán tương ứng 5,70 đồng/kWh.

- Yếu tố thời tiết ảnh hưởng nhiều đến mức độ sử dụng điện của khách hàng. Năm 2017 thời tiết nắng nóng chủ yếu chỉ tập trung vào những ngày đầu tháng 6, nhu cầu sử dụng điện giảm xuống rất nhiều với cùng kỳ năm 2016 đặc biệt là phụ tải sinh hoạt tiêu dùng.

- Yếu tố phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện có phần chững lại.

Tốc độ tăng trưởng cho công nghiệp xây dựng trong năm 2016 tăng 10,66 %

so với 2015, giá bán điện tăng 41,14 đồng/kWh, nhưng sang năm 2017 tốc độ tăng trưởng phụ tải chỉ đạt 5,64% và giá bán điện chỉ tăng 5,84 đồng/kWh.

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư, tài sản của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

KH TH KH TH KH TH 2016/2015 2017/2016

1 Điện đầu nguồn mua của EVNHANOI kWh 106 506,71 508,55 567,84 561,43 571,967 572,81 110,40 102,03

2 Điện thương phẩm kWh 106 477,47 480,68 538 533,33 543,89 545,37 110,95 102,26

3 Tỷ lệ tổn thất điện năng % 5,67 5,38 5,32 5,00 4,84 4,72 92,94 93,68

4 Giá bán điện bình quân (chưa thuế) đ/kWh 1.640,00 1.648,38 1673,4 1689,7 1690,2 1691,53 102,51 100,11 5 Doanh thu bán điện (chưa thuế) 109đ 783,06 871,59 900,28 901,18 1005,31 922,51 103,39 102,37

6 Vốn SCL 109đ 9,8 8,9 11,5 9,7 14,4 14,4 108,99 148,45

7 Vốn ĐTXD 109đ 36,8 31,6 99,1 99,8 92,4 92,4 315,82 92,59

8 Giảm số vụ vi phạm HLATLĐ vụ 2 2 2 2 1 1 100,00 50,00

9 Độ tin cậy cung cấp điện Saidi phút - 1.691,86 1.009,81 952,0201 686,767 633,4755 524,0104 - - - - - - 68,01 - 76,30 -

10 Saifi Maifi lần lần 5,6048 0,3586 2,9382 0,1154 0,7878 5,8978 2,3162 0,4748 4,6171 0,7468 0,3009 2,4945 411,44 78,83 107,70 63,37

11

Thay định kỳ công tơ Cái 15.640 17.350 7.120 7.318 23.813 27.699 42,18 378,51

1 pha Cái 14.000 15.707 4.810 4.996 21.707 25.355 31,81 507,51

3 pha Cái 1.640 1.643 2.310 2.322 2.344 2.360 141,33 101,64

12

Số lượng khách hàng (luỹ kế) KH - 87.473 - 89.381 - 92.332 102,18 103,30

KH sinh hoạt KH - 81.141 - 82.423 - 84.849 101,58 102,94

KH ngoài sinh hoạt KH - 6.332 - 6.958 - 7.483 109,89 107,55

13

Số lượng công tơ chiếc - 87.765 - 89.346 - 92.579 101,80 103,62

1 pha chiếc - 83.212 - 84.655 - 87.355 101,73 103,19

3 pha chiếc - 4.553 - 4.691 - 5.224 103,03 111,36

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2018)

Tốc độ tăng trưởng cho kinh doanh dịch vụ trong năm 2016 tăng 18,99 %, giá bán điện tăng 71,13 đồng/kWh, sang năm 2017 tốc độ tăng trưởng phụ tải chỉ đạt 2,15% và giá bán điện chỉ tăng 4,18 đồng/kWh.

Năm 2017 là năm “Đẩy mạnh khoa học công nghệ” trong toàn Tập đoàn. Công ty điện lực Gia Lâm đã đẩy mạnh việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Việc này giúp tăng cường kiểm soát tốt việc cập nhật, theo dõi, phân tích dữ liệu, quản lý điện năng tiêu thụ của các phụ tải, hạn chế tổn thất thương mại, Một số công nghệ đã được áp dụng:

- Ứng dụng công nghệ trong công tác ghi chỉ số: sử dụng công nghệ đo xa RF, PLC đọc chỉ số từ xa 18.583 công tơ 1 pha điện tử, chiếm tỉ lệ 20%, lắp đặt thiết bị ghi chỉ số đo xa bằng công nghệ GPRS 347 TBA công cộng và 348 khách hàng F9 chiếm tỷ lệ 1%.

- Ghi chỉ số bằng camera kết hợp máy tính bảng, sử dụng phần mềm đối soát ảnh kiểm soát chỉ số (tỷ lệ ghi chiếm 79%).

- Ứng dụng phần mềm Smart_Simulator (phần mềm mô phỏng, phân tích, đánh giá chế độ xác lập của HTĐ, giúp người dùng đưa ra phương án kết dây tối ưu trên lưới điện, giảm thiểu tổn thất điện năng trên đường dây).

Ngoài ra, trong năm 2017, Công ty đã tập trung hàng loạt các biện pháp liên quan nâng cao năng lực cấp điện, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện như:

- Tập trung công tác thí nghiệm định kỳ, vệ sinh công nghiệp các thiết bị trên lưới, công tác kiểm tra kỹ thuật đường dây và trạm biến áp, công tác cấp mới các công trình điện, thực hiện chương trình OMS (phần mềm theo dõi tình trạng vận hành lưới điện). Rà soát lại toàn bộ hệ thống tiếp địa trạm, đường dây trung hạ thế, tủ pillar để đảm bảo an toàn... Công tác quản lý kỹ thuật được các đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành và trình tự của EVN HANOI.

- Trong công tác quản lý kiểm tra giảm suất sự cố, Công ty đã thực hiện thống kê, phân tích đánh giá điều tra tìm nguyên nhân sự cố, có giải pháp kịp thời.

- Công ty đã thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ ĐTXD, cải tạo hệ thống điện, kịp thời đưa các công trình vào vận hành nâng cao năng lực cấp điện. Hệ thống điện được vận hành tối ưu, linh hoạt đảm bảo cung cấp điện qua các đợt hè nắng nóng. Đặc biệt trong đợt nắng đột biến từ ngày 1-4/6/2017 nhiệt độ ngoài trời đạt 40-41 độ Công ty vẫn đảm bảo cấp điện cho khách hàng trên địa bàn được ổn định, liên tục.

- Tổn thất thực hiện năm 2016/2015 chỉ giảm 0,44% và 2017/2016 chỉ giảm 0,22% cho thấy chỉ tiêu tổn thất mặc dù có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, chưa bền vững.

- Theo số liệu chốt chỉ số tiêu thụ ngày mùng 1 hàng tháng phục vụ tính toán tổn thất cùng thời điểm, kết quả 2017/2016 như sau:

+ Tổn thất trung áp lũy kế thực hiện 1,97% thấp hơn so với năm 2016 là 0,23%. + Tổn thất hạ áp lũy kế thực hiện: 4,07% thấp hơn so với năm 2016 là 0,61%. Để đạt được tiêu chí nêu trên, Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng của Công ty đã duy trì họp định kỳ hàng tháng, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại trong việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng, đề ra các giải pháp thực hiện, nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành thu thập những tài liệu đã được công bố, bao gồm: Số liệu thống kê, các báo cáo về tình hình cung cấp điện và TTĐN của Công ty Điện lực Gia Lâm; thực trạng hệ thống kiểm soát TTĐN của công ty… Ngoài ra, số liệu thu thập để nghiên cứu bao gồm cả kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, tình hình kinh doanh và thực trạng TTĐN của các doanh nghiệp cùng ngành.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 02 nhóm đối tượng gồm: (1) các cán bộ quản lý, công nhân viên trong công ty; (2) và các khách hàng sử dụng điện của công ty trên địa bàn huyện Gia Lâm. Cụ thể như sau:

- Dung lượng mẫu điều tra: Áp dụng công thức Taro Yamane như sau:

n = N/ (1 + N*e2)

Trong đó: n là số lượng mẫu cần xác định cho điều tra

N là tổng số mẫu (N là Tổng số cán bộ, công nhân viên hoặc tổng số hộ/đơn vị sử dụng điện trên địa bàn huyện Gia Lâm)

e là mức độ chính xác mong muốn (vì thời gian có hạn nên tác giả lựa chọn e = 10%)

Từ công thức trên, tác giả xác định được:

+ Số cán bộ, công nhân viên: 72 cán bộ, công nhân viên trong tổng số 252 cán bộ, công nhân viên của công ty. Sau đó, chọn 09 cán bộ quản lý tương ứng với 09 Ban/Phòng/Đội quản lý và 63 công, nhân viên để điều tra, phỏng vấn.

+ Khách hàng sử dụng điện: 100 khách hàng trong tổng số 92.332 khách hàng sử dụng điện của công ty trên địa bàn huyện Gia Lâm. Sau đó, chọn ngẫu nhiên các khách hàng của công ty để điều tra, phỏng vấn.

- Nội dung điều tra: Số liệu thu thập bao gồm các thông tin chung về đối tượng được điều tra; các đánh giá, nhận định về hệ thống kiểm soát TTĐN và hiệu lực hoạt động của hệ thống kiểm soát TTĐN trong thời gian vừa qua.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Công cụ xử lý: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi phần mềm Excel.

- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: Số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, so sánh tình hình các doanh nghiệp, tình hình thực tế khi thực hiện các quy trình kiểm soát TTĐN tại đơn vị và các doanh nghiệp cùng ngành. Trên cơ sở số liệu điều tra, thông qua việc sử dụng số bình quân, mức tối đa, tối thiểu và tần suất xuất hiện của các hiện tượng, tiến hành phân tích theo từng góc độ kinh tế và kỹ thuật nhằm tìm ra quy luật và nguyên nhân gây TTĐN trong vận hành lưới điện.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tương đối, tuyệt đối và mức độ kết quả thực hiện của các yếu tố so với tiêu chuẩn đã được quy định của ngành và mục tiêu quản lý.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn, về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình TTĐN qua một số năm.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia

Dựa vào việc hỏi ý kiến những công ty tư vấn, những chuyên gia có chuyên môn sâu trong ngành và có nhiều kinh nghiệm quản lý, kiểm soát TTĐN, từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề quản lý một các đúng đắn, có căn cứ và tính khả thi cao.

Ngoài ra chúng tôi còn phỏng vấn những nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm trong quản lý, vận hành và giám sát TTĐN trong nhiều năm.

3.2.3.4 Phương pháp thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert với 3 mức từ 1 đến 3 tương ứng với các ý kiến từ không tốt/không hài lòng đến Tốt/Hài lòng.

Thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm vi từ tệ nhất đến tốt nhất. Thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức độ của ý kiến. Điều này rất quan trọng khi tác giả nghiên cứu chủ đề khó khăn như lĩnh vực kỹ thuật điện, nhất là thu thập ý kiến của khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ điện được cung ứng và thái độ phục vụ của cán bộ, công nhân viên của công ty.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng để nghiên cứu đề tài này gồm: - Hệ thống chỉ tiêu về số lượng:

+ Số khách hàng từng loại, số TBA, độ dài hệ thống đường dây, doanh thu… + Số điện tiêu thụ, số điện tổn thất;

+ Số vi phạm sử dụng điện và an toàn lưới điện;

+ Số lần kiểm tra, thanh tra vi phạm sử dụng điện và an toàn điện; - Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng:

+ Tỷ lệ tổn thất điện năng (%);

+ Tỷ lệ vi phạm phát hiện qua kiểm tra (%);

+ Tỷ lệ thiết bị, hệ thống đo đếm được thay thế (%);

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua

TTĐN trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện. Giảm TTĐN mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế – xã hội, cho ngành điện và cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, Công ty Điện lực Gia Lâm luôn quan tâm chặt chẽ tới mức TTĐN qua các năm nhằm kịp thời có những giải pháp kiểm soát và giảm TTĐN xuống mức thấp nhất. Dưới đây là tình hình TTĐN trong những năm gần đây tại Công ty (bảng 4.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)