Yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 83 - 87)

ty Điện lực Gia Lâm

4.1.3.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ.

Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý điện năng nói chung và hệ thống kiểm soát TTĐN nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nâng cao mức sông trong dân cư. Hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, mức sống của dân cư cao là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho về tiền điện, tiền mua sắm trang thiết bị về điện để đảm bảo việc cung cấp điện cho các đối tượng sử dụng ổn định, làm giảm các hiện tượng nợ đọng tiền điện dây dưa, ăn cắp điện... Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, thiếu vốn sản xuất; đồng thời nền kinh tế suy thoái khiến mức sống của dân cư giảm... Khi đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, dân

cư tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí sinh hoạt, vì vậy mà họ bất chấp cả việc vi phạm pháp luật về điện, từ đó tác động làm công tác kiểm soát TTĐN trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật nói chung và quy định về ngành điện nói riêng, cùng với sự phối hợp giữa các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Hà Nội trong việc quy hoạch, xây dựng hệ thống nguồn và lưới điện, thường xuyên có những chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, nên công tác quản lý điện năng nói chung, hệ thống kiểm soát TTĐN nói riêng trên địa bàn huyện trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những quy định mới trong các ngành, đặc biệt là trong điện lực; việc sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý điện lực và TTĐN đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện cắt giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm điện và kiểm soát điện năng sử dụng trong các hộ gia đình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền hướng dẫn không kịp thời làm cho doanh nghiệp, các hộ gia đình thực sự gặp khó khăn trong để cập nhật chính sách vì vậy trong một số trường hợp doanh nghiệp, hộ gia đình vô tình thực hiện không đúng quy định.

Thứ 3, nhận thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền điện đã sử dụng và bảo vệ các công trình điện trên địa bàn.

Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều đơn vị, doanh nghiệp hoạt động với quy mô và phạm vi rộng và 100% các hộ gia đình sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt. Song, ý thức chấp hành của đối tượng sử dụng chưa cao đã ảnh hưởng tới công tác quản lý điện năng nói chung và kiểm soát TTĐN nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà kinh doanh là lợi nhuận tối đa. Do vậy, họ luôn tìm cách để tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Còn đối với các hộ gia đình luôn muốn giảm thiểu chi phí sinh hoạt một cách tối đa. Cho nên vì lợi ích trước mắt và riêng của mình họ luôn có tư tưởng và hành động không tuân thủ pháp luật về điện, tìm

mọi cách để không phải nộp tiền điện hoặc cắt giảm tiền điện phải đóng thông qua việc ăn cắp điện, thay đổi quy cách kỹ thuật của công tơ... Do đó, khi thực hiện công tác kiểm soát TTĐN trong Công ty cần quan tâm tới các đối tượng này để cho họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, giảm thiểu điện năng bị tổn thất là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết được đặt ra.

4.1.3.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực của cán bộ, công nhân viên trong Công ty

Nguồn nhân lực của Công ty tuy đã đáp ứng về số lượng song chất lượng ở một số bộ phận còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm soát TTĐN.

Một bộ phận cán bộ thực hiện công tác kiểm soát TTĐN trình độ hiểu biết và kỹ năng chuyên sâu còn hạn chế, do đó chưa sát sao và kiểm soát tốt các tình huống gây TTĐN xảy ra. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi Công ty với quyền lợi của khách hàng sử dụng, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng trong việc thực hiện công tác quản lý điện năng nói chung và kiểm soát TTĐN nói riêng.

Bảng 4.17. Tổng hợp đánh giá của khách hàng sử dụng điện về năng lực của cán bộ, công nhân viên làm công tác kiểm soát TTĐN

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) 1 Trình độ chuyên môn 62 62,0 23 23,0 15 15,0 2 Ý thức chấp hành quy định, luật Điện lực 77 77,0 14 14,0 9 9,0 3 Kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống 69 69,0 18 18,0 13 13,0 4 Đạo đức nghề nghiệp 66 66,0 23 23,0 11 11,0 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Năng lực của cán bộ, công nhâ viên trong Công ty có ảnh hưởng rất lớn tới công tác kiểm soát TTĐN, bởi lẽ những cán bộ, công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ, công nhân viên có trình độ thấp. Ngoài ra, khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc, sự cố bất ngờ của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình tổn thất nên hạn chế được lượng điện năng tổn thất.

Bảng 4.18. Tổng hợp đánh giá của khách hàng sử dụng điện về thái độ làm việc của cán bộ, công nhân viên

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) 1 Hợp tác tốt với khách hàng trong

việc thực hiện kiểm soát TTĐN 65 65,0 33 33,0 2 2,0 2 Hướng dẫn, trợ giúp sự cố xảy ra

đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời 53 53,0 28 28,0 19 19,0 3 Không hạch sách, phiền hà, tiêu cực 71 71,0 22 22,9 7 7,0 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.18 nhận thấy, đa số khách hàng sử dụng điện tên địa bàn huyện đều đánh giá cao thái độ của cán bộ, công nhân viên trong công tác kiểm soát TTĐN, xử lý tình huống, sự cố xảy ra. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hạn chế được tình trạng chiếm đoạt tiền điện, nợ khó thu, ăn cắp, phá hủy các công trình trong hệ thống lưới điện... hoặc không hợp tác khi cán bộ, công nhân viên tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình TTĐN. Bởi lẽ, khách hàng sử dụng tin tưởng vào cán bộ, công nhân viên thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ, công

nhân viên, hiểu và tuân thủ nghĩa vụ của mình. Mặt khác, cán bộ, công nhân viên

được trang bị kiến thức, kỹ năng tốt sẽ có bản lĩnh vượt qua được những cán dỗ, họ làm việc công tâm và có trách nhiệm hơn, đối lập là những cán bộ trình độ thấp thường ỷ lại, làm việc kém hiểu quả, tạo điều kiện cho tình trạng TTĐN không được kiểm soát.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm soát TTĐN: Thực hiện Đề án “giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016 – 2020” của Công ty Điện lực Gia Lâm, trong những năm vừa qua, Công ty đã phát triển và nâng cấp hệ thống ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát TTĐN như: Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu Recloser trên lưới điện (SCADA); cảnh báo sự cố lưới điện, nhắn tin SMS, ghi chỉ số từ xa; thanh toán điện tử qua website; tổng đài nội bộ... góp phần giảm chi phí và giúp cho việc trao đổi thông tin, thu tiền điện nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, website “Ứng dụng theo dõi kiểm soát hiệu quả số liệu tổn thất” được ứng dụng đã theo dõi tổn thất các trạm trong toàn Công ty, chủ động lọc theo tỷ lệ tổn thất để phân vùng báo cáo và linh hoạt lựa chọn khung thời gian

báo cáo; cung cấp khả năng kiểm tra thông tin nhập chỉ số chi tiết theo điểm đo tổn thất. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ tổng hợp một số báo cáo mà CMIS chưa hỗ trợ, cho phép xuất dữ liệu báo cáo ra định dạng file Excel…

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn, tồn tại cơ bản cần khắc phục: Ứng dụng CNTT vẫn còn chưa đáp ứng kịp với sự thay đổi của chính sách, yêu cầu cải cách. Một số ứng dụng còn khá mới mẻ nên việc tiếp cận mất thời gian và đội ngũ cán bộ đào tạo, hướng dẫn thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)